Thủ tướng Ấn Độ bất ngờ có chuyến thăm lịch sử tới Pakistan
Thủ tướng Narendra Modi hôm qua bất ngờ có chuyến thăm lịch sử tới Pakistan, khi đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Ấn Độ tới nước này trong một thập kỷ.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif và người đồng cấp Ấn Độ Narenda Modi. Ảnh:Reuters
Ông Modi gọi điện cho Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif khi đang thăm nước láng giềng Afghanistan và hỏi liệu ông có thể dừng chân ở Pakistan trong hành trình về nước hay không, Ngoại trưởng Pakistan Aizaz Chaudhry nói sau khi ông Modi rời đi.
“Và thủ tướng nói với ông, ‘Xin mời đến, ngài là khách của chúng tôi, xin mời đến và uống trà với tôi’”, Reuters dẫn lời ông nói.
Video đang HOT
Hai ông ôm nhau sau khi ông Modi đặt chân xuống Sân bay Quốc tế Allama Iqbal. Lãnh đạo hai nước sau đó tới dinh thự của ông Sharif gần đó. Cả hai bên chưa đưa ra tuyên bố nào về nội dung cuộc thảo luận dài hai giờ. Sau khi gặp mặt, ông Modi rời đi để trở về Ấn Độ.
Chuyến thăm trùng với ngày sinh nhật của thủ tướng Pakistan. Ông Modi là thủ tướng Ấn Độ đầu tiên tới Pakistan từ năm 2004.
Căng thẳng giữa hai nước láng giềng trong những năm gần đây ở mức cao, nhưng quan hệ đã bắt đầu nồng ấm. Hai lãnh đạo tháng trước gặp nhau trong một khoảng thời gian ngắn ở Paris, bên lề hội nghị về biến đổi khí hậu COP21.
Trọng Giáp
Theo VNE
Đòi hỏi quá đáng
Trong chuyến thăm Mỹ mới rồi, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã đề nghị Washington đứng về phía Islamabad trong những vấn đề tranh chấp lâu nay giữa Pakistan và Ấn Độ.
Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif - Ảnh: Reuters
Ông Sharif còn cảnh báo nếu Mỹ không thiên lệch hẳn về phía Pakistan thì mối bất hòa giữa Pakistan và Ấn Độ sẽ tiếp tục gia tăng. Qua đó có thể thấy vị thủ tướng này của Pakistan ham muốn quá nhiều hoặc không hiểu thực chất chính sách của Mỹ ở Nam Á.
Ở khu vực này hiện có 3 vấn đề lớn mà Mỹ chỉ với chính sách cân bằng thì mới thực hiện và bảo toàn được tốt nhất lợi ích của mình. Đó là cân bằng quan hệ với Ấn Độ và Pakistan, cân bằng giữa đẩy lùi Taliban ở Afghanistan và Pakistan với để ngỏ khả năng đối thoại với lực lượng này, và cân bằng giữa hợp tác và ganh đua ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực, đặc biệt ở Pakistan bởi nước này có quan hệ gắn bó chặt chẽ truyền thống với Trung Quốc. Nhìn như thế thôi đã đủ để thấy Mỹ không thể nghiêng hẳn về phía Pakistan trong quan hệ của nước này với Ấn Độ.
Ông Sharif đưa ra đề nghị trên như một kiểu đòi Mỹ phải trả giá cho việc Pakistan giúp đối phó với Taliban chứ lẽ ra phải biết rằng Mỹ cũng có những lợi ích chiến lược thiết thực và lâu dài trong quan hệ với Ấn Độ. Mỹ không thể trả cái giá ấy và vì thế không thể đáp ứng được đề nghị của ông Sharif.
Nhưng vì cần Pakistan nên Mỹ khó xử. Dù đối phó mối đe dọa an ninh từ Taliban ở Afghanistan và Pakistan hay lôi kéo Taliban vào hòa giải dân tộc và hòa bình ở Afghanistan thì Pakistan đều đóng vai trò quan trọng. Và muốn ganh đua ảnh hưởng với Trung Quốc ở nơi này thì Mỹ không thể không tranh thủ Pakistan.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Ấn Độ bác đề xuất của Pakistan về hòa bình ở Kashmir Ấn Độ đã bác bỏ đề xuất mà Pakistan trình Liên Hiệp Quốc về sáng kiến hòa bình 4 điểm ở khu vực Kashmir mà hai bên tranh chấp, theo Reuters ngày 2.10. Ấn Độ và Pakistan vẫn thường xảy ra giao tranh ở vùng Kashmir - Ảnh: Reuters Sau khi Thủ tướng Pakistan, ông Nawaz Sharif đề xuất sáng kiến hòa bình...