Thủ tướng: Cần phương thức phù hợp thúc đẩy thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19
Chiều 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các phương án nghiên cứu, sản xuất, mua vaccine phòng COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trong giai đoạn hiện nay, cả nước cần tập trung phòng, chống dịch COVID-19 một cách chủ động, có trách nhiệm, cụ thể, dù có hay chưa có vaccine ngừa bệnh; trước hết cần thực hiện tốt thông điệp 5K do Bộ Y tế đưa ra, đồng thời nâng cao tinh thần kiểm soát dịch bệnh tại biên giới.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong khu vực, Thủ tướng khẳng định: “Nêu cao tinh thần cảnh giác vẫn là biện pháp quan trọng nhất để phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp quán triệt tinh thần đề cao cảnh giác, không để lặp lại những vi phạm quy chế cách ly. Các địa phương, nhất là trung tâm thành phố lớn có chương trình kiểm tra, đôn đốc nghiêm túc về công tác phòng, chống dịch COVID-19″.
Đối với công tác sản xuất vaccine trong nước, Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện tối đa, khuyến khích, động viên, hỗ trợ các đơn vị trong nước nghiên cứu. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan có chức năng xác định khả năng sản xuất vaccine của các doanh nghiệp trong nước để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu cần sử dụng kinh phí thử nghiệm lâm sàng đúng mục đích, hiệu quả.
Bộ Y tế tìm hiểu kinh nghiệm thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 của các nước trên thế giới để đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax của NANOGEN, nhằm sớm có vaccine sản xuất trong nước; tìm kiếm đối tác nước ngoài trong việc hợp tác, thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax giai đoạn 3.
Dưới sự chỉ đạo, quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), các cơ quan liên quan xây dựng đề án phát triển trung tâm nghiên cứu phát triển vaccine phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm ở người, bao gồm việc đầu tư xây dựng phòng nghiên cứu đạt an toàn sinh học cấp 3 hoặc cấp 4. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng tạo điều kiện, ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai đề án này.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Về vấn đề tiếp cận, mua vaccine phòng COVID-19 của các nước trên thế giới, Thủ tướng khẳng định, cần sớm có một cơ số vaccine cần thiết để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế sớm hoàn chỉnh đề án xác định mua vaccine của quốc gia phù hợp, dự kiến số lượng mua, đối tượng, thời gian, tính an toàn, tính miễn dịch, hiệu lực của vaccine…; tìm kiếm thêm các nhà cung cấp, hình thức hợp tác, mua sắm phù hợp. Nhà nước có trách nhiệm với nhân dân, đồng thời huy động các phương thức xã hội hóa để thực hiện trên tinh thần sẻ chia nhân ái, lá lành đùm lá rách.
Cùng với các hình thức động viên, khuyến khích đơn vị sản xuất vaccine trong nước, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu vaccine có biện pháp mạnh mẽ, phương thức phù hợp, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình thử nghiệm vaccine trong nước.
Thủ tướng đồng ý, dự toán ngân sách nhà nước có mục mua vaccine căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế lắng nghe, nắm bắt thông tin từ các kênh khác nhau để có phương án tốt nhất, hoàn thiện, trình Chính phủ trong thời gian tới.
Thường trực Chính phủ họp bàn khắc phục hậu quả mưa lũ miền trung
Chiều 19-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo tình hình và hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ miền trung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ để đánh giá về tình hình mưa lũ và công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh miền trung.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam chia sẻ những mất mát, hy sinh rất lớn của đồng bào miền trung, đặc biệt là những người bị nạn trong từng gia đình, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự vào cuộc của các lực lượng ở T.Ư và địa phương trong phòng, chống, khắc phục, nhất là lực lượng quân đội, các ngành chức năng như nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, đặc biệt giao thông vận tải...; đồng thời biểu dương các lực lượng chức năng đã xông pha, không ngại hiểm nguy để cứu lấy sinh mạng, tài sản của nhân dân với nhiều tấm gương dũng cảm.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chỉ đạo khắc phục với các phương án sẵn sàng hơn nữa để cứu dân với tinh thần "không được để dân đói, không được để dân rét, màn trời chiếu đất". Tích cực chỉ đạo cứu hộ cứu nạn nhưng phải bảo đảm an toàn.
Ngành Tài nguyên và Môi trường và Đài Khí tượng thủy văn T.Ư làm tốt hơn nữa công tác dự báo để các cấp, các ngành quán triệt tinh thần "BỐN tại chỗ" là chính. Các lực lượng của T.Ư và địa phương sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Hệ thống chính trị vào cuộc, bao gồm các lực lượng thanh niên, phụ nữ; tiếp tục hỗ trợ đồng bào với tinh thần "lá lành đùm lá rách".
Thủ tướng bày tỏ vui mừng vì Chương trình "Chung tay vì người nghèo" vào tối 17-10 nhận được 2.400 tỷ đồng quyên góp; nêu rõ, trong công tác chỉ đạo, cần tập trung bảo đảm an toàn hồ đập, không để xảy ra vỡ hồ chứa, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân vùng hạ du. Lực lượng quân đội và các lực lượng chức năng sẵn sàng hơn nữa với những phương án phù hợp, bằng các phương tiện cần thiết để cứu dân, xử lý vấn đề đặt ra.
Tán thành với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng đồng ý trước mắt, xuất cấp cho mỗi tỉnh một nghìn tấn gạo; yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp ngay, kịp thời và phân phối trực tiếp đến người dân đúng đối tượng, không để chậm trễ.
Về đề nghị hỗ trợ lương khô của các tỉnh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo xử lý kịp thời, trường hợp cần thiết thì ngân sách nhà nước sẽ cấp bổ sung cho Bộ Quốc phòng sau.
Nhấn mạnh tinh thần không để dịch bệnh xảy ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chuẩn bị sẵn cơ số thuốc dự phòng, hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh an toàn sau lũ.
Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính quyết định xuất cấp phương tiện, trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn.
Về hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở, khắc phục cơ sở hạ tầng, Thủ tướng chấp nhận đề nghị trước mắt hỗ trợ mỗi tỉnh 100 tỷ đồng (gồm Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh).
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của địa phương, phối hợp với Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Bộ Quốc phòng động viên các lực lượng liên quan, giải quyết tốt chính sách, chế độ cho các đơn vị bị thiệt hại đúng quy định. Thủ tướng một lần nữa lưu ý, có kịch bản chi tiết nhất đối với các hồ chứa và các phương án cứu trợ để bảo đảm an toàn tuyệt cho vùng hạ du; đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo, bám sát dân.
Các cấp, các ngành bám vào chức năng, nhiệm vụ của mình để phối hợp với các địa phương giải quyết tốt, hỗ trợ các địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
Thủ tướng: "Đợt dịch này , nhân dân có sự bình tĩnh hơn" Thủ tướng lưu ý, tuần này đến giữa tuần sau sẽ là đỉnh dịch nên các bộ, ban, ngành phải thực hiện quyết liệt công tác phòng dịch. Chiều nay, 12/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các địa phương theo hình thức trực tuyến về công tác phòng, chống Covid-19....