Thủ tướng Anh đáp trả cứng rắn Trung Quốc về luật an ninh Hong Kong
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói “không còn cách nào khác” ngoài việc cấp quyền công dân cho 3 triệu người Hong Kong nếu Trung Quốc cương quyết áp đặt luật an ninh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Theo Daily Mail, ông Johnson nói luật an ninh mà Trung Quốc áp đặt với Hong Kong sẽ làm “xói mòn nghiêm trọng quyền tự trị” của thành phố, vi phạm thỏa thuận Trung-Anh.
Thủ tướng Anh nói hành động của Trung Quốc khiến Anh không còn cách nào khác ngoài việc đảm bảo mối quan hệ lịch sử và lâu dài của Anh với người dân Hong Kong.
“Khoảng 350.000 người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO) và 2,5 triệu người khác từng sở hữu hộ chiếu này sẽ được phép xin nhập quốc tịch”, ông Johnson nói.
Video đang HOT
Ông Johnson nói Anh sẽ sửa đổi luật nhập cư để người Hong Kong đến Anh một cách dễ dàng hơn, được ở lại 12 tháng để học tập, làm việc và mở đường cho những người này xin nhập quốc tịch.
“Chính phủ Anh sẽ lựa chọn giải pháp này một cách tự nguyện”, ông Johnson nói. “Nhiều người Hong Kong lo lắng cho cuộc sống của họ. Nếu Trung Quốc cụ thể hóa hành động khiến họ sợ hãi thì Anh sẽ không thể cứ thế quay lưng bỏ đi. Thay vào đó, chúng ta sẽ thực hiện nghĩa vụ và cho họ một lựa chọn khác”.
Theo báo Anh, luật nhập cư sửa đổi liên quan đến vấn đề Hong Kong sẽ được chính phủ Anh đưa ra trong tháng này.
Một người biểu tình ở Hong Kong giơ hộ chiếu hải ngoại (BNO) do Anh cấp.
Hộ chiếu hải ngoại (BNO) được Anh cấp cho người dân Hong Kong trước năm 1997. Hộ chiếu hiện chỉ cho phép người Hong Kong sang Anh trong 6 tháng và không được phép sinh sống, làm việc. Nhưng Anh sẽ sửa đổi luật để người Hong Kong có thể tìm kiếm cuộc sống mới ở Anh.
Ming Wong, 39 tuổi, người mẹ có hai con nhỏ, là một trong những người Hong Kong đang xin cấp lại hộ chiếu BNO. “Chúng tôi đã nộp đơn từ tháng 12 và luật an ninh mới càng khiến chúng tôi mong muốn làm lại hộ chiếu”, Wong nói.
Theo văn phòng hộ chiếu Anh, số người Hong Kong xin gia hạn hoặc cấp lại hộ chiếu BNO đã tăng mạnh kể từ năm ngoái với 120.000 người, gấp khoảng 10 lần so với năm 2018.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói vẫn còn thời gian để Trung Quốc nghĩ lại và hủy bỏ luật an ninh.
Ông Raab cho rằng Trung Quốc đang tự đánh mất viên ngọc quý trên phương diện kinh tế, ám chỉ Hong Kong là trung tâm tài chính thế giới.
Cao ủy nhân quyền LHQ: Biểu tình ở Mỹ phơi bày những bất bình đẳng cố hữu
Ngày 2/6, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Michelle Bachelet cho rằng các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố ở Mỹ, xuất phát từ cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, cho thây "nạn bạo lực của cảnh sát" nhằm vào người da màu và sự bất bình đẳng cố hữu trong tiếp cận y tế, giáo dục và việc làm.
Người dân tham gia biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc, tại New York, Mỹ ngày 30/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, bà Bachelet cho rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã có "tác động tàn phá" đối với người gốc Phi và các sắc tộc thiểu số ở Brazil, Anh, Pháp và Mỹ, đồng thời kêu gọi khả năng tiếp cận dễ dàng hơn trong xét nghiệm y tế và chăm sóc sức khỏe dành cho những đối tượng này.
Bà Michelle Bachelet nói: "Virus này đang phơi bày những bất bình đẳng cố hữu bị phớt lờ trong thời gian quá dài. Tại Mỹ, các cuộc biểu tình nổ ra xuất phát từ cái chết của George Floyd đang nhấn mạnh không chỉ bạo lực của cảnh sát nhằm vào người da màu, mà còn cả những bất bình đẳng trong y tế, giáo dục, tuyển dụng và sự phân biệt chủng tộc cố hữu".
Liên quan đên các cuôc biêu tinh sau cai chêt cua George Floyd, cung ngay, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình chông phân biêt chung tôc tại Mỹ là rất đáng báo động. Người phát ngôn này nhấn mạnh: "Tình trạng bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến ở Mỹ rõ ràng là rất đáng quan ngại".
Cái chết của người đàn ông gốc Phi George Floyd tại sở cảnh sát bang Minnesota đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ trong những ngày qua.
Hiện hàng chục thành phố của Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm ở mức độ chưa từng thấy kể từ sau các cuộc bạo động bùng phát sau vụ ám sát nhà hoạt động Martin Luther King Jr. năm 1968.
Làn sóng biểu tình ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ cũng đã lan rộng ra các nước khác. Từ ngày 31/5, một số cuộc biểu tình đã diễn ra tại Canada, Anh, Đức và New Zeland bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội thời kỳ dịch bệnh.
Dự luật An ninh Quốc gia Hồng Kông: Anh, Mỹ phản đối quyết liệt; Trung Quốc biện hộ Việc Trung Quốc chuẩn bị ban hành Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông tiếp tục thu hút sự chú ý của các nước. Anh, Mỹ, châu Âu phản đối mạnh mẽ, trong khi Trung Quốc giải thích lý do, biện hộ cho quyết định của mình. Thủ tướng Anh Boris Johnson có kế hoạch cho người dân Hồng Kông tị nạn...