Thủ tướng Anh khuyến cáo người dân thận trọng khi vùng England nới lỏng phong tỏa
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã khuyến cáo người dân nước này thận trọng khi một số biện pháp hạn chế được dỡ bỏ tại vùng England, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng ở các khu vực khác tại châu Âu cũng như các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn là mối đe dọa tiềm tàng.
Cảnh vắng vẻ tại London, Anh trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ngày 5/1/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Từ ngày 29/3, vùng England bước vào giai đoạn 2 nới lỏng phong tỏa. Theo đó, tối đa 6 người hoặc 2 hộ gia đình có thể tụ họp ngoài trời trong khi các cơ sở thể thao ngoài trời như sân tennis và sân bóng rổ có thể nối lại hoạt động song phải hạn chế tiếp xúc xã hội. Dự kiến, giai đoạn 3 nới lỏng lệnh phong tỏa tại vùng England sẽ được thực hiện từ ngày 12/4 tới, trong đó các cơ sở kinh doanh không thiết yếu như tiệm làm tóc sẽ được mở cửa trở lại.
Chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Anh được coi là một trong những chiến dịch tiêm chủng thành công nhất trên thế giới nhưng giới chức nước này vẫn quan ngại về nguồn cung vaccine, tỷ lệ lây nhiễm cao tại nhiều khu vực ở châu Âu và sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Thủ tướng Johnson kêu gọi người dân thận trọng, tuân thủ hướng dẫn về giãn cách xã hội và vệ sinh dịch tễ.
Video đang HOT
Với hơn 126.000 ca tử vong, Anh là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 nghiêm trọng nhất thế giới. Nhưng cho đến nay, hơn 30 triệu người trưởng thành tại nước này đã được tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 và chính phủ dự định sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa vào tháng 6 tới. Anh hiện sử dụng vaccine 2 mũi tiêm của các hãng AstraZeneca/Oxford và Pfizer/BioNTech.
Trong khi đó, tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel ngày 28/3 hối thúc toàn bộ 16 bang tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, trong bối cảnh một số bang được cho là đang lơ là trong việc thực hiện những quy định phòng dịch.
Tại một cuộc họp tuần trước, Thủ tướng Merkel và lãnh đạo các bang của Đức đã nhất trí tiếp tục thực thi lệnh phong tỏa tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. Quy định này cho phép áp dụng giới nghiêm tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm trung bình trong 7 ngày ở mức trên 100ca/100.000 người. Tuy nhiên, theo hệ thống liên bang của Đức, mỗi bang có thể quyết định những quy định riêng và một số bang đã không áp đặt giới nghiêm, thậm chí còn có kế hoạch mở cửa trở lại.
Bang Saarland ở miền Tây Nam của Đức dự định chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa và mở cửa trở lại các cơ sở thể thao và giải trí sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh sắp tới đối với những người có chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), ngày 28/3, Đức ghi nhận 17.176 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 2,7 triệu ca, trong đó 76.468 ca tử vong.
Anh phản đối việc áp đặt hạn chế trong mua bán vaccine với EU
Ngày 25/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố Anh ủng hộ sự minh bạch trong việc mua bán vaccine và không mong muốn chứng kiến những biện pháp hạn chế được áp đặt trong việc trao đổi, mua bán vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn các đài truyền hình, Thủ tướng Johnson nêu rõ: "Một điều tôi muốn nói là Anh ủng hộ sự minh bạch... Tôi không muốn chứng kiến 'sự phong tỏa' đối với các loại vaccine hay thuốc men". Ông cho rằng đó không phải là con đường phía trước mà Anh hay các nước đang hướng tới.
Thủ tướng Johnson đánh giá cao vai trò của chính phủ và các công ty tư nhân đã giúp làm nên thành công của chương trình trình tiêm chủng tại Anh. Theo ông, các công ty lớn đã quyết định chấp nhận rủi ro, "đặt cược" các khoản đầu tư vào điều mà bản thân họ cũng không chắc có thành công hay không.
Trước đó, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis thông báo EU đã siết chặt cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19, giúp khối này có thêm quyền hạn để ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine tới những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và những nước sản xuất vaccine song không xuất khẩu sang EU. Ông Dombrovskis cho biết cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 không nhằm vào bất kỳ một nước cụ thể nào.
Là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, EU đã lên kế hoạch tiêm chủng từ rất sớm. Trong năm 2020, EU đặt hàng 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 6 nhà sản xuất và con số này hiện tiếp tục tăng lên gần 3 tỷ liều, cho tổng dân số của EU là 450 triệu người. Tuy nhiên, hiện tại, sau hơn 3 tháng triển khai chiến dịch tiêm chủng, các nước EU đang có dấu hiệu rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine, chủ yếu do tiến độ bàn giao chậm trễ của hãng dược AstraZeneca.
Trong khi EU gặp nhiều vấn đề trong kế hoạch triển khai tiêm chủng thì Anh, nước đã rời khỏi EU, lại đạt thành công lớn với gần 50% số người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Điều này đã làm gia tăng căng thẳng giữa EU và Anh, khi Anh đã nhập khẩu hàng triệu liều vaccine từ các nhà máy đặt tại các nước trong EU.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen giải thích rằng việc siết chặt quy định xuất khẩu vaccine là nhằm bảo vệ lượng vaccine khan hiếm cho chính công dân của khối, đồng thời bày tỏ mong muốn Anh cũng cung cấp vaccine. Bà cũng cảnh báo sẽ cấm hãng dược phẩm AstraZeneca xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 nếu các nước thành viên EU không được ưu tiên nhận vaccine đầu tiên. Theo Chủ tịch EC, công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển nói trên mới chỉ giao 30% trong số 90 triệu liều vaccine AstraZeneca đã thỏa thuận trong quý I.
Anh tuyên bố chiến dịch tiêm chủng 'thành công lớn' Chính phủ Anh ca ngợi chương trình chủng ngừa Covid-19 của họ là "thành công lớn" sau khi một nửa số người trưởng thành nước này đã được tiêm vaccine. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock hôm nay cho biết nỗ lực tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử Anh, bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, "đạt được những bước tiến lớn"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Động đất ở Myanmar khiến một công trình cổ phát lộ

Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự

EU xem xét không ký hợp đồng mới mua năng lượng của Nga

ASEAN, Mỹ tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 37

WSJ tiết lộ giải pháp Anh, Pháp ủng hộ để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Các trường đại học Mỹ phản đối chính sách giáo dục của Tổng thống Trump

Tấn công nhằm vào khách du lịch ở Ấn Độ, 27 người thiệt mạng

Cuộc chiến chống tội phạm công nghệ cao: EU siết chặt quản lý nền tảng tin nhắn mã hóa

Houthi tấn công 2 tàu sân bay Mỹ

Axios: Tổng thống Trump đưa ra 'đề xuất cuối cùng' để chấm dứt xung đột Ukraine

WHO thông báo cắt giảm mạnh nhân sự
Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-Willi
Sức khỏe
16:54:24 23/04/2025
Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng
Lạ vui
16:27:00 23/04/2025
Ảnh lộ mặt cực hiếm của con gái Từ Hy Viên, visual hội tụ trọn nét đẹp mỹ nhân của mẹ quá cố
Sao châu á
16:23:38 23/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm đậm chất mùa hè, nhìn chỉ muốn ăn luôn mấy bát cơm
Ẩm thực
16:20:52 23/04/2025
Phản ứng của Lý Hải - Minh Hà khi các con bị "1 rừng máy quay" bao vây
Sao việt
16:18:31 23/04/2025
Hot: Hai "nam thần" U23 Việt Nam lứa Thường Châu công khai bạn gái, hai nàng WAG chạm mặt, đàng trai có hành động gây đỏ mặt
Netizen
16:18:25 23/04/2025
Manh mối hé lộ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô lớn
Pháp luật
16:02:34 23/04/2025
Công Phượng giúp Bình Phước sắp đạt cột mốc đặc biệt
Sao thể thao
15:59:45 23/04/2025
Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ
Thế giới số
15:07:39 23/04/2025
Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy
Hậu trường phim
15:04:58 23/04/2025