Thủ tướng Ba Lan nói về bước tiến nguy hiểm của Wagner nhằm vào lãnh thổ Ba Lan
Theo Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, hơn 100 thành viên của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner đã được triển khai ở phía biên giới Belarus, đang chuẩn bị một “cuộc tấn công hỗn hợp” vào lãnh thổ Ba Lan.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki. Ảnh: AFP
Đài RT của Nga ngày 29/7 cho hay trong một cuộc họp báo cùng ngày, người đứng đầu chính phủ Ba Lan, ông Mateusz Morawiecki nói là có hơn 100 thành viên tập đoàn quân sự tư nhân Wagner (có trụ sở ở Liên bang Nga) đã di chuyển về phía Suwalki Gap gần Grodno ở Belarus.
Theo ông Morawiecki, động thái nêu trên của Wagner “không nghi ngờ gì là một bước tiến tới một cuộc tấn công hỗn hợp sắp tới vào lãnh thổ Ba Lan”.
Ông Morawiecki gợi ý rằng các chiến binh Wagner có thể đóng giả làm lính biên phòng Belarus và giúp đỡ những người nhập cư bất hợp pháp vào Ba Lan, nhằm gây bất ổn cho Ba Lan.
Bên cạnh đó, các chiến binh của Wagner cũng có thể tự mình xâm nhập vào lãnh thổ Ba Lan bằng cách giả làm người nhập cư bất hợp pháp, “tạo thêm rủi ro” cho Ba Lan.
Người đứng đầu chính phủ Ba Lan lưu ý rằng Warsaw đã phải đối phó với “các cuộc tấn công” vào biên giới của những người nhập cư bất hợp pháp trong hai năm qua và chỉ từ đầu năm tới nay đã có 16 nỗ lực vượt biên như vậy.
Video đang HOT
Sau vụ nổi loạn bất thành chống lại quân đội Nga vào cuối tháng 6/2023, thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin cùng các thành viên Wagner đã được Liên bang Nga cho phép sang Belarus.
Theo tờ Newsweek ngày 29/7, sự hiện diện của các thành viên Wagner tại Belarus đã làm dấy lên lo ngại rằng họ có thể tấn công Ba Lan để giành quyền kiểm soát Suwałki Gap, một hành lang nhỏ nhưng quan trọng nằm dọc biên giới phía Đông Bắc của Ba Lan.
Newsweek cho rằng trong trường hợp Wagner và Nga kiểm soát Suwałki Gap, họ sẽ cô lập các quốc gia Baltic với phần còn lại của châu Âu, có khả năng cho phép Moskva gây ảnh hưởng lớn hơn đối với các quốc gia này.
Để đáp lại sự xuất hiện của Wagner ở Belarus, hôm 28/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết ông đã ký văn kiện tăng số lượng quân nhân tại ngũ trong uân đội từ 172.000 lên 300.000 và tăng chi tiêu quốc phòng lên 4% GDP.
Hãng thông tấn Mehr ngày 28/7 của Iran dẫn lời ông Blaszczak cho biết thêm Warsaw đang nỗ lực củng cố biên giới với Belarus bằng cách xây dựng hàng rào và triển khai “nhiều loại thiết bị điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ biên giới”.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters (Anh), Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski đã tuyên bố rằng “nếu có sự cố nghiêm trọng liên quan đến nhóm Wagner xảy ra ở biên giới của thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và Liên minh châu Âu (EU) – chẳng hạn Ba Lan, Litva hoặc Latvia – chúng tôi chắc chắn sẽ cùng nhau hành động”.
Vị quan chức này cho hay ông không loại trừ khả năng quyết định này sẽ dẫn đến việc Belarus bị cô lập hoàn toàn.
Hồi đầu tháng 7, Ba Lan đã thông báo sẽ điều động 500 nhân viên cảnh sát đến củng cố an ninh khu vực ven biên giới Ba Lan – Belarus. Động thái này được cho là vừa nhằm đối phó với lượng người di cư qua biên giới tăng cao, vừa để đề phòng những nguy cơ khi Wagner hiện diện ở Belarus.
Ba Lan là thành viên NATO có chung đường biên giới với cả Ukraine và Belarus. Đây cũng là một trong những quốc gia viện trợ cho Kiev lớn nhất kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022.
Giao thông đường bộ giữa Ba Lan và Belarus đã bị hạn chế kể từ tháng 2 năm nay, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước xấu đi. Ba Lan cáo buộc Belarus cố tình tạo ra cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới, bằng cách đưa người từ Trung Đông và châu Phi qua biên giới châu Âu. Song Belarus đã nhiều lần bác bỏ điều này.
Ba Lan ra cảnh báo bất ngờ với EU và Ukraine
Cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng gây ra nhiều hậu quả và tác động nghiêm trọng, đặc biệt là đối với thị trường nông sản Ba Lan.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: PAP
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố nước này sẽ không mở cửa biên giới cho các sản phẩm ngũ cốc từ Ukraine sau ngày 15/9, khi lệnh cấm của EU hết hiệu lực.
Vào ngày 28/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã đạt được thỏa thuận với Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia về việc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Ukraine và vào ngày 2/5, EC đã thông báo áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với việc nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương từ Ukraine. Tháng trước, EC đã kéo dài lệnh cấm cho đến ngày 15/9 tới.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 19/7, ông Morawiecki cảnh báo rằng Ba Lan "sẽ không mở cửa biên giới (với Ukraine đối với các sản phẩm ngũ cốc)", lưu ý rằng EC cần nghiên cứu về "các quy định nhằm mở rộng lệnh cấm này, hoặc chúng tôi sẽ tự làm điều đó".
Ông Morawiecki nói: "Mọi thứ không tốt cho nền nông nghiệp Ba Lan đều phải bị chặn".
Tuyên bố của Thủ tướng Ba Lan đưa ra sau một thỏa thuận được ký kết trước đó cùng ngày bởi các bộ trưởng nông nghiệp của 5 quốc gia thành viên EU "tiền tuyến" - Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Slovakia và Romania - tất cả đều có chung biên giới với Ukraine. Các bộ trưởng của những nước trên đã thống nhất quan điểm chung về việc gia hạn lệnh cấm nhập khẩu các loại ngũ cốc từ Ukraine cho đến cuối năm 2023.
Ba Lan vẫn đang cho phép quá cảnh ngũ cốc từ Ukraine. "Người Ba Lan kiếm được tiền khi quá cảnh, không có nguy cơ gây bất ổn thị trường nội địa, đó là lý do tại sao chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi cho việc này và cho phép quá cảnh", ông Morawiecki nói.
Thủ tướng Ba Lan cho biết thêm, cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng gây ra nhiều hậu quả và tác động nghiêm trọng, đặc biệt là đối với thị trường nông sản Ba Lan.
Các vấn đề với việc vận chuyển hàng hóa của Ukraine càng trở nên trầm trọng hơn do Nga từ chối kéo dài thỏa thuận ngũ cốc do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, theo đó Nga cho phép vận chuyển sản phẩm của Ukraine qua Biển Đen, con đường hiệu quả nhất.
5 nước Trung Âu trên lo ngại rằng việc Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc có thể dẫn đến dòng chảy ngũ cốc gia tăng và gây tắc nghẽn ở 5 quốc gia này.
Thủ tướng Đức tuyên bố bất ngờ về Nga và Ukraine Thủ tướng Olaf Scholz cho biết thay đổi chính phủ ở Nga không phải là mục tiêu của Đức. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Welt.de Theo báo Welt.de, sau cuộc nổi loạn của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây tuyên bố rằng Berlin không tìm cách thay đổi chính phủ ở Nga. "Mục tiêu...