Thủ tướng Anh ca ngợi Đức, ‘làm ngơ’ Pháp
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 26/6 dường như “bỏ quên” nước Pháp khi trả lời phỏng vấn trước cuộc gặp với Tổng thống Emmanuel Macron.
Khi được hỏi về việc liệu Pháp và Đức đã “nỗ lực đủ” trong vấn đề Ukraine hay chưa, vị thủ tướng Anh chỉ ca ngợi Đức nhưng không nhắc đến Pháp.
“Hãy nhìn vào những gì chỉ riêng người Đức đã làm”, ông nói. “Tôi chưa từng nghĩ rằng một thủ tướng Đức thực hiện những gì ông Olaf Scholz đã làm: Gửi vũ khí giúp Ukraine tự vệ”.
Ông Johnson không nhắc đến Pháp, trong khi ca ngợi sự giúp đỡ của Đức cho Ukraine. Ảnh: AFP.
“Ông ấy đã có những bước đi rất, rất dài. 4% lượng khí đốt nhập khẩu của chúng ta (Anh) đến từ Nga. Tại Đức, con số này là 40%. Họ phải đối mặt với áp lực thực sự, họ phải kiếm năng lượng từ nguồn khác. Nhưng họ đang làm điều đó. Họ đang nỗ lực. Họ đang hy sinh”, ông Johnson tuyên bố.
Pháp là một trong những quốc gia phương Tây tích cực vận động cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine qua con đường thỏa thuận. Hôm 3/6, Tổng thống Macron tuyên bố các nước không nên khiến Nga xấu hổ để có thể tìm ra lối thoát qua các kênh ngoại giao khi chiến sự kết thúc.
Tuyên bố này đã bị phía Ukraine chỉ trích.
Trả lời báo giới ngày 26/6, ông Johnson cũng cảnh báo về nguy cơ sự ủng hộ của phương Tây với Ukraine suy yếu, cũng như việc giữ gìn sự thống nhất trong thời gian dài là điều khó khăn. “Trên thực tế, dân chúng và các chính trị gia sẽ mỏi mệt”, ông nói.
Dù vậy, trong cuộc gặp sau đó, ông Johnson và ông Macron đã đạt được đồng thuận về tăng cường ủng hộ cho Ukraine, theo tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Anh.
“Họ nhất trí rằng đây là thời điểm quyết định với chiều hướng của cuộc xung đột, và tồn tại cơ hội để đảo chiều cuộc chiến”, một người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết, theo Reuters.
Nga tung video tên lửa chống tăng Kornet tấn công mục tiêu ở Ukraine . Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/6 tung video lính dù nước này dùng tên lửa chống tăng Kornet tấn công vị trí quân đội Ukraine tại một nhà máy bỏ hoang.
Chiến sự Ukraine phủ bóng triển lãm quốc phòng tại Pháp
Một số nhà sản xuất quốc phòng cho biết chiến sự Ukraine đang là cơ hội tốt cho việc kinh doanh trong khi một số cho biết cuộc chiến đã phơi bày sự thiếu hụt năng lực sản xuất tại châu Âu.
Sau một thời gian bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, triển lãm quốc phòng Eurosatory vừa mới được khai mạc trở lại tại khu ngoại ô Villepinte ở phía bắc Paris (Pháp). Đây là triển lãm lớn nhất thế giới dành cho lực lượng bộ binh.
Xe tăng KF51 Panther của hãng Rheinmetall tại triển lãm Eurosatory. Ảnh REUTERS
Theo Reuters ngày 14.6, triển lãm năm nay thu hút các nhà sản xuất từ khoảng 60 quốc gia với nhiều loại vũ khí như xe tăng, xe bọc thép, thiết bị quân sự...
Kế bên gian hàng của Ukraine, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ trưng bày loại tên lửa chống tăng Javelin một cách tự hào như "người anh lớn bảo vệ cho em trai". Tên lửa này đang đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng phòng vệ Ukraine chống lại Nga.
Khách tham quan xem tên lửa của Lockheed Martin. Ảnh AFP
Triển lãm năm nay vắng bóng nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới là Nga khi 3 nhà sản xuất đã rút khỏi sự kiện. Trong số 1.700 hãng tham dự, số lượng công ty từ các nước Baltic và Đông Âu đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba.
Nhiều người tham dự cho biết nhu cầu vũ khí đang tăng mạnh khi các nước gửi vũ khí cho Ukraine cũng như để tăng cường kho vũ khí của họ.
Người dự triển lãm đi qua gian hàng của hãng KMW (Đức). Ảnh AFP
"Triển lãm năm nay là về Ukraine. Chiến tranh là điều tốt cho kinh doanh nhưng không phải là điều làm tôi vui", một nhà sản xuất châu Âu giấu tên cho biết.
Phát biểu mở màn triển lãm ngày 13.6, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron nói rằng Pháp đang là một nền kinh tế thời chiến, đồng thời kêu gọi các cường quốc châu Âu học hỏi sai lầm từ quá khứ và tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. "Chúng ta phải đi xa hơn, nhanh hơn và mạnh hơn nữa vì mệnh lệnh địa chính trị", ông Macron nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngồi trong buồng lái trực thăng H160M Guepard của Airbus. Ảnh AFP
Theo Reuters, nhiều nhà sản xuất nói rằng năng lực sản xuất đang bị thiếu hụt, đáng chú ý là tại châu Âu sau nhiều năm phụ thuộc vào nguồn vũ khí nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ. Một số nhà cung cấp nói không thể đáp ứng nhu cầu trang bị cho Ukraine đến năm 2024-2025.
Ông Elie Tenenbaum, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế (trụ sở tại Paris) cho hay số lượng đạn mà lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng trong một ngày nhiều hơn số lượng mà châu Âu có thể sản xuất trong một tháng.
Máy bay không người lái của Israel Aerospace Industries. Ảnh AFP
"Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu hiện nay không đủ cho cuộc chiến chúng ta thấy tại Ukraine", ông Tenenbaum nói và dự đoán việc thiếu năng lực sản xuất đối với cả Ukraine và Nga có thể khiến tốc độ cuộc chiến bị chậm lại.
Báo Le Monde của Pháp ngày 13.6 đưa tin chính quyền nước này đang cân nhắc dự luật cho phép trưng dụng các nhà máy dân sự để tăng năng suất chế tạo vũ khí.
Số lượng người vượt biên trái phép qua Eo biển Manche sang Anh năm 2021 cao kỷ lục Số liệu thống kê công bố ngày 22/12 tại Anh cho thấy trong năm 2021, số lượng người di cư vượt Eo biển Manche từ Pháp sang Anh đã tăng gấp 3 lần lên hơn 27.000 người, mức cao nhất từ trước đến nay. Lực lượng cứu hộ Anh (phía trước) chặn tàu chở người di cư từ Pháp băng qua eo biển...