Thủ tướng: Bất ổn Biển Đông có thể tác động tiêu cực tới toàn thế giới
Trong cuộc trả lời phỏng vấn riêng với đài truyền hình Đức “Deutsche Welle”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, leo thang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể có những tác động vượt xa tầm khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cuộc phỏng vấn được truyền hình Đức đăng tải vào ngày 17/10 vừa qua, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang công du châu Âu. Dân Trí xin trích đăng:
Thưa Ngài Thủ tướng, trong một bài phát biểu về chính sách an ninh, Ngài đã từng nói: “Lòng tin chiến lược là yếu tố quyết định cho mọi hợp tác giữa các quốc gia”. Trong năm nay đã xảy ra một số vụ việc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông. Vậy lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay như thế nào?
Việt Nam là quốc gia thành viên Liên Hợp quốc. Chúng tôi kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia vì hòa bình và phát triển bền vững. Chúng tôi không ngừng nỗ lực xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Chỉ có như vậy mới có thể có sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, đặc biệt là với các nước ASEAN và các đối tác chiến lược, toàn diện và truyền thống. Như vậy, chúng ta mới có thể cùng có lợi và phát triển bền vững.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là không liên minh với nước này để chống phá nước khác. Chúng tôi kiên định đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, đồng thời luôn chân thành bày tỏ thiện chí cùng các nước xây dựng lòng tin chiến lược, bền vững, lâu dài, trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Điều đó có nghĩa là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chúng tôi không chấp nhận sự can thiệp vào nội bộ của nhau cũng như ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Ngoài ra, chúng tôi luôn muốn thúc đẩy hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
Việt Nam hoan nghênh mọi chính sách của các nước lớn đối với châu Á – Thái Bình Dương nếu các chính sách đó tôn trọng luật pháp quốc tế và các thể chế khu vực, không can thiệp vào nội bộ và nhất là không xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia khác. Chỉ như vậy, các chính sách đó mới đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh cũng như hợp tác khu vực và quốc tế.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng và mãi mãi là hai nước láng giềng. Chúng tôi luôn mong muốn hai nước cùng nhau làm hết sức mình để gìn giữ mối quan hệ hoà bình và hữu nghị, xây dựng lòng tin cũng như đưa quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đem lại lợi ích chính đáng cho cả hai bên và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Mọi tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Không để tái diễn tình hình căng thẳng. Không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.
Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đã cùng nhau nỗ lực tìm cách giải quyết xung đột.
Biển Đông là một khu vực có tầm quan trọng rất lớn đối với thương mại thế giới. Từ góc độ quốc tế, Ngài đánh giá thế nào về vai trò của CHLB Đức và Liên minh châu Âu (EU) trong việc giải quyết xung đột này?
Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế, với khoảng 50% hàng hóa vận chuyển đường biển toàn cầu mà phần lớn là lưu chuyển hàng hóa giữa Châu Âu và Đông Á. Vì vậy, nếu để xảy ra bất ổn, căng thẳng sẽ tác động tiêu cực không chỉ đối với các nước trong khu vực mà đối với cả toàn bộ thế giới.
Theo tôi, đó cũng là lý do mà EU cũng như Đức và các nước khác trên thế giới cần phải hợp tác nhằm đảm bảo hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh đó không chỉ là lợi ích của các nước trong khu vực mà là của cả thế giới. Tôi rất hi vọng cộng đồng thế giới đóng góp tích cực hơn nữa cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Minh Đức ( dịch)
Theo Dantri
Đông Nam Á thành điểm nóng cướp biển
Báo cáo của Liên hợp quốc công bố tháng 6/2014 cho biết, mặc dù số vụ cướp biển trên toàn thế giới giảm nhưng Đông Nam Á lại đang trở thành điểm nóng của tệ nạn này.
Hai quan Indonesia bat giu cuop bien
150 vu trong năm 2013
Năm 2013, co 264 vu cươp biên trên thê giơi, giam 11% so vơi năm 2012 va 41% so vơi năm 2011 khi cươp biên Somali ơ thơi ky hoat đông manh nhât.
Trong khi đo, nạn cươp biên ơ Đông Nam A lai gia tăng, đăc biêt la vung eo biên Malacca, giưa Malaysia va Indonesia. Cac vu tân công ơ khu vưc nay co xu hương gia tăng tư năm 2010 va đa lên tơi 150 vu trong năm 2013. Eo biên Malacca chiêm phân lơn lương hang hoa va dâu mo vân chuyên đên va đi tư Trung Quôc, Nhât Ban, Han Quôc, Đai Loan.
Theo bao cao cua Viện Nghiên cứu và Đào tạo thuộc Liên hợp quốc (UNITAR), sô vu cươp biên trong năm 2013 va mây năm trơ lai đây co xu hương giam, đăc biêt la sô vu do cươp biên Somali tiên hanh. Sô tiên chuôc ma cươp biên đoi đươc cung giam tư 150 triêu USD năm 2011 xuông 60 triêu USD trong năm 2013. Cac vu tân công diên ra gân bơ hơn, thương ơ khoang cach dươi 50km tư bơ biên trong năm 2013.
Tháng trước, Cơ quan Hàng hải Quốc tế cho biết, chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã xảy ra 23 vụ hải tặc tại vùng biển Đông Nam Á, đặc biệt ở ngoài khơi vùng biển Indonesia. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2013 số vụ cướp biển ở Indonesia là 106 vu, Malaysia 9 vu, Singapore 9 vu, Viêt Nam 9 vu... Mới nhất, Cơ quan Hàng hải Quốc tế (IMO) cho biêt, ngay 15/6 vưa qua, Hải quân Malaysia đã chặn đứng một vụ tấn công của cướp biển nhằm vào một tàu chở dầu của Singapore ngoài khơi phía Đông của nước này trên biển Đông. Theo IMO, Hải quân Malaysia, được sự trợ giúp của lực lượng Hải quân Indonesia và Singapore, đã ngăn chặn được vụ tấn công vào tối 14/6. Toán cướp biển đã bỏ trốn trước khi các tàu hải quân tới. Toàn bộ thủy thủ đoàn và hàng hóa đều an toàn, song không cho biết thông tin chi tiết về chiếc tàu chở dầu hay những tên cướp biển.
Trước đó, ngày 2/6, cướp biển đã thả một tàu chở dầu MT Orapin cùng 14 thủy thủ của Thái Lan sau khi đã cướp toàn bộ số dầu diesel và phá hủy thiết bị liên lạc trên tàu. Chiếc tàu bị cướp khi đang trên hành trình từ Pontinanak tới Kalimantan của Indonesia.
Ngư dân thành cướp biển
Theo Viên Hai dương Quôc tê, viêc giam thi phân đanh ca trong khu vưc do hâu qua cua viêc đanh băt qua nhiêu, co thê gây ra cac vu đánh cươp, băt coc va đoi tiên chuôc. Bởi, nhưng ngư dân ngheo khô, bi bân cung hoa đang dần trơ thanh cươp biên vì nỗi lo sinh kế. Ngoài ra, môt nghiên cưu cua Trương Đai hoc Murdoch, phia Tây Australia cho biêt, tât ca cac yêu tô như quy tăc hang hai yêu kem, ngheo đoi, tac đông cua sư suy thoai hê sinh thai, đanh băt qua mưc, cac nhom tôi pham co tô chưc cung cac nhom cưc đoan co đông cơ chinh tri trong khu vưc la nguyên nhân dân đên tinh trang cươp biên ơ Đông Nam A va đinh hinh nguyên nhân cua cac cuôc tân công.
Bên canh đo, sư tranh châp lanh hai trong khu vưc đang ngay cang trơ nên căng thăng cung co thê tao điêu kiên cho cươp biên hoat đông manh hơn tai cac vung biên Đông Nam A. Đê ngăn chăn cươp biên trong khu vưc, cac nươc cân co sư phôi hơp không chi ơ viêc tăng cương cac đôi tau tuân tra, ma con phai đăt ra bô quy tăc thương mai hang hai chăt che cung viêc quy đinh han mưc đanh băt ca ngoai khơi va đanh băt, cung như ngăn chăn cac nhom tôi pham co tô chưc trong khu vưc.
Theo Báo Giao thông vận tải
Trừng phạt mới của phương Tây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nga Bộ trưởng Kinh tế Nga cho rằng tỷ lệ đầu tư sẽ xuống mức tiêu cực, lợi tức giảm xuống, lạm phát tăng, dự trữ nhà nước thu hẹp. Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev mới đây cho biết, vòng trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Nga xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến...