Thủ tướng Anh “ghê tởm” những kẻ thề trung thành với IS
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ tăng cường thêm các biện pháp để ngăn chặn các phần tử khủng bố gốc Anh quay trở lại đất nước.
Trong bối cảnh gia tăng tình trạng công dân Anh tham gia tổ chức Hồi giáo cực đoan tại Syria và Iraq, Thủ tướng Anh David Cameron ngày 1/9 đã cam kết sẽ tăng cường giám sát các phần tử khủng bố người Anh.
Trong tuyên bố vào ngày hôm qua (1/9), Thủ tướng Anh đã gọi những kẻ “tuyên bố trung thành” với các nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) là “đáng ghê tởm” và khẳng định sẽ áp dụng các biện pháp mới nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn những kẻ này quay trở về đất nước.
Những biện pháp mới này bao gồm việc gia tăng quyền hạn cho cảnh sát để tịch thu hộ chiếu của những kẻ bị nghi ngờ khủng bố khi chúng có ý định trở về Anh. Trong khi đó, các hãng hàng không buộc phải khai thác thêm thông tin của hành khách đến và về từ các khu vực đang xảy ra xung đột.
Thủ tướng Anh David Cameron công bố các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhằm chống lại các phần tử khủng bố.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh David Cameron nhấn mạnh: “Tôn trọng những giá trị của người Anh không phải là một sự lựa chọn hay cơ hội. Đó là nhiệm vụ cho tất cả những ai sống trên mảnh đất này. Chúng ta sẽ đánh bại chủ nghĩa cực đoan và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước”.
Ông Cameron cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Anh với các cuộc không kích của Mỹ để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS), đồng thời không loại trừ khả năng Anh sẽ có những hành động tương tự trong tương lai.
Vào tuần trước, Anh cũng đã nâng mức độ mức báo động khủng bố từ “quan trọng” lên “nghiêm trọng”, mức báo động cao thứ hai trong tổng số 5 mức báo động tại quốc gia này, trong bối cảnh đã có khoảng 500 công dân Anh tới Iraq và Syria để tham gia vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), tổ chức cực đoan đã khiến cả thế giới sửng sốt vì những hành động tàn bạo.
Trước đó, đoạn video hành quyết nhà báo người Mỹ James Foley bởi một chiến binh đeo mặt nạ nói giọng Anh đã khiến cả thế giới nói chung và nước Anh nói riêng phải bàng hoàng.
Theo Khampha
Báo Nga: Lãnh đạo Anh, Đức và Pháp thống nhất áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga
Trong bối cảnh tiến trình điều tra vụ tai nạn rơi máy bay Malaysia tại miền Đông Ukraina đối mặt không ít khó khăn và vẫn "dậm chân tại chỗ", ngày 20/07/2014 Thủ tướng Anh David Cameron đã tiến hành các cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande về diễn biến tình hình của các cuộc điều tra này.
Qua đó, "Các bên đã đồng ý rằng Liên minh Châu Âu (EU) nên xem xét lại thái độ đối với Nga, và Ngoại trưởng các nước nên sẵn sàng đi đến thống nhất áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga trong khuôn khổ cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại EU sẽ diễn ra vào ngày 22/07/2014 tới".
Đại diện Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết: "Cả ba nhà lãnh đạo đã đi đến thỏa thuận rằng, mối ưu tiên nhất hiện nay là đảm bảo việc tiếp cận toàn diện và tự do vào các hiện trường vụ tai nạn, cũng như đảm bảo việc nhận các thi thể của nạn nhân và mang về cố quốc".
Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Các nhà lãnh đạo của ba nước cũng yêu cầu Tổng thống Putin cần thuyết phục các lực lượng dân quân hỗ trợ việc tiếp cận hiện trường vụ tai nạn "càng sớm càng tốt".
Biện pháp trừng phạt mới của Châu Âu
Ngày 19/07/2014, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã bổ sung một danh sách mở rộng các tiêu chí để đưa các công ty Nga vào danh sách đen của EU.
"Do mức độ nghiêm trọng của những diễn biến ở Ukraina, tất cả các quỹ, tài sản của cá nhân và tổ chức góp phần ủng trợ tài chính hoặc cơ sở vật chất cho các hành động vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraina; cũng như góp phần cản trở các tổ chức quốc tế tiến hành các cuộc điều tra ở Ukraina cần phải &'đóng băng' ngay lập tức", tuyên bố chung cho biết.
Trước đó, ngày 16/07/2014 Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Theo đó, các cá nhân cũng như tổ chức tài chính, công ty quốc phòng Nga phải chịu sự áp đặt trừng phạt đơn phương từ phía Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ cho biết, những biện pháp trên là đòn trừng phạt mạnh mẽ nhất của Washington đối với nền kinh tế Nga từ trước đến nay.
Phản ứng trước quyết định này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các biện pháp trừng phạt đang khiến cho quan hệ Nga - Mỹ lâm vào bế tắc và khiến Nga thiệt hại nghiêm trọng. Bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng điều xấu, chúng không thêm bất kỳ sự lạc quan nền kinh tế, và không bao giờ mang lại giải pháp nào đối với tình hình hiện tại.
Thanh Vân (dịch từ itar-tass)
Theo NTD
Tối hậu thư của Anh - Mỹ dành cho Nga về vấn đề Ukraine Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã đưa ra tối hậu thư cho Nga về vấn đề của Ukraine. Vấn đề Ukraine được Anh, Mỹ bàn luận Theo AP, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron ngày 5/6 đã đưa ra thời hạn chót mới đối với Nga, cho Moskva một tháng để đáp...