Thủ tướng Australia: Thêm hy vọng tìm ra MH370
Thủ tướng Australia Tony Abbott hôm nay cho biết có thêm hy vọng xác định số phận của MH370, khi nước này phát hiện một số mảnh vỡ mới trên ảnh vệ tinh trong khu vực tìm kiếm.
Đồ họa thể hiện địa điểm Mh370 xuất hiện lần cuối và địa điểm các mảnh vỡ được tìm thấy. Đồ họa: Straits Times
1. Lần cuối MH370 liên lạc với trung tâm điều khiển lúc 1h19 ngày 8/3.
2. Lần xuất hiện cuối cùng trên radar quân sự của Malaysia lúc 2h15.
3. Vệ tinh ở độ cao 35.800 km nhận các tín hiệu ping từ MH370 cho đến 8h11 ngày 8/3.
4. Ngày 20/3, Australia công bố phát hiện hai mảnh vỡ kích thước 24 m và 5 m trên ảnh vệ tinh được chụp hôm 16/3.
5. Ngày 22/3, Trung Quốc tuyên bố phát hiện một vật thể 22 x 13 m trên ảnh vệ tinh chụp hôm 18/3.
Một vài vật thể không xác định được phát hiện trong khu vực tìm kiếm, cách thành phố Perth của Australia 2.500 km.
“Hiện giờ vẫn còn quá sớm để xác định, nhưng rõ ràng chúng ta đã có một vài đầu mối tiềm tàng và ngày càng có nhiều hy vọng, rằng chúng ta đang trên đường tìm ra chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay xấu số”, AFP dẫn lời ông Abbott nói.
Ông cũng cho hay “các vật thể nằm khá gần nhau trong khu vực tìm kiếm của Australia, trong đó có một cái kệ gỗ”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott không nói rõ đó có phải mảnh vỡ tại nam Ấn Độ Dương mà vệ tinh Trung Quốc chụp được hôm 18/3 và công bố hôm qua hay không. Mảnh vỡ này có chiều dài khoảng 22,5 m, nằm cách hai mảnh vỡ được nhìn thấy trên ảnh vệ tinh chụp hôm 16/3 khoảng 120 km.
Cùng với thông báo của Thủ tướng, Cơ quan An ninh Hàng hải Australia hôm nay cũng tuyên bố sẽ “nỗ lực hơn nữa để xác định xem các vật thể trên có liên quan gì đến MH370 hay không”, làm dấy lên những hy vọng tìm kiếm.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo hôm qua, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho hay: “Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia đã nhận được hình ảnh vệ tinh các vật thể nổi ở hành lang miền nam và họ sẽ cử tàu đến thẩm tra”.
Dù chưa xác nhận có bao nhiêu vật thể, nhưng ông Hussein cho biết một vật thể ước chừng có kích thước 22 x 13 m. Theo Xinhua, các vật thể khả nghi mà Trung Quốc mới phát hiện cách vị trí các vật thể mà Australia phát hiện 120 km.
Hôm nay, hai máy bay của Trung Quốc và hai máy bay trinh sát Orion của Nhật dự kiến gia nhập đội tìm kiếm, nâng quân số đội bay lên 10 chiếc. “Đây thực sự là một nỗ lực quốc tế lớn và nó cho thấy rất nhiều nước có thể chung vai trong cùng một thời điểm khó khăn”, ông Abbott nói.
Theo VNE
Bí ẩn MH370 thúc đẩy thay đổi an toàn hàng không
Nếu như sự mất tích bí ẩn của máy bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines có lời giải đáp, cả thế giới sẽ rút ra một bài học lớn về sự biến mất khó hiểu của chiếc máy bay phản lực khổng lồ trong thời đại truyền thông, và chắc chắn sẽ có một công cuộc thay đổi toàn diện trong lĩnh vực an toàn hàng không quốc tế.
Dưới đây là những thay đổi về công nghệ cần xem xét đối với an toàn hàng không rút ra được sau hai tuần tìm kiếm máy bay Boeing 777 trong vô vọng.
Đặt camera trong buồng lái
Nếu đặt camera trong buồng lái, các nhà điều tra có thể theo dõi được tất cả sự việc diễn ra trong đó. Cựu phi công của hãng hàng không Hoa Kỳ Mark Weiss và các chuyên gia nhất trí rằng các hình ảnh chứng cứ rất quan trọng trong quá trình điều tra.
Việc tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia đang gặp rất nhiều khó khăn
Ban an toàn giao thông quốc gia đã có nhiều năm vận động về việc lắp camera trong buồng lái, họ cho rằng những hình ảnh ghi được sẽ giúp giải quyết những vấn đề đã xảy ra tương tự như vụ tai nạn của chuyến bay 990 thuộc hãng hàng không Ai Cập năm 1999 (trong vụ tai nạn này máy bay đã lao xuống Đại Tây Dương, sau khi điều tra từ hộp đen của chiếc máy bay, các nhà điều tra đã nghe được đoạn đối thoại giữa hai phi công và kết luận nguyên nhân tai nạn là do phi công phụ tự sát và cố ý cho máy bay lao xuống biển). Các nhà điều tra khẳng định rằng một chiếc camera được đặt trong buồng lái sẽ rất hữu ích nếu muốn biết những gì đã xảy ra với chiếc máy bay.
Tuy nhiên, các cán bộ công đoàn lại cho rằng một chiếc máy ảnh theo dõi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng làm việc của các phi công.
Sử dụng pin có dung lượng lớn hơn cho hộp đen của máy bay
Cuộc săn lùng máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã kéo dài hai tuần. Điều đó cũng có nghĩa là tuổi thọ pin của hộp đen máy bay đã giảm một nửa.
Tới đầu tháng 4, khi tuổi thọ pin đã giảm gần hết, việc tìm kiếm về dữ liệu của chuyến bay mất tích cùng các ghi âm đính kèm sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Mỗi máy bay thương mại đều bắt buộc phải có hộp đen, hay còn gọi là đèn hiệu định vị dưới nước, giúp xác định vị trí của chiếc máy bay nếu như biến mất. Một chiếc được gắn vào máy ghi dữ liệu chuyến bay, một chiếc để ghi âm buồng lái. Sự suy giảm tuổi thọ pin của thiết bị này sẽ khiến cho các dữ liệu ghi lại được không còn nguyên vẹn.
Những cảnh báo về tuổi thọ pin đã trở thành vấn đề nóng kể từ vụ tai nạn của chuyến bay 447 thuộc hãng hàng không Pháp năm 2009. Chuyến bay này chở theo 228 hành khách đã biến mất khỏi radar trong phạm vi từ Nam Mỹ tới châu Phi khi đang trên đường bay từ Rio de Janeiro tới Paris. Phải mất tới 2 năm các chuyên gia mới tìm được hai hộp đen của máy bay chìm sâu xuống gần 4.000m dưới đáy biển.
Hình ảnh chụp được từ vệ tinh nghi là của máy bay mất tích
Pin của hộp đen đã hết trước khi các nhà điều tra tìm được nó. Kể từ đó, các nhà quản lý và các ngành công nghiệp hàng không đã có những nỗ lực không ngừng nhằm tăng tuổi thọ của pin lên 30 tới 90 ngày. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cố gắng để tạo ra một hộp đen gắn vào khung máy bay để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm vị trí xác máy bay.
Truyền thông tin về máy bay lên vệ tinh trước khi xảy ra tai nạn
Tai nạn của chuyến bay thuộc hãng Air France đã thúc đẩy các chuyên gia an toàn hàng không Hoa Kỳ nghiên cứu cách truyền dữ liệu từ chuyến bay tới vệ tinh khi bay qua đại dương.
Ngày nay, các máy bay sử dụng chip máy tính để ghi lại dữ liệu về chuyến bay và ghi âm các cuộc đối thoại của phi hành đoàn trong buồng lái. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu đó khó có thể tìm thấy nếu máy bay bị rơi xuống biển.
Ban An toàn Giao thông Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu một hệ thống truyền dẫn thông tin về vị trí của máy bay, phương hướng, hàm số thiết bị và khoảng 30 thông số khác của máy bay lên các vệ tinh xung quanh, sau đó vệ tinh sẽ truyền dữ liệu trở lại mặt đất để lưu trữ.
Trong trường hợp một vụ tai nạn xảy ra, các dữ liệu có thể dẫn tới những đầu mối quan trọng để điểu tra.
Một hệ thống truyền dẫn như vậy khá đắt( khoảng 40 triệu USD), nhưng những người ủng hộ cho rằng số tiền bỏ ra để trang bị thiết bị này ít hơn nhiều số tiền cần có để phục hồi dữ liệu trong trường hợp máy bay gặp nạn.
Thông tin trực tuyến về chuyến bay
Một câu hỏi đặt ra là trong thời buổi công nghệ phát triển, wi-fi xuyên Thái Bình Dương, vậy tại sao không cập nhật trực tuyến thông tin về các chuyến bay?
Công ty Giải pháp Không gian vũ trụ Flyht của Canada cho biết có thể làm được điều đó. Công ty này có thể tạo ra các hệ thống tự động cung cấp thông tin hoặc tự động theo dõi các dữ liệu như vị trí, độ cao và hiệu suất của chuyến bay. Theo giám đốc Flyht Richard Hayden, các dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp khi máy bay gặp nạn và bí ẩn của chuyến bay MH 370 có thể đã được công nghệ giải đáp nếu sử dụng dịch vụ này.
Trong một chuyến bay bình thường, cứ năm tới mười phút, hệ thống này sẽ tự động gửi thông tin về máy bay cho mặt đất. Và có thể lập trình để hệ thống phát hiện ra những lỗi nhỏ như sai lệch về đường bay.
Tuy nhiên chi phí cho hệ thống khá đắt đỏ và công ty Flyth đang nghiên cứu thiết kế nhằm giảm giá thành dịch vụ.
Tăng cường năng suất ghi chép dữ liệu và khả năng ghi âm
Ngày nay, khi khi các dữ liệu được ghi lại trên băng từ, khả năng ghi âm đã tốt hơn rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên so với tiềm năng của kĩ thuật hiện đại, khả năng ghi âm như thế vẫn còn quá ngắn.
Cả Thế giới đang cầu nguyện cho máy bay MH370 và lo lắng về mức độ an toàn của giao thông hàng không
Độ dài của băng ghi âm trên buồng lái chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ. Như vậy nếu một chuyến bay dài bảy giờ như chuyến bay MH370 có sai phạm gì bắt nguồn từ buồng lái, kể cả hệ thống ghi âm hoạt động tốt thì những gì quan trọng diễn ra cũng không được ghi lại đầy đủ.
Việc ghi lại dữ liệu của chuyến bay bao gồm cả độ cao, tốc độ gió, hướng đi, nhiệt độ động cơ, nắp và vị trí bánh lái. Và việc ghi lại dữ liệu cần được tiến hành trước khi máy bay khởi hành 36 giờ.
Tuy nhiên việc ghi âm lại âm thanh từ buồng lái gặp phải sự phản đối của các phi công vì họ cho rằng như vậy là xâm phạm tới môi trường làm việc của họ.
Theo Khampha
Đoạn hội thoại bất thường của MH370 với mặt đất Trong đoạn trao đổi cuối cùng của MH370 với mặt đất có 2 điểm khá bất thường. Ngày 21/3, tờ Telegraph của Anh đã công bố bản ghi chép đoạn hội thoại cuối cùng giữa phi công của chiếc máy bay mất tích MH370 và đài kiểm soát không lưu Malaysia. Phần lớn những câu trao đổi trong đoạn hội thoại này đều...