Thủ tướng Australia có tên trong Hồ sơ Panama
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull có tên trong Hồ sơ Panama, khiến ông thêm áp lực trong chiến dịch tranh cử.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull được nêu trong Hồ sơ Panama là cựu giám đốc của Star Technology Services Limited, công ty ở quần đảo British Virgin, do công ty luật Panama Mossack Fonseca lập ra vào những năm 1990, AFP đưa tin. Mối liên hệ này do tờ Australian Financial Review phát hiện, vài ngày sau khi thông tin về hơn 200.000 công ty nước ngoài trong Hồ sơ Panama được công bố.
Thủ tướng Turnbull khẳng định ông không làm gì sai trái. “Tôi có thể nói với các bạn rằng không có dấu hiệu cho thấy sai phạm”, ông Turnbull phát biểu với báo giới trong sự kiện vận động ở Melbourne, trước khi tổng tuyển cử Australia diễn ra ngày 2/7.
Theo ông Turnbull, công ty trên đã được niêm yết tại Australian Securities Exchange, sàn chứng khoán chính của Australia. Ông cho biết “Neville Wran, cựu lãnh đạo bang New South Wales, và tôi đều làm giám đốc trong khoảng hai năm”.
Trong Hồ sơ Panama, Turnbull và Wran tham gia ủy ban điều hành công ty vào tháng 10/1993, hy vọng có thể phát triển công ty khai thác vàng Sukhoi Log của Siberia. Hai ông đều từ chức năm 1995 và công ty phá sản năm 1998. Khi được hỏi công ty có đóng thuế ở Australia hay không, ông Turnbull trả lời nó sẽ làm vậy nếu có lợi nhuận.
Việc xuất hiện trong Hồ sơ Panama, dù không có dấu hiệu phi pháp, làm gia tăng áp lực lên Thủ tướng Turnbull khi ông đang tìm cách chiến thắng ông Bill Shorten, lãnh đạo đảng Lao động đối lập.
Ông Turnbull không phải lãnh đạo chính trị đầu tiên có liên quan đến Mossack Fonseca. Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria đã phải từ chức sau khi tên hai ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế.
Hồ sơ Panama là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử, với hơn 11 triệu tài liệu từ hãng luật Mossack Fonseca. Báo cáo của Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) dựa trên những thông tin này cho thấy Mossack Fonseca đã giúp giới nhà giàu và quyền lực lập ra hàng trăm nghìn công ty tại Quần đảo British Virgin, Cayman, Seychelles và Bermuda. Đây là những nơi được mệnh danh là thiên đường thuế, lý tưởng cho các hoạt động ngầm, né thuế hay rửa tiền.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Vì sao nhiều người e ngại Hồ sơ Panama
Hồ sơ Panama nhắc đến nhiều cái tên quan trọng trên toàn thế giới và khiến một số chính trị gia hàng đầu phải từ chức vì sức ép.
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson là một trong những yếu nhân đầu tiên gục ngã vì Hồ sơ Panama. Ảnh: RT
Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) rạng sáng nay công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org. Thông tin về 200.000 thực thể nước ngoài do các cá nhân giàu có trên khắp thế giới thiết lập được hé lộ trong lần này.
Cơn bão Panama bắt đầu từ hồi tháng 4 đã càn quét khắp thế giới, khiến nhiều yếu nhân đứng ngồi không yên.
Một trong những nạn nhân chính trị đầu tiên của Hồ sơ Panama là Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson. Tài liệu tiết lộ ông và vợ đã lập tài khoản ở nước ngoài thông qua một công ty bình phong. Ông từ chức vào ngày 5/4.
Tại Chile, người đứng đầu của Văn phòng Minh bạch Quốc tế đã từ chức vào ngày 4/4. Giữa tháng 4, Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria cũng phải từ chức khi tên của ông và anh trai được liệt kê là nhà điều hành của công ty có trụ sở tại Bahamas, được lập ra thông qua hãng luật Mossack Fonseca.
Argentina có ba người nổi tiếng được nêu tên trong hồ sơ Panama, gồm cầu thủ bóng đá Lionel Messi, Tổng thống Mauricio Macri, và một thân tín của cựu tổng thống Nestor Kirchner.
Kojo Annan, con trai cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, bị nêu tên trong thương vụ mua nhà ở London thông qua một công ty ở nước ngoài có trụ sở ở Samoa, đất nước Nam Thái Bình Dương
Tại châu Âu, cha của Thủ tướng David Cameron cũng có liên quan đến hoạt động của công ty lập ở nước ngoài. Ông Cameron hôm 11/4 thừa nhận hưởng lợi từ việc bán cổ phần trong quỹ đầu tư nước ngoài Blairmore Holdings của cha mình. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng Blairmore không được lập ra để trốn thuế và chỉ trích những "cáo buộc không đúng sự thật, gây tổn thương sâu sắc" về người cha quá cố của mình.
Đạo diễn nổi tiếng Tây Ban Nha Pedro Almodóvar, anh trai và người cô của Vua Tây Ban Nha Felipe VI cũng được đề cập trong tài liệu. Đạo diễn Almodóvar hồi tháng 4 đã không đến dự buổi họp báo ra mắt phim của mình vì sức ép từ vụ việc.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko được cho là cổ đông duy nhất của công ty Prime Asset Partners Limited do Mossack Fonseca lập ra ở quần đảo British Virgin. Ông Poroshenko nói rằng ông lập quỹ ở nước ngoài nhằm tách biệt lợi ích kinh tế và chính trị và bác bỏ cáo buộc trốn thuế.
Theo Epoch Times, tại Trung Quốc, người thân của một số quan chức cũng được nêu tên trong hồ sơ Panama. Lý Thánh Bát, con rể của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Trương Cao Lệ được cho là sở hữu ba công ty tại thiên đường thuế British Virgin Islands, Tăng Khánh Hoài, em của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng, Giả Lệ Thanh, cháu dâu của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn cũng có liên quan đến công ty luật Mossack Fonseca.
Trong danh sách cũng có ngôi sao điện ảnh quốc tế Thành Long, tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành và trùm bất động sản Lý Triệu Cơ.
Tên ba người con của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cũng xuất hiện trong các tài liệu do ICIJ công bố, có liên quan đến nhiều công ty nước ngoài sở hữu bất động sản ở London, Anh. Với một lãnh đạo quốc gia nơi người dân có thu nhập trung bình chưa đầy 5.000 USD mỗi năm, việc con cái ông này có nhiều tài sản ở nước ngoài là một dấu hiệu bất bình thường, báo địa phương The News nhận xét.
Con trai Hussain, người được nêu tên trong các tài liệu bị rò rỉ, tuyên bố tất cả công việc kinh doanh ở nước ngoài của ba anh em đều là hợp pháp. Tuy nhiên, phe đối lập Pakistan chưa hài lòng với câu trả lời này. Hôm nay họ đình công tại cả quốc hội và thượng viện, để phản đối việc thủ tướng Nawaz Sharif vắng mặt trong các cuộc họp và không làm rõ lập trường về vụ Hồ sơ Panama.
Phần lớn những cái tên quan trọng trong hồ sơ là nam giới, nhưng danh sách cũng bao gồm một vài nữ chính trị gia và quan chức nổi tiếng.
Thượng nghị sĩ Anh Baroness Pamela Sharples là cổ đông duy nhất của Nunswell Investments Limited, một công ty có trụ sở tại Bahamas, vào năm 1995. Tuy nhiên, công ty luật đại diện cho Sharples nói với ICIJ rằng "bà trở thành giám đốc Nunswell vào năm 2000, công ty đã được đăng ký tại Anh vào cùng năm đó và đang đóng thuế cho chính phủ Anh".
Bộ trưởng Nội vụ Iceland Olof Nordal và chồng Tomas Mar Sigurdsson, một nhà điều hành cấp cao của công ty nhôm Alcoa, tạo ra một công ty gọi là Dooley Securities SA để giữ tiền từ chứng khoán của Sigurdsson. Bà nói rằng bà rất bất ngờ khi thấy tên mình có trong danh sách.
Các phu nhân của lãnh đạo quốc gia và vợ của các chính trị giacũng được nhắc tên trong vụ việc, bao gồm Mehriban Aliyeva, phu nhân thủ tướng Azerbaijan; Micaela Domecq Solís-Beaumont, vợ của bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha; và Mamadie Touré, góa phụ của cố tổng thống Guinea.
Áp lực
Trước cơn bão Hồ sơ Panama, mọi chú ý đang đổ dồn về hội nghị chống tham nhũng tại London được tổ chức vào ngày 12/5, có sự tham gia của 40 quốc gia, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo Sputnik, hơn 300 nhà kinh tế đã gây áp lực lên các nhà lãnh đạo thế giới để chấm dứt sự tồn tại của các thiên đường thuế (những nơi đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế) cho rằng chúng "không có mục đích kinh tế hữu ích".
Các nhà kinh tế cũng kêu gọi các chính phủ thống nhất về nguyên tắc toàn cầu mới, đòi hỏi các công ty phải báo cáo hoạt động chịu thuế ở mọi quốc gia họ hoạt động, đảm bảo tất cả các vùng lãnh thổ đều phải công khai những thông tin về chủ sở hữu thực sự của các công ty.
Hội nghị này được cho là sẽ gia tăng áp lực lên chính phủ Anh. London bị cáo buộc "đạo đức giả" sau khi kêu gọi tăng cường minh bạch tài chính, vì một số thiên đường thuế là lãnh thổ hải ngoại của Anh hoặc lãnh thổ phụ thuộc của hoàng gia Anh.
Các nhà phê bình đã chỉ trích Thủ tướng Anh David Cameron, nói rằng Hồ sơ Panama làm nổi bật sự thất bại của Anh trong việc thuyết phục lãnh thổ hải ngoại thay đổi quy định về thuế.
"Không phải tự nhiên mà có thiên đường thuế. British Virgin Islands không tự mình trở thành thiên đường thuế", ông Jeffrey Sachs, nhà kinh tế Mỹ là cố vấn đặc biệt cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon, nói.
"Chúng ta chẳng cần Hồ sơ Panama cũng biết nạn gian lận thông qua các thiên đường thuế đang tràn lan. Hệ thống này cần phải được kết thúc nhanh chóng", ông Sachs nhấn mạnh.
Phương Vũ
Theo VNE
Hồ sơ Panama hé lộ ít nhất 36 người Mỹ bị cáo buộc gian lận Dữ liệu mới được đăng tải lên mạng của Hồ sơ Panama gồm các tập đoàn liên quan đến 36 người Mỹ bị cáo buộc có hành vi vi phạm về tài chính. Một phần Hồ sơ Panama được công bố dưới dạng dữ liệu tìm kiếm. Ảnh: CNN "Sau khi xem xét tài liệu nội bộ công ty luật Mossack Fonseca, Hiệp...