Thủ tướng Campuchia bác bỏ phát biểu của Thủ tướng Singapore về Việt Nam và Campuchia
Thu tương Campuchia Hun Sen bày to “sư tiêc nuôi sâu săc” trươc binh luân cua Thu tương Singapore Ly Hiên Long cho răng, quân tinh nguyên Viêt Nam đa “xâm lươc” Campuchia trong cuôc chiên chông lai chê đô Khmer Đo.
Thu tương Campuchia Hun Sen. (Anh: KT/ Khem Sovannara)
Trên mang xa hôi Facebook ngay 6/6, Thu tương Hun Sen viêt: “Tôi rât lây lam tiêc khi biêt viêc Thu tương Singapore Ly Hiên Long vao hôm 31/5 vưa qua đa đăng trên Facebook thông điêp chia buôn trươc viêc Tương Prem Tinsulanonda qua đơi, vơi nôi dung răng, thơi ky Tương Prem Tinsunlanonda giư vai tro Thu tương Thai Lan cung trung vơi thơi điêm cac nươc thanh viên ASEAN (luc đo chi co 5 nươc), đa cung nhau chông lai Viêt Nam xâm lươc Campuchia va Chinh phu Campuchia thay thê Khmer Đo…”.
“Đây la môt hanh đông chông lai sư sinh tôn cua nhân dân Campuchia. Tuyên bô cua ông Ly Hiên Long con xuc pham sư hy sinh cua quân tinh nguyên Viêt Nam đa giup giai phong Campuchia thoat khoi chê đô diêt chung…” – thông điêp cua Thu tương Hun Sen viêt.
Phản ứng được Thủ tướng Hun Sen đưa ra sau khi người đồng nhiệm Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và đăng trên Facebook cá nhân hồi tuần trước rằng, sự can thiệp của quân tinh nguyên Việt Nam vào Campuchia để tiêu diệt chê đô Khmer Đỏ năm 1979 là “một cuộc xâm lược”.
Nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen, cung đa bay to quan điêm phản đối phát ngôn của Thủ tướng Singapore và khẳng định, Việt Nam đã hỗ trợ CPP đánh đổ Khmer Đỏ. Bên canh đo, ông Hun Many cung cho biêt thêm răng, ông “rât lây lam ngac nhiên” trươc nhưng binh luân gân đây cua Thu tương Ly Hiên Long liên quan tơi sư hiên diên cua quân tinh nguyên Viêt Nam tai Campuchia sau khi chê đô Khmer Đo sup đô vao năm 1979.
Giam đôc Trung tâm tư liêu Campuchia Youk Chhang cho răng, nhưng lơi le ma ông Lee thôt ra đa cho thây tinh cân thiêt cua viêc xây dưng nên môt chương trinh giao duc nhân quyên va hoa binh ASEAN cho khu vưc, băt đâu vơi Singapore.
“Đa co rât nhiêu tiên bô gân đây trong viêc thuc đây tôn trong nhân quyên tai khu vưc, bao gôm Công ươc ASEAN vê chông khung bô, Tuyên bô nhân quyên ASEAN va Tuyên bô vê Phong trao Ôn hoa toan câu… Nêu anh không hoc hoi tư lich sư, thi anh se to ra rât thiêu văn minh trong môt thê giơi hiên đai” – ông Chhang noi.
Trong khi đo, Bô trương Quôc phong Campuchia Tea Banh cung bac bo nhưng tuyên bô cua Thu tương Ly Hiên Long, xem đây la nhưng điêu “xuyên tac sư thât va không thê châp nhân đươc”.
Tai cuôc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiêu 6/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam vê phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5 vừa qua có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan liên quan của Việt Nam đã giao thiệp chính thức cũng như không chính thức với các đối tác Singapore. Chúng tôi cũng đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ được thông điệp của chúng ta”.
Trước đó, ngày 4/6, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Video đang HOT
“Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này.
Đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
Những thành tựu ASEAN có được ngày nay là kết quả nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong suốt chiều dài lịch sử của Hiệp hội. Mỗi thành viên thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố đoàn kết toàn khối, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các nguyên tắc chung của ASEAN.
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực.”
Theo ĐCSVN
Ông Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), ông nợ nhân dân Việt Nam và các chiến sỹ quân tình nguyện một lời xin lỗi
T hưa Thủ tướng Singapore, ông nợ một lời xin lỗi với nhân dân Việt Nam, nhân dân Campuchia và các chiến sỹ quân tình nguyện đã cứu Campuchia khỏi diệt chủng.
Ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore tại Đối thoại Shangri-la và trên trang cá nhân ngày 31/5 vừa qua phát biểu có nội dung cho rằng Việt Nam đã "xâm lược", "chiếm đóng" Campuchia.
Đây hiển nhiên là một phát biểu hồ đồ, sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, chạm vào nỗi đau của người dân Campuchia, của nhân dân Việt Nam về một giai đoạn khổ đau và đen tối nhất trong lịch sử.
Ông Lý Hiển Long đã viết những lời hồ đồ, xuyên tạc, bóp méo lịch sử thế này trên trang cá nhân của mình. Đáng chú ý, những lời lẽ khiến dư luận dậy sóng phản đối này vẫn còn nguyên trên trang cá nhân của ông ta
Phát biểu của ông Lý Hiển Long lập tức nhận được những phản ứng gay gắt từ báo chí và chính giới Campuchia. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh khẳng định các nhận xét của ông Lý Hiển Long cho rằng "Việt Nam xâm lược và chiếm đóng Campuchia là không đúng sự thật và coi thường lịch sử". Ông Tea Banh yêu cầu Thủ tướng Singapore phải sớm cải chính về lời nói của mình.
Thưa ông Thủ tướng Singapore. Có thể ông đã quên nhưng lịch sử đã là những điều rõ ràng.
Sau khi Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973, Khmer Đỏ lật đổ chính quyền Lon Nol vào ngày 17/4/1975, tiến hành xây dựng "nước Cộng hòa Dân chủ Campuchia".
Ngày 20/5/1975, Thường vụ Trung ương Đảng do Pol Pot chủ trì họp và nuôi tham vọng xây dựng xã hội mới ở Campuchia. Đó là một "nhà nước quái dị": không chợ, không tiền, không trường học, không đô thị, không trí thức, không tôn giáo...
Xương người chất đống sau những cuộc tàn sát của Khmer Đỏ khát máu. (Ảnh tư liệu)
Tham vọng của tên đồ tể sát nhân Pol Pot gây ra thảm cảnh khủng khiếp trên đất nước Campuchia. Hắn và chính quyền quái gở của mình đã sát hại chính những người đồng bào vô tội của mình bằng cách man rợ và vô nhân tính nhất.
Chúng đã gây ra tội ác tàn bạo tương tự đối với hàng ngàn người dân vô tội Việt Nam dọc các tỉnh biên giới với Campuchia.
Trong các công trường lao động khổ sai ở các vùng nông thôn chẳng khác mấy những nhà tù khổng lồ. Người dân bị xử tử bất cứ lúc nào nếu bị nghi là phản động hay gián điệp. Nhiều hình thức tra tấn cực hình cũng được áp dụng trong khi rất nhiều người chết vì không có thuốc men chạy chữa khi ốm đau...
Người dân Campuchia dưới thời Pol Pot khát máu cầm quyền. (Ảnh tư liệu).
Pol Pot và bè lũ là những tên đồ tể ác hơn cả loài dã thú. Chúng sử dụng các loại vũ khí từ đao, búa, chỉa đến các loại súng, lựu đạn... để tàn sát chính những đồng bào của mình. Hành động của chúng vô cùng man rợ như: chặt đầu, chặt tay chân, chặt người ra nhiều khúc, mổ bụng, moi gan, xé xác trẻ em ném vào lửa, đập đầu hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng phụ nữ có thai, cắt cổ lấy máu, rạch miệng, ném xác người xuống giếng, chôn sống, tàn sát tập thể nhiều gia đình.
Tội ác man rợ đó không bao giờ có thể gột rửa được.
Đứng trước họa diệt chủng cả dân tộc, người Campuchia cầu cứu và cầu nguyện rằng không quan trọng đó là ai và sự giúp đỡ đến từ đâu, chỉ cần họ được cứu khỏi chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ.
Người dân Campuchia đã cầu cứu. Nhưng không có tiếng đáp lại, ngoại trừ Việt Nam.
Cũng vào những ngày tháng 6 nắng như đổ lửa 40 năm về trước, chàng sĩ quan trẻ mới 25 tuổi đời Hun Sen (nay là đương kim Thủ tướng Campuchia Hun Sen), sang Việt Nam để tìm kiếm sự ủng hộ cách mạng. "Tôi tới đây để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Việt Nam để cứu đất nước khỏi nạn diệt chủng".
Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết trước sự nguy vong hiển hiện, đồng thời cũng là để thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, các chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc. Xương máu, sự hy sinh của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia đã không uổng phí khi Cách mạng Campuchia thắng lợi, chế độ diệt chủng bị lật đổ vào ngày 7/1/1979, mở ra thời kỳ mới cho đất nước, nhân dân Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần nhắc đến "ơn tái sinh" của "Bộ đội nhà Phật" và lần nào ông cũng không nén nổi cảm xúc: "Trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam! Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng.
Ông Lý Hiển Long, nếu ông hay ai đó đã quên những tội ác của những tên đồ tể, mời ông đến tham quan bảo tàng chứng tích nhà tù diệt chủng Toul Sleng hay các ngôi mộ tập thể Cheung Ek và cánh đồng chết nếu ông hay ai đó vẫn còn nghĩ rằng tội ác diệt chủng là sự bịa đặt.
Ông có thể gặp những nhân chứng lịch sử, những người dân Campuchia hay những người dân Việt Nam dọc biên giới, những người lính tình nguyện Việt Nam may mắn thoát nạn diệt chủng, trở về đất nước, để nghe họ kể về những tội ác man rợ của Khmer Đỏ mà cả nhân loại tiến bộ trên thế giới lên án, ghê tởm.
Ông có thể nhầm lẫn, nhiều người có thể không muốn nhớ, thế giới có thể muốn quên, nhưng nhân dân Campuchia, những người đã trải qua 3 năm 8 tháng 20 ngày tận cùng đen tối ấy, và cả thế hệ sau này, sẽ mãi không quên. Thưa ông Thủ tướng Singapore!
Ông Lý Hiển Long, ông có thể muốn quên nhưng không được chạm vào nỗi đau của người dân Campuchia, nỗi đau của hàng ngàn người dân Việt Nam vô tội bị sát hại ở các tỉnh dọc biên giới với Campuchia, nỗi đau của những người lính tình nguyện mãi mãi nằm lại hoặc bỏ một phần xương máu của mình vì nghĩa vụ cao cả, vì lương tâm con người.
Chỉ trong 3 năm 8 tháng và 20 ngày (từ 1975 -1978), chế độ Khmer Đỏ đã giết hại gần 3 triệu người dân Campuchia vô tội. Bằng một phần tư dân số Campuchia thời đó.
Ông có thể đã quên nhưng người dân Campuchia, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên.
Và nếu ông đã quên mà trót chạm đến nỗi đau của người dân Campuchia, chạm đến lòng tự trọng và phủ nhận sự hy sinh máu xương của hàng chục ngàn người lính quân tình nguyện Việt Nam để cứu nhân dân Campuchia và các tỉnh biên giới Việt Nam khỏi nạn diệt chủng man rợ, ông nợ nhân dân Việt Nam, nhân dân Campuchia và các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam một lời xin lỗi, thưa ông Thủ tướng Singapore!
QUỐC THÁI
Theo VTC
Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Thủ tướng Singapore liên quan tới Campuchia Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng Trước đó, trong phát biểu...