Thủ tướng: Bộ Y tế xác định cấp độ dịch, không để mỗi nơi một kiểu
Bộ Y tế chủ trì, chịu trách nhiệm đánh giá cấp độ dịch, tạo sự thống nhất trên toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, không để mỗi tỉnh, thành phố tự đánh giá một kiểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) chủ trì cuộc họp với các địa phương đang bùng phát dịch – Ảnh: VGP
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ vừa phát đi, tối muộn 20-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã làm việc trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng chống dịch của ba tỉnh Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau.
Tại cuộc họp, các địa phương đã báo cáo về tình hình dịch bệnh, các biện pháp và thực tiễn triển khai những quy định tạm thời cũng như đưa ra một số kiến nghị, đề xuất và góp ý về nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định 4800 của Bộ Y tế.
Theo báo cáo của các tỉnh, trong những ngày qua, mặc dù xuất hiện một số ổ dịch ngoài cộng đồng nhưng tình hình vẫn đang được kiểm soát. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, các tỉnh này đã tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, dựa vào 3 trụ cột gồm giãn cách, cách ly nhanh nhất, hẹp nhất và chặt nhất có thể để tránh lây lan ra diện rộng; xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan nhưng an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm để nhanh chóng phân loại, chăm sóc, điều trị F0 kịp thời; điều trị tích cực ngay từ xa, từ sớm, từ cơ sở để người bị nhiễm không chuyển bệnh nặng, góp phần giảm tử vong.
Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân.
Khẳng định tinh thần luôn sẵn sàng lắng nghe, làm việc khi các tỉnh, thành phố có yêu cầu để cùng nhau tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng đề nghị các tỉnh Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau nhanh chóng kiểm soát các ổ dịch mới phát sinh, kiên trì thực hiện các biện pháp đã được chỉ đạo thống nhất từ trung ương với 3 trụ cột nêu trên.
Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp, hỗ trợ tối đa cho các tỉnh về y tế. Trên cơ sở nghị quyết 128 và hướng dẫn 4800, các địa phương cần đánh giá cấp độ dịch ở cơ sở trên phạm vi nhỏ nhất có thể để có các biện pháp y tế, hành chính phù hợp với từng cấp độ, từng địa bàn.
Bộ Y tế cũng được yêu cầu cần khẩn trương tổ chức tập huấn cho các địa phương trên cả nước về nghị quyết 128 và hướng dẫn 4800 để nâng cao nhận thức, thống nhất cách hiểu và cách làm trên toàn quốc; tăng cường phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương.
Đồng thời, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện, đây là việc chưa có tiền lệ cho nên cần vừa làm vừa kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh quy định theo hướng Bộ Y tế chủ trì, chịu trách nhiệm đánh giá cấp độ dịch và chuyển cấp độ dịch của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện, quy trình chung, tạo sự thống nhất trên toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, không để mỗi tỉnh, thành phố tự đánh giá một kiểu.
Đồng thời, tập trung tăng cường năng lực y tế các cấp, nhất là năng lực điều trị ở cấp cơ sở để phân loại, điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở. Các xã, phường thuộc vùng cam, vùng đỏ phải thiết lập ngay trạm y tế lưu động để người bệnh được tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, tránh quá tải tuyến trên.
Video đang HOT
Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vắc xin, ưu tiên cho những đối tượng nguy cơ cao, địa bàn đang có dịch và tổ chức tiêm khoa học, an toàn, hợp lý, hiệu quả. Xây dựng ngay kế hoạch trong thời gian tới và năm 2022, trong đó lưu ý loại vắc xin phù hợp để tiêm mũi 2.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa trong việc đưa đón người từ địa phương này sang địa phương khác, đảm bảo an toàn y tế, an ninh trật tự và an sinh xã hội cho người dân.
Tham khảo cách làm của Cà Mau
Ghi nhận một số cách làm mới của các địa phương, như Cà Mau áp dụng mô hình nhiều hộ gia đình ở chung một nhà, dành một nhà riêng cho những người từ nơi khác về làm nơi cách ly, Thủ tướng yêu cầu các địa phương khác nghiên cứu, tham khảo vì việc cách ly tập trung dễ dẫn tới quá tải, gây lúng túng và không gian thoáng mát, tâm trạng thoải mái cũng giúp việc điều trị bệnh nhân hiệu quả hơn.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, kinh nghiệm vừa qua cho thấy, để triển khai các biện pháp nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh thì phải huy động nguồn lực của nhiều địa phương để dồn cho một địa phương (một thôn có dịch thì cả xã dồn lực, một xã có dịch thì cả huyện dồn lực, thậm chí nhiều huyện cùng dồn lực nếu ổ dịch phức tạp, một huyện có dịch thì cả tỉnh phải dồn lực…).
Bộ trưởng Y tế: Chủ động kiểm soát, không luống cuống khi xảy ra dịch Covid-19
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trên thế giới tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước.
Vì thế Việt Nam phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực chủ động để kiểm soát tốt tình hình dịch.
GS, TS Nguyễn Thanh Long - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế.
Đợt dịch sau tại thế giới tàn khốc hơn, cảnh báo nguy cơ đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam
Theo GS, TS Nguyễn Thanh Long - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế, trong 24 giờ qua, dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhất là tại các nước trong khu vực diễn biến rất phức tạp. Nguy cơ tình hình dịch lây nhiễm Covid-19 vào Việt Nam rất lớn.
Tại Ấn Độ, trong 24 giờ qua đã phát hiện thêm 340.000 ca nhiễm mới. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nhìn thấy bức tranh và bối cảnh nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ hết sức đáng quan ngại. Tại Campuchia, trong 24 giờ qua phát hiện trên 600 trường hợp nhiễm Covid-19.
Ngay tại Lào, cũng trong 24 giờ, số nhiễm phát hiện được vượt qua số cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này khiến chúng tôi rất lo lắng.
"Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm hiện nay có thể thấy trên thế giới tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước. Đối với Việt Nam, chúng tôi xác định phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực chủ động để kiểm soát tốt tình hình dịch", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo với việc có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam. Đây là nguy cơ hiện hữu. Bộ Y tế lo lắng, nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam cộng thêm việc một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm Covid-19.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo với công tác phòng chống dịch Covid-19, liên tục có cảnh báo với người dân, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại Kiên Giang.
Còn trong nước, chúng ta cũng chuẩn bị các kịch bản trong tình huống dịch lan rộng, tình huống dịch xuất hiện tại địa phương, nhất là với khu vực Tây Nam bộ, Bộ Y tế liên tục có những chỉ đạo khẩn, để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch tại Việt Nam.
Tiếp tục duy trì nguyên tắc "bốn tại chỗ", chuẩn bị kịch bản ứng phó với đợt dịch mới
Theo vị tư lệnh ngành y tế, nguyên tắc "bốn tại chỗ" và phương châm phát huy, coi trách nhiệm của người đứng đầu đối với phòng chống dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc ngăn chặn, kiểm soát, khống chế, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương.
Trong các đợt dịch tại Việt Nam thời gian qua cho thấy, vai trò người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Chúng ta hành động nhanh, quyết liệt và có thể kiểm soát tốt tình hình dịch tại địa phương để kiểm soát tốt lây nhiễm trong cộng đồng.
Vì thế Ban Bí thư ngay từ đầu đã chỉ đạo tất cả các cấp uỷ phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong vấn đề phòng chống dịch. Bộ Y tế đã chuẩn bị các kịch bản cho tình huống dịch xảy ra tại khu vực Tây Nam bộ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện Bộ Y tế đánh giá Tây Nam bộ là khu vực trọng điểm vì tình hình lây nhiễm Covid-19 ở Campuchia, khả năng xâm nhập ca bệnh vào Việt Nam. Mặc dù kiểm soát biên giới đường bộ chúng ta đã làm tốt, nhưng kiểm soát biên giới trên đường biển lại là thách thức đối với tất cả các tỉnh tại khu vực này.
Vì thế, khi khảo sát Kiên Giang, đặc biệt Hà Tiên, Bộ Y tế thấy phải thành lập bệnh viện dã chiến khu vực này để có thể chủ động và tích cực ứng phó với dịch bênh khi có kịch bản xấu xảy ra.
"Từ Hà Tiên về TP Rạch Giá (thuộc tỉnh Kiên Giang) cách nhau 100 km, việc đi lại khó khăn. Thứ hai, ngay tại Hà Tiên đang điều trị số ca mắc Covid-19 khá lớn. Ngoài ra, còn có nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ Campuchia về Việt Nam. Vì thế, chúng tôi quyết định thành lập bệnh viện dã chiến tại khu vực này để có thể kiểm soát và điều trị kịp thời các ca bệnh", Bộ trưởng cho hay.
Trong tuần qua, Bộ Y tế đã thành lập năm đoàn công tác do Bộ trưởng và bốn Thứ trưởng đến tất cả các tỉnh, thành phố trong khu vực để rà soát tất cả các vấn đề liên quan việc ứng phó với dịch Covid-19 tại từng địa phương.
Bộ Y tế đã chuẩn bị các kịch bản nếu khu vực này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; Có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; Xuất hiện lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Tất cả kịch bản này chúng tôi đều rà soát, đánh giá lại và khuyến cáo các địa phương điều chỉnh trong quá trình kiểm tra.
Một điểm rất lo lắng là nguy cơ các biến chủng kép SARS-CoV-2 tại Ấn Độ hoặc biến chủng của Anh tại Campuchia rồi xâm nhập vào nước ta mà chúng ta không biết được. Do đó việc lây nhiễm cộng đồng có thể xảy ra và nguy cơ rất lớn. Từ ổ dịch nhỏ thành ổ dịch lớn.
"Chúng tôi rất quyết liệt chỉ đạo khu vực này để làm sao khống chế, kiểm soát khi xảy ra tình hình dịch, không luống cuống, bối rối hay chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch. Vừa rồi Ban Chỉ đạo Quốc gia đã họp với các tỉnh Tây Nam bộ, các tỉnh có đường biên giới với Campuchia để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong khu vực. Cần tuân thủ thực hiện 5K trong phòng chống dịch", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tăng cường phòng, chống dịch trong tình hình mới
Đến nay, chúng ta đã có 31 ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhưng có thể thấy nguy cơ dịch xâm nhập là rất lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ, một trong những bài học thành công trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở nước ta là sự tham gia chủ động, tích cực của người dân. Nhưng trước việc một tháng qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 tại cộng đồng nên thời gian qua đã có yếu tố lơ là, chủ quan mất cảnh giác, trong đó nhiều người ra đường không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế. Bộ Y tế hết sức lo lắng trước thực trạng này.
Do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh, trước hết người dân cần thực hiện triệt để khuyến cáo 5 K của Bộ Y tế, trong đó hai yếu tố quan trọng có thể quyết định làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.
Thứ hai, hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, vì vậy Bộ Y tế khuyến cáo người dân và tất cả những ai thuộc nhóm đối tượng được tiêm chủng hãy thực hiện tiêm chủng đầy đủ để chúng ta có thể kiểm soát tốt tình hình.
Thứ ba, người dân cũng như các cấp, các ngành và các địa phương cần không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đây là thông điệp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhiều lần. Theo đó, đối với từng cơ quan, từng đơn vị, nhà máy phải triển khai rất tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có như thế mới có thể phòng, chống dịch tốt.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có công điện gửi tất cả các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường tất cả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để làm sao chúng ta kiểm soát tốt tình hình.
Bộ Y tế khuyến cáo tất cả các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương có đường biên giới phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép. Tiếp đến, làm sao để phát huy, huy động được sự tham gia của người dân trong phòng, chống dịch Covid-19.
"Qua công tác thực tế tại các tỉnh khu vực Tây Nam, chúng tôi khuyến cáo người dân nếu phát hiện người nhập cảnh trái phép, cần lập tức báo với chính quyền địa phương. Chúng ta hình dung câu chuyện chỉ một người nhập cảnh trái phép nhiễm Covid-19 mà không phát hiện ra kịp thời, sẽ khiến nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn. Điều này hết sức nguy hiểm...
Chúng tôi cũng đề nghị tất cả các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca nhiễm Covid-19. Chúng ta càng phát hiện sớm bao nhiêu thì càng kiểm soát dịch nhanh chóng bấy nhiêu. Đồng thời cũng phải chuẩn bị các kịch bản xấu như dịch lan tràn trong cộng đồng trong thời gian rất ngắn để sẵn sàng ứng phó, không lúng túng, bị động", tư lệnh ngành y tế đề nghị.
Yêu cầu các đơn vị du lịch thực hiện nghiêm quy định phòng dịch COVID-19 Tổng cục Du lịch yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm túc quy định phòng dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế. Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Khu du lịch sinh thái Tràng An. Ảnh: Hải Yến/TTXVN Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết:...