Thủ tướng bác đề xuất lập Sở an toàn thực phẩm của TP HCM
Đồng ý nhiều đề xuất của TP HCM về quản lý thực phẩm, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng không cần thiết lập Sở An toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ nên dừng ở cấp Ban.
Làm việc với UBND TP HCM ngày 8/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng cảm thấy phấn khởi sau khi đi thị sát các cơ sở sản xuất giò chả, cung cấp suất ăn, quán phở… bởi vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đang chuyển biến tích cực.
“Vấn đề này xuất phát từ nguyện vọng của người dân nên hệ thống chính trị phải có hành động cụ thể. Ngoài việc tuyên truyền vận động, có hành lang pháp lý đầy đủ thì cũng cần kiểm tra, kịp phát hiện sai phạm để xử lý. TP HCM đã đạt được kết quả bước đầu, cần phát huy hơn nữa”, Thủ tướng nói.
Ông cũng đề nghị TP HCM tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu như chủ tịch xã phường, quận huyện trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Thành phố cũng cần tăng cường quản lý quán ăn nhỏ lẻ, thực phẩm đường phố.
Đồng ý nhiều đề xuất của TP HCM về quản lý thực phẩm, song Thủ tướng cho rằng chỉ cần thành lập Ban quản lý là đủ, không cần đến Sởchuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm như thành phố mong muốn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra gian hàng thực phẩm ở một siêu thị ở quận 11, TP HCM. Ảnh: VGP
Video đang HOT
Trước đó, báo cáo với đoàn công tác của Thủ tướng, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu cho biết, thành phố đang xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn”. Thành phố đã cấp chứng nhận cho 45 cơ sở với 97 giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia. Sở Nông nghiệp chủ động ký kết với các tỉnh cung cấp nguồn thực phẩm cho thành phố.
Bà Thu kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai trên diện rộng lực lượng thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tại hơn 300 xã, phường, thị trấn vì hiện chỉ mới thí điểm ở một số quận, huyện. Đồng thời, cho thành phố dùng toàn bộ tiền phạt để chi cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đại diện UBND TP HCM cũng cho biết đang chuẩn bị thành lập trung tâm hóa chất hương liệu để quản lý tập trung những người buôn bán mặt hàng này. Đồng thời, đang chuẩn bị thành lập Sở an toàn vệ sinh thực phẩm để quản lý thực phẩm, các cơ sở kinh doanh hóa chất… dự kiến trong tháng 10 sẽ lấy ý kiến của các bộ ngành trung ương sau đó trình Thủ tướng phê duyệt.
Sáng sớm cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ ngành, TP HCM đã đi kiểm tra an toản vệ sinh thực phẩm tại cơ sở cung cấp suất ăn công nhân tại huyện Bình Chánh. Người đứng đầu Chính phủ cũng ăn phở, uống cà phê bình dân ở quận Tân Phú và đi kiểm tra siêu thị Coopmart quận 11…
Trung Sơn
Theo VNE
Đa Phước muốn trả lại TP HCM 2.000 tấn rác mỗi ngày
Sau sự cố gây mùi hôi cho khu Nam Sài Gòn, bãi rác Đa Phước đề nghị chính quyền thành phố cho trả lại 2.000 tấn mỗi ngày mà họ nhận thêm từ cuối năm 2014.
Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) vừa gửi văn bản đến Thành ủy, HĐND, UBND TP HCM và Sở Tài nguyên - Môi trường đề nghị ngưng xử lý 2.000 tấn rác (trong số 5.400 tấn mỗi ngày) tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước và trả lại cho thành phố.
Theo VWS, thực hiện yêu cầu của chính quyền thành phố, từ cuối tháng 11/2014, công ty đã tiếp nhận thêm 2.000 tấn rác trong ngày từ Công ty Môi trường Đô thị TP HCM. Để thực hiện được, VWS đã đầu tư thêm nhiều thiết bị mới, xây dựng nhà máy xử lý nước mở rộng và tuyển dụng thêm nhân công...
"Tuy nhiên, quá trình thực hiện yêu cầu này công ty đã gặp phải tình huống khó khăn, phức tạp bởi những định kiến sai lệch của dư luận dẫn đến sự hiểu sai về bản chất sự việc, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, gây hoang mang về tinh thần cho đội ngũ chuyên gia, công nhân và ảnh hưởng đến uy tín của thành phố và công ty, đặc biệt là trong thời gian một tháng qua", văn bản của VWS nêu.
Khu chôn lấp rác và chứa nước thải của bãi rác Đa Phước phát sinh mùi hôi. Ảnh: Hữu Nguyên
Chủ đầu tư bãi rác Đa Phước cho biết, trước áp lực của dư luận, đồng thời để giảm khối lượng nước mưa pha lẫn nước rỉ rác bị tăng lên đột ngột do ảnh hưởng từ hai trận mưa lớn vừa qua và chờ hoàn tất nhà máy xử lý nước thải mở rộng công suất 2.000 m3/ngày, VWS đề xuất tạm ngưng nhận khối lượng rác nêu trên.
"Thời gian tạm ngưng tiếp nhận khối lượng tăng thêm 2.000 tấn mỗi ngày sẽ bắt đầu từ ngày 10/10 tới. Riêng khối lượng rác được giao cho công ty tiếp nhận ổn định lâu nay vẫn thực hiện bình thường từ 18h đến 6h sáng mỗi ngày. Đồng thời, sẽ tiếp nhận lại lượng rác trên khi nhà máy xử lý nước thải mở rộng đi vào hoạt động trở lại vào 2/2017", VWS cho biết.
Trao đổi với VnExpress sáng 6/10, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc xử lý rác, Sở đều có ký hợp đồng với các đơn vị xử lý, trong đó có VWS.
"Vì vậy chúng tôi cũng sẽ căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng để giải quyết các việc phát sinh", ông Thắng nói và cho biết "tất nhiên việc giải quyết sẽ được xem xét thấu đáo và luôn đặt vấn để bảo đảm môi trường lên hàng đầu".
Hôm 29/9, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết, sau khi tổ chức các đoàn kiểm tra, thành phố xác định mùi hôi thối tấn công dân cư quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè là từ khu vực chôn lấp rác đang tiếp nhận và hồ xử lý nước rỉ rác của bãi Đa Phước (huyện Bình Chánh) và thành phố đã có văn bản báo cáo Thủ tướng.
Khu xử lý rác này rộng cả trăm hecta, cao 25 m và sẽ đạt được cao độ chuẩn 40 m. Nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. "Quan điểm của thành phố là sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả", ông Hoan nói và cho biết thành phố sẽ sớm giải phóng mặt bằng 100 ha để trồng cây xanh cách ly phía bên ngoài bãi rác để hạn chế mùi hôi, đẩy nhanh phân loại rác tại nguồn.
Trước đó, người dân khu Nam Sài Gòn bị mùi hôi thối tấn công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Sau đó, bãi rác Đa Phước là một trong 3 "nghi can" được Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM chỉ ra là nguyên nhân gây mùi hôi. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ và có phương án giải quyết.
Ngoài việc có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng, giá xử lý rác quá cao của Đa Phước hồi tháng 8 bị Thường vụ Thành ủy và UBND TP HCM yêu cầu các đơn vị liên quan xem xét lại.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Lãnh đạo TP HCM 'chạy vòng vòng' 3 giờ trong trận mưa lịch sử để về nhà Chánh văn phòng UBND thành phố Võ Văn Hoan kể, trong trận mưa lớn chiều tối 4 hôm trước, ông phải chạy vòng vòng ngoài đường suốt 3 giờ để tìm đường về nhà về do ngập nước, kẹt xe. Chia sẻ trong cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội hôm qua, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn...