Thủ tướng Armenia công bố lộ trình hành động trong 6 tháng
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 18/11 đã công bố lộ trình hành động, gồm 15 điểm, thực hiện trong 6 tháng, bắt đầu bằng những thay đổi trong thành phần chính phủ.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trả lời phỏng vấn tại Yerevan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố đăng trên trang mạng xã hội Facebook, ông Pashinyan khẳng định ông chịu trách nhiệm về những gì đã diễn ra, song nhấn mạnh hiện nay, ông chịu trách nhiệm ổn định và bảo đảm an ninh của đất nước. Theo đó, ông đã đưa ra một lộ trình, trong đó khởi xướng những thay đổi trong thành phần chính phủ.
Trong số các biện pháp do Thủ tướng Pashinyan đề xuất có việc nối lại các cuộc đàm phán về quy chế của khu vực Nagorny- Karabakh, cải tổ các lực lượng vũ trang Armenia, khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, cải cách hệ thống bầu cử và lập ra thiết chế xét xử chuyên trách để chống tham nhũng.
Theo Thủ tướng Pashinyan, tháng 6/2021 ông sẽ báo cáo về việc thực thi lộ trình hành động này, và sẽ cân nhắc ý kiến đóng góp của dư luận để quyết định các bước hành động trong tương lai.
Armenia xác nhận lính Nga xuất hiện gần Nagorno-Karabakh
Thủ tướng Armenia xác nhận lính biên phòng Nga được triển khai dọc theo ranh giới giữa Armenia và vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, song khẳng định đây không phải hoạt động bất thường.
Binh sĩ quân đội Nga. Ảnh: ITN
Hãng tin Ria Novosti của Nga ngày 28/10 cho biết, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan mới đây xác nhận rằng, binh sĩ Nga đã được triển khai tới khu vực ranh giới giữa Armenia và vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, trong bối cảnh chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực leo thang.
"Điều này không mới chút nào", Thủ tướng Pashinyan nói. "Lực lượng biên phòng Nga luôn túc trực ở biên giới của Armenia với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Do tình hình thay đổi, lực lượng biên phòng Nga cũng được triển khai ở biên giới phía Đông Nam và Tây Nam của Armenia".
Theo TASS, Armenia và Nga đã đạt thỏa thuận từ năm 1992 về việc triển khai lực lượng biên phòng Nga tại Armenia để giúp bảo vệ đường biên giới của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cho đến năm 2044.
Armenia là đồng minh của Nga trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Moscow lãnh đạo. Nga cũng triển khai các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Armenia theo các thỏa thuận đạt được năm 1995, sửa đổi vào năm 2010.
Giới quan sát cho rằng sự hiện diện của lính biên phòng Nga không tác động đến tình hình khu vực. Moscow lâu nay khẳng định sẵn sàng bảo vệ đồng minh Armenia, nhưng cho rằng vùng Nagorno-Karabakh không phải lãnh thổ của Armenia nên sẽ không can dự vào cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan.
Chiến sự ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra từ 27/9 và diễn ra ác liệt nhiều tuần qua, bất chấp yêu cầu ngừng bắn vô điều kiện, ngay lập tức của cộng đồng quốc tế, với vai trò nổi bật của nga và nhóm nhóm Minsk-OSCE do Nga, Pháp, Mỹ làm đồng chủ tịch. Nga thống kê khoảng 5.000 người đã thiệt mạng vì đợt giao tranh.
Armenia lên tiếng về việc Mỹ triển khai quân đến Karabakh Cố vấn của Thủ tướng Armenia Vagharshak Harutyunyan tuyên bố, Yerevan hoàn toàn ủng hộ ý tưởng của Mỹ về việc đưa quân nhân vào lãnh thổ Karabakh. Cố vấn của Thủ tướng Armenia ông Vagharshak Harutyunyan. Ảnh: Armenpress. Mới đây, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ O'Brien thông báo, quốc gia này sẽ đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào...