Thủ tướng Ấn Độ thăm Bangladesh: Yên được một phương
Hơn 20 thỏa thuận hợp tác được ký kết với giá trị thương mại và đầu tư nhiều tỉ USD là bằng chứng sinh động cho thấy chuyến thăm Bangladesh của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rất thành công.
Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina (phái) đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Sân bay quốc tế Shahjalal ở thủ đô Dhaka của Bangladesh – Ảnh: Reuters
Nhưng còn quan trọng hơn thế là việc Ấn Độ và Bangladesh hoàn tất những thủ tục pháp lý cần thiết để hiệp định hoán đổi lãnh thổ ký kết cách đây 41 năm chính thức có hiệu lực.
Hiệp định này xử lý vấn đề quốc tịch và nơi cư trú của hơn 50.000 dân ở trong 163 khu vực lãnh thổ như những ốc đảo biệt lập trong lãnh thổ của hai nước. Thực thi hiệp định có nghĩa là hai nước không còn bất đồng nào nữa về lãnh thổ. Có thể nói một thời kỳ quan hệ hợp tác mới đang được hai nước cùng nhau mở ra.
Đối với ông Modi, việc này không chỉ đơn thuần là một thành quả đối ngoại có ý nghĩa quan trọng mà còn là bước đi nhằm tới những suy tính và lợi ích chiến lược lâu dài. Kể từ khi lên cầm quyền ở Ấn Độ, ông Modi chủ trương dành ưu tiên chính sách cao nhất cho thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và đẩy lùi ảnh hưởng của các đối tác ở bên ngoài khu vực. Dưới thời ông Modi, quan hệ của Ấn Độ với Sri Lanka đã được cải thiện rõ rệt. Bây giờ, Ấn Độ đang có triển vọng tương tự trong quan hệ với Bangladesh.
Hiệp định này giúp Ấn Độ yên ổn được ở thêm một phương và từ nay có thể tập trung nhiều hơn cho xử lý quan hệ với Trung Quốc và Pakistan. Cả hai nước hiện đều vẫn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Ấn Độ và sẽ còn tiếp tục như vậy trong thời gian tới. Bớt phải dàn trải, Ấn Độ tăng cường được cả thế lẫn lực trong quan hệ với hai nước láng giềng này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Vũ điệu hoài nghi Trung-Ấn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khởi động chuyến công du Nam Á đầu tiên bằng chuyến thăm dự án đầu tư mới nhất của Bắc Kinh tại Sri Lanka, dự án phát triển thành phố cảng 1,4 tỷ USD, bao gồm cả một bến du thuyền và một đường đua Công thức 1. Tất cả chỉ cách bờ biển Ấn Độ có 250km.
Video đang HOT
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến dự án nằm cạnh một cảng thương mại lớn khác cũng do Trung Quốc đầu tư sẽ là cách nhắc nhở rõ nhất về dấu chân kinh tế lớn mạnh của Bắc Kinh ở sân sau của Ấn Độ, ngay trước chuyến công du đầu tiên vào tuần tới của ông tới New Delhi.
Mặc dù nổi tiếng với đường lối dân tộc chủ nghĩa cứng rắn, tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng chìa tay với đối thủ truyền thống Trung Quốc sau khi lên nắm quyền hồi tháng 5, khi mời ông Tập sang thăm Ấn Độ.
Nhưng ông Modi cũng đã tìm cách ngăn các nước láng giềng của Ấn Độ "sa" vào vòng tay của Trung Quốc, nên đã chọn Bhutan và Nepal cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Thủ tướng. Ngoài ra ông cũng chìa cành oliu cho đối thủ Pakistan.
Nhưng điều đó có thể không làm Trung Quốc quá bận tâm. Ngược lại chính mối quan hệ thân thiết của ông Modi với Tokyo mới gióng hồi chuông cảnh báo ở Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng ông Modi có thể sẽ dùng lợi thế này của mình.
Ông Modi có mối quan hệ bè bạn nồng ấm với người đồng cấp Nhật Shinzo Abe, người đã đón chào ông nồng nhiệt thậm chí ngay cả khi ông bị các cường quốc phương Tây chỉ trích vì cho rằng ông không ngăn được các cuộc bạo động tôn giáo gây chết người ở Gujarat, bang ông từng điều hành.
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều lo ngại trước điều mà nhiều người xem là sự hiếu chiến ngày càng gia tăng trong vấn đề lãnh thổ của Bắc Kinh. Hơn nữa Washington cũng mong muốn Nhật-Ấn thiết lập hợp tác để đối trọng với Trung Quốc.
"Trung Quốc lo ngại chúng tôi sẽ tiến gần hơn với Nhật và Mỹ dưới thời Modi. Họ không muốn điều đó xảy ra", Jayadeva Ranade, giám đốc Trung tâm Phân tích và chiến lược Trung Quốc ở New Delhi cho hay.
Theo Ranade, điều này có thể cho New Delhi động lực khi đàm phán với Bắc Kinh, nhất là sau khi Nhật cam kết trong chuyến công du gần đây của ông Modi rằng sẽ tăng gấp đôi đầu tư vào Ấn Độ trong vòng 5 năm tới.
Hợp tác và cạnh tranh
Liu Jianchao, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, vào tuần này cho biết ông Tập sẽ thảo luận về đầu tư vào đường sắt Ấn Độ cũng như hợp tác hạt nhân trong chuyến công du vào tuần tới.
Phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn đang lộn xộn của Ấn Độ là một ưu tiên trọng yếu của chính phủ Modi. Ông Modi đã cam kết sẽ nâng cấp hệ thống xe lửa hiện nay và xây dựng đường tàu tốc độ cao đầu tiên cho Ấn Độ.
Ông Liu cũng cho biết hai bên sẽ tìm kiếm thúc đẩy đàm phán về vấn đề tranh chấp biên giới trong chuyến thăm của ông Tập.
Mặc dù biên giới Trung-Ấn chưa bao giờ chính thức được phân định, nhưng hai bên đã ký thỏa thuận. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh đang thực sự mong muốn duy trì hòa bình với nước láng giềng phía tây của mình.
Theo nhà phân tích chính trị Syam Saran, Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi, Ấn Độ, hai bên sẽ "tập trung vào những điểm chung" trong chuyến công du của ông Tập, tập trung vào thương mại, đầu tư cũng như hợp tác quốc tế.
"Rõ ràng là Trung Quốc đang coi Ấn Độ dưới thời Modi là một đối tác nghiêm túc và tin cậy cũng như là một đối thủ tiềm năng", Saran, người từng là ngoại trưởng Ấn Độ nhận định.
Trung Quốc đã đưa ra những đảm bảo trước chuyến công du rằng họ không tìm cách "bao vây" Ấn Độ, nỗi lo đã có từ bấy lâu, một phần do sự thân thiết của Bắc Kinh với nước láng giềng Pakistan và đầu tư không ngừng gia tăng của họ vào Sri Lanka, Bangladesh và Maldives.
"Trung Quốc coi Ấn Độ là đối tác phát triển", ông Liu nói với các phóng viên tại Bắc Kinh. "Trung Quốc không và sẽ không bao vây Ấn Độ".
Mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn bao trùm bởi sự nghi kỵ, phần lớn là do di sản của cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu năm 1962 giữa Ấn-Trung.
Nhưng Ấn Độ đang trải thảm đỏ đón ông Tập, người sẽ bắt đầu chuyến công du bằng việc ghé thăm bang quê nhà Gujarat của Thủ tướng Ấn Độ Modi vào ngày 17/9, đúng ngày sinh nhật lần thứ 64 của ông Modi.
Theo báo chí Trung Quốc, ông Tập sẽ khởi động chuyến công du Nam Á vào 14/9 tới Maldives , nơi Bắc Kinh đang không ngừng mở rộng sự hiện diện của mình, khi thành lập một sứ quán hoàn chỉnh ở đây vào năm 2011.
Từ đây ông sẽ tới Sri Lanka, nơi Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều và xây dựng một cảng nước sâu cùng một sân bay quốc tế trong vùng nằm giữa tuyến đường biển quốc tế đông-tây quan trọng, tuyến giao thương nhộn nhịp nhất thế giới.
Kế hoạch cho một cơ sở không quân với đầu tư của Trung Quốc hiện vẫn "đóng băng" sau khi Ấn Độ bày tỏ những lo ngại riêng.
Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào Bangladesh, rót tiền vào một trong những nhà máy than điện lớn nhất nước này cùng nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác.
Giới phê bình cho rằng chính phủ tiến nhiệm của Ấn Độ, do Đảng Quốc đại trung tả dẫn dắt, đã không đủ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi lại bỏ quên mất các nước láng giềng Nam Á.
Nhưng ông Ranade dự đoán điều đó sẽ thay đổi dưới chính phủ của Thủ tướng Modi. Ngoại trưởng Ấn Sushma Swaraj trong tuần này đã nói mối quan hệ Trung-Ấn là gồm cả "cạnh tranh và hợp tác".
"Chính phủ của ông Modi sẽ vạch ra một số đường giới hạn đỏ", ông Ranade dự đoán.
Vũ Quý
Theo Dantri/ AFP
Thủ tướng Ấn Độ Modi lọt vào danh sách "10 tội phạm hàng đầu" của Google Gã khổng lồ về tìm kiếm trên Internet đã phải vội xin lỗi ngài Thủ tướng Ấn Độ Modi. Động thái xin lỗi của Google diễn ra sau khi các bức ảnh của Thủ tướng Narendra Modi bắt đầu xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm hình ảnh về "10 tên tội phạm hàng đầu". Thủ tướng Ấn Độ Modi (ảnh: Reuters)...