Thủ tướng Campuchia kêu gọi toàn dân chống hạn
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 26.4 kêu gọi toàn xã hội tham gia đối phó với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập niên đang hoành hành tại Đông Nam Á.
Hồ nước cạn khô vì hạn ở tỉnh Kandal, CampuchiaReuters
Cùng với Việt Nam và Thái Lan, Campuchia là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt hạn, mặn lần này với 2/3 số tỉnh thành lâm vào tình trạng thiếu nước và các nhu yếu phẩm khác. Theo AP, trong bài phát biểu đưa ra tại tỉnh Banteay Meanchey, ông Hun Sen tuyên bố lực lượng vũ trang, công chức, hội chữ thập đỏ và các đảng phái chính trị phải vào cuộc nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân.
Ông cũng đã ra lệnh cho các tỉnh trưởng ở lại quê nhà để giúp dân chống hạn thay vì lên thủ đô dự các cuộc họp không cần thiết. Hôm 25.4, Bộ Kinh tế – Tài chính Campuchia cho biết cơ quan này đã chi 500 triệu riel (hơn 2,7 tỉ đồng) hỗ trợ các địa phương gặp khó khăn vì hạn hán, đồng thời cam kết sẽ chi thêm nếu cần thiết.
2/3 số tỉnh thành của Campuchia lâm vào tình trạng thiếu nước và các nhu yếu phẩm khác Reuters
Khang Huy
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Điểm yếu trong thỏa thuận Biển Đông riêng với ba nước của Trung Quốc
Nội dung của thỏa thuận riêng về Biển Đông Trung Quốc đạt được với ba nước ASEAN bị đánh giá là có những điểm mơ hồ, mâu thuẫn.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/4. Ảnh: AFP
Trung Quốc cuối tuần trước thông báo rằng nước này đã đạt được thỏa thuận 4 điểm với ba nước Brunei, Campuchia và Lào, cho rằng tranh chấp trên Biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN".
Theo Xinhua, trong thỏa thuận 4 điểm, các nước đồng ý rằng các quốc gia có quyền lựa chọn cách riêng để giải quyết tranh chấp; không nên có nỗ lực đơn phương áp đặt chương trình nghị sự lên nước khác; các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải cần phải được giải quyết thông qua tham vấn và đàm phán của các bên liên quan trực tiếp; Trung Quốc và ASEAN nên duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua hợp tác, và các nước ngoài khu vực đóng vai trò xây dựng trong vấn đề đó.
Đây được coi là động thái ngoại giao đáng chú ý, để Bắc Kinh tranh thủ ủng hộ trước khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc. Tuy nhiên, Prashanth Parameswaran, biên tập viên chuyên về Đông Nam Á của The Diplomatcho rằng nội dung của thỏa thuận 4 điểm này khá yếu, thậm chí khi xét theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Thoạt nhìn, nó có vẻ phản ánh lập trường lâu năm của Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và khối ASEAN, mà cần được giải quyết song phương giữa Bắc Kinh và các quốc gia tuyên bố chủ quyền chống lấn gồm Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines.
Nhưng khi nhìn sâu hơn về ngôn ngữ, có thể thấy thỏa thuận 4 điểm thực chất là lập trường của Trung Quốc đã bị "pha loãng". Trong khi Bắc Kinh đã nhiều lần nêu quan điểm rằng các nước bên ngoài không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông, thỏa thuận 4 điểm lại cung cấp một "vai trò xây dựng" cho các nước ngoài khu vực, trong đó sẽ bao gồm Mỹ.
Hơn nữa, thỏa thuận này còn nói rằng các quốc gia có quyền "chọn cách riêng để giải quyết tranh chấp". Tuyên bố mơ hồ này có thể được hiểu theo nghĩa có lợi cho Trung Quốc, là nước này không bắt buộc phải tham gia vụ kiện của Philippines nếu họ không muốn. Tuy nhiên, luận điểm này cũng không loại trừ việc Manila, hay các quốc gia ASEAN khác, theo đuổi phương án xin trọng tài quốc tế phân xử, mặc dù Bắc Kinh từng nhiều lần bày tỏ bất bình về vấn đề này.
Việc Trung Quốc phải từ bỏ hai vấn đề quan trọng thường xuyên khiến họ giận dữ - sự can thiệp của bên ngoài trong tranh chấp Biển Đông và việc các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn theo đuổi sự phân xử của tòa trọng tài quốc tế - cho thấy rằng Bắc Kinh gặp khó khăn khi dọn đường ngoại giao, ngay cả với ba nước ASEAN thường dễ chịu với Trung Quốc về vấn đề này.
"Nếu anh nhìn vào ngôn ngữ của thỏa thuận, rất khó để nói đây là một thành công ngoại giao, ngay cả theo tiêu chuẩn của Bắc Kinh", một quan chức từ một nước ASEAN không ký kết thỏa thuận 4 điểm nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) họp báo chung với Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith hôm 23/4. Ảnh: FMPRC
Thứ hai, mức độ tham gia của ASEAN trong thỏa thuận 4 điểm là một bằng chứng nữa về sự yếu ớt của thỏa thuận. Việc chỉ ba trong số 10 nước thành viên thông qua thỏa thuận cho thấy nó được ủng hộ ít như thế nào trong khu vực.
Ba thành viên Brunei, Lào và Campuchia không nằm trong số 5 nước sáng lập ASEAN, và chiếm dưới 4% dân số và tổng sản lượng kinh tế của nhóm. Hai trong ba nước không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, trong khi cả ba không phải là các nước có tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng lớn trong khu vực như Singapore hay Indonesia - quốc gia đông dân nhất ASEAN, có nền kinh tế chiếm gần một nửa sản lượng kinh tế của nhóm.
Hơn nữa, ba nước kể trên vốn có lập trường khá gần với Trung Quốc từ trước khi ký thỏa thuận. Campuchia và Lào đều phụ thuộc kinh tế lớn vào Bắc Kinh, và cả hai đều được biết đến trong ASEAN là không sẵn lòng lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Brunei là bên có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ít lên tiếng nhất về vấn đề này.
Điều đó cho thấy Bắc Kinh có chủ ý chính là chứng minh rằng họ vẫn còn bên ủng hộ trong ASEAN mặc dù tiến hành các hành vi quyết liệt ở Biển Đông, chứ không phải là đạt được sự đồng thuận chân thành với phần lớn thành viên của khối.
Tuy nhiên, ông Parameswaran cho rằng không nên coi nhẹ thỏa thuận. Động thái của Bắc Kinh là một phần chiến dịch ngoại giao để thu hút ủng hộ trước khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Mặc dù sự ủng hộ Trung Quốc giành được khá nhỏ, vai trò của ba quốc gia kể trên trong khu vực ASEAN không phải là không đáng kể.
Lào là chủ tịch của nhóm trong năm nay, có ảnh hưởng lớn đến việc vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận như thế nào tại ASEAN. Để hiểu vị trí này quan trọng như thế nào, có thể nhìn vào sự kiện xảy ra năm 2012. Với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập đến những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến hiệp hội lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.
Sự kiện nói trên, cùng với thỏa thuận 4 điểm, là một phần của xu hướng đáng lo ngại: Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế đang tăng trưởng như đòn bẩy để thu hút ủng hộ ngoại giao và chia rẽ ASEAN. Không phải ngẫu nhiên khi thỏa thuận 4 điểm được công bố sau chuyến công du ba nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Vương Nghị, và tại mỗi điểm đừng chân đều có những thông báo về các sáng kiến kinh tế mới hoặc đang tiến hành của Trung Quốc với những nước đó.
Parameswaran cho rằng Bắc Kinh dường như muốn thấy một ASEAN chia rẽ và ngày càng chịu ảnh hưởng kinh tế của nước này, trong khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng tiềm lực quân sự để cuối cùng nước này có thể "thích làm gì thì làm". "Đó là mối lo ngại không chỉ với khu vực Đông Nam Á, mà cả thế giới nói chung, khi họ tìm cách đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy", ông viết.
Phương Vũ
Theo VNE
Nội các mới của ông Hun Sen đã được phê chuẩn Quốc hội Campuchia ngày 4.4 đã phê chuẩn nội các mới được cho là "lành mạnh hơn" của Thủ tướng Hun Sen, mặc dù phe đối lập phản đối mạnh mẽ. Quốc hội Campuchia ngày 4.4 đã phê chuẩn nội các mới của ông Hun Sen - Ảnh minh họa: Reuters Ông Hun Sen cho biết nội các mới, một sự thay đổi...