Thủ tướng Ba Lan: EU mệt mỏi với việc tung thêm lệnh trừng phạt Nga
Thủ tướng Morawiecki nói rằng EU đã mất hứng thú với các biện pháp trừng phạt mới chống Nga, nhưng Warsaw sẽ thúc đẩy Brussels tấn công Moskva bằng những hạn chế mới.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đến dự hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ, ngày 24/3/2023. Ảnh: AP
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 25/3 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang “mệt mỏi” với các lệnh trừng phạt và “không muốn” áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moskva. Các biện pháp trừng phạt do ông Morawiecki đề xuất có thể sẽ bị một số thành viên của khối phản đối.
Phát biểu với đài phát thanh RMF của Ba Lan, Thủ tướng Morawiecki nói rằng chính phủ của ông liên tục báo cáo lại cho Brussels về “các lỗ hổng và sơ hở mà Nga sử dụng để lách các lệnh trừng phạt”, đồng thời “dẫn dắt” khối về mục tiêu của mỗi gói trừng phạt tiếp theo.
Trong khi vấn đề triển khai các biện pháp trừng phạt chống Nga tiếp theo sẽ trở lại chương trình nghị sự của EU “trong những tuần tới”, ông Morawiecki thừa nhận rằng “hiện tại EU có ít sự sẵn sàng và mong muốn đối với các biện pháp trừng phạt thêm nữa”.
EU đã áp đặt 10 vòng trừng phạt kinh tế đối với Nga kể từ khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Các biện pháp trừng phạt này đã cắt đứt khối này khỏi dầu khí của Nga, đưa các quan chức Nga và gia đình của họ vào danh sách đen, đồng thời cấm buôn bán hầu hết hàng hóa với Nga.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn Đức, vốn là cường quốc kinh tế đầu tàu của EU. Trong khi đó, châu Âu đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng lịch sử và vật lộn với lạm phát kỷ lục. Tại Ba Lan, tỷ lệ lạm phát đạt 18,4% trong tháng 2, mức cao nhất kể từ năm 1996.
Video đang HOT
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều sự đồng thuận rằng chính sách trừng phạt đã thất bại, quan chức phụ trách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell hồi đầu tháng này đã tuyên bố rằng “không còn nhiều việc phải làm từ quan điểm trừng phạt”. Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan Morawiecki muốn khối này thúc đẩy nhiều biện pháp trừng phạt hơn, ông nói với RMF rằng gói trừng phạt thứ 11 nên bao gồm các hạn chế đối với kim cương của Nga và Rosatom, tập đoàn năng lượng hạt nhân của nước này.
Tuy vậy, yêu cầu thứ hai có thể sẽ bị Hungary chặn lại, bởi quốc gia này phụ thuộc vào uranium của Nga để cung cấp năng lượng cho nhà máy hạt nhân duy nhất của mình và hiện đang trong quá trình xây dựng hai lò phản ứng mới với Rosatom tại cơ sở này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết vào tháng 1 rằng ông sẽ “không để năng lượng hạt nhân bị đưa vào phạm vi trừng phạt”.
Estonia, Latvia và Litva đều ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Rosatom. Không rõ liệu Phần Lan và Bulgaria – cả hai đều cung cấp năng lượng cho các lò phản ứng của họ bằng nhiên liệu hạt nhân của Nga – có ủng hộ biện pháp như vậy hay không.
Liên quan đến các lệnh trừng phạt, ngày 25/3, tờ Telegraph cho biết EU có thể đưa ra các hạn chế thương mại đối với một số quốc gia Trung Á vì cho rằng những nước này hỗ trợ giúp Nga tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Theo đó, các quan chức ở Brussels đã phát hiện ra sự gia tăng tới 80% về kim ngạch hàng tiêu dùng giữa các nước thành viên EU và các nước Trung Á. Sự gia tăng này được cho là có liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa của EU có chứa cái gọi là công nghệ “lưỡng dụng”, gồm cả ứng dụng quân sự và dân sự. Các mặt hàng thuộc loại này, bao gồm máy giặt, ô tô cũ và máy ảnh, nằm trong số những mặt hàng EU cấm xuất khẩu sang Nga.
Khối này tuyên bố sẽ hạn chế quyền tiếp cận thị trường EU đối với các quốc gia châu Á được coi là đồng minh truyền thống của Nga nếu tìm thấy bằng chứng cho thấy hàng hóa đang được tái xuất khẩu sang quốc gia bị trừng phạt.
Đầu tuần này, mang tin Eurasianet cho hay chính phủ Kazakhstan đang lên kế hoạch bắt đầu giám sát hàng hóa đi qua biên giới của mình để chứng minh sự tuân thủ các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập nền kinh tế Nga. Nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ sẽ giới thiệu một hệ thống trực tuyến để theo dõi tất cả hàng hóa vào và ra khỏi đất nước bắt đầu từ ngày 1/4. Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và UAE cũng đang bị các quốc gia G7 giám sát vì có thể hỗ trợ Nga lách lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ba Lan cáo buộc Na Uy hưởng lợi bất công từ dầu mỏ vì xung đột ở Ukraine
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc Na Uy đã thu lợi "bất công" từ dầu mỏ trong cuộc xung đột Ukraine.
Cơ sở của Công ty khí đốt Gassco của Na Uy ở Emden, Đức. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), phát biểu tại Đại hội Đối thoại Thanh niên Quốc gia, ông Morawiecki cho rằng Na Uy nên chia sẻ lợi nhuận "vượt quá giới hạn" mà họ kiếm được khi giá dầu và giá khí đốt tăng vọt trong bối cảnh xung đột Nga và Ukraine đang bùng nổ.
"Nhưng liệu chúng ta có nên trả cho Na Uy số tiền khổng lồ cho khí đốt, nhiều hơn gấp 4 hoặc 5 lần số tiền mà chúng ta đã trả một năm trước không? Điều này thật tệ hại", Thủ tướng Morawiecki nói và cho biết thêm rằng mức lợi nhuận dầu mỏ béo bở sẽ đạt trên 106 tỷ USD trong năm nay đối với quốc gia 5 triệu dân như Na Uy.
Ông Morawiecki cũng nói rằng Olso nên chia sẻ những khoản lợi nhuận béo bở này, cho rằng đó là điều không bình thường, là sự bất công và là hậu quả gián tiếp từ cuộc xung đột Nga/Ukraine.
"Hãy viết cho những người bạn trẻ của bạn ở Na Uy. Họ nên chia sẻ lợi nhuận này ngay lập tức", ông Morawiecki tuyên bố và nói thêm rằng khoản lợi nhuận này không nhất thiết phải được chia sẻ với Ba Lan mà với cả Ukraine.
Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, công ty khí đốt chính của Ba Lan, PGNiG SA do nhà nước kiểm soát, đã chứng kiến lợi nhuận Ebitda (hoặc thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và lãi vay) tăng gần gấp đôi trong quý đầu tiên của năm 2022, đạt khoảng 2,19 tỷ USD. Lợi nhuận này chủ yếu do chi nhánh của PGNiG ở Na Uy của tạo ra, chiếm gần một nửa tổng lợi nhuận khổng lồ trên.
Hơn nữa, Ba Lan đã tích cực tích trữ khí đốt trước khi bị Nga cắt đứt nguồn cung. Hãng Gascade của Đức báo cáo dòng khí đốt chảy ngược đã tăng đột biến vào cuối tháng 4. Moskva đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan vào tháng trước sau khi Warsaw từ chối thanh toán nhiên liệu bằng đồng rúp theo cơ chế mới do Nga đặt ra nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu.
Nhu cầu khí đốt của Ba Lan đã tăng đều trong những năm gần đây, khi nước này nỗ lực loại bỏ dần các thiết bị đốt than cũ. Warsaw dự kiến hoàn thành đường ống dẫn khí từ Na Uy vào cuối năm nay. Dự án lớn này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Ba Lan giảm bớt phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Trong khi đó, theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã tăng khoảng 50% kể từ đầu năm tới nay so với cùng kỳ năm 2021, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cụ thể, từ đầu năm tới nay, Nga thu về 20 tỷ USD mỗi tháng từ việc bán dầu thô và các sản phẩm liên quan đến dầu.
Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã công bố kế hoạch dừng mua dầu Nga vào cuối năm nay, trong khi các tập đoàn dầu mỏ quốc tế như Shell và TotalEnergy cũng tuyên bố dừng mua dầu mỏ từ Nga.
Theo IEA, các đợt vận chuyển dầu của Nga vẫn tăng. Trong tháng 4, số lượng vận chuyển tăng thêm khoảng 620.000 thùng dầu/ngày so với 8,1 triệu thùng trong tháng 3, về mức trung bình của thời điểm trước khủng hoảng Ukraine và phương Tây áp trừng phạt.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva và kêu gọi giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của nước này.
Điện Kremlin đáp trả bằng cách yêu cầu "các nước không thân thiện" phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết khoảng một nửa trong số 54 nhà nhập khẩu khí đốt của Nga đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Ngân hàng Gazprombank, tuân thủ các quy định thanh toán mới của Moskva.
Lý do giúp Ba Lan tự tin, không lo lắng khi bị Nga cắt khí đốt Khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Ba Lan phụ thuộc vào Nga. Thế nhưng Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định việc Gazprom (Nga) ngừng cung cấp khí đốt không tác động nhiều tới Ba Lan. Khoảng 50% nhu cầu khí đốt của Ba Lan phụ thuộc vào Nga. Ảnh: Bloomberg "Việc làm của phía Nga không ảnh hưởng...