Thủ tướng Abe nêu 8 kịch bản phòng vệ tập thể
Trong phiên họp đầu tiên ở quốc hội đầu tiên kể từ khi Nội các Nhật Bản giải thích lại quyền phòng vệ, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra tiêu chí mới để quyết định đâu là mối nguy buộc Nhật Bản sử dụng vũ lực để hỗ trợ đồng minh.
Phát biểu trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện hôm 14/7, ông Abe đã nêu ra 8 kịch bản có thể viện đến quyền phòng vệ tập thể, nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện cứng được Nội các nước này thông qua hôm 1/7: Một là, một đồng minh hoặc một quốc gia bạn bè bị tấn công; Hai là, cuộc tấn công đó đặt ra mối đe dọa rõ ràng đối với sự tồn tại của nước Nhật; Và ba là, cuộc tấn công đe dọa hủy hoại quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân. Lời giải thích này được đưa ra sau khi phái đối lập tại Quốc hội tỏ ý nghi ngại trước bước thay đổi quan trọng trong chính sách an ninh của Nhật Bản.
Theo ông Abe, Nhật Bản sẽ không triển khai quân để đối phó với một đòn tấn công của một tổ chức khủng bố quốc tế nhằm vào đồng minh Mỹ, tương tự vụ 11/9/2001. Việc Tokyo sử dụng quyền phòng vệ tập thể trước các cuộc tấn công nhằm vào các nước ngoài Mỹ “sẽ rất hạn chế”.
Liên quan đến tiêu chí “mối đe dọa đối với sự tồn tại của nước Nhật”, Thủ tướng Abe đã đưa ra nội dung để xác định đâu là tình huống chứa đựng “mối đe dọa rõ ràng” đối với lợi ích của Nhật Bản. Cụ thể như sau: Ý định và khả năng của nước thủ địch; tình huống leo thang diễn ra ở đâu; quy mô, hình thức và diễn biến; khả năng các hành động thù địch lan tới Nhật và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân Nhật. Tựu trung lại, những tình huống như thế này được Thủ tướng Abe mô tả là “một cuộc tấn công vũ trang của nhằm vào một quốc gia xung quanh, mà nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhằm vào Nhật Bản”.
Video đang HOT
Phụ theo lời giải thích này của ông Abe, ông Yusuke Yokobatake, người đứng đầu Văn phòng luật pháp Nội các nói trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện rằng: Việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể sẽ được luật hóa. 3 điều kiện cứng có thể sẽ được ghi trong luật, xem đây là cách hạn chế lạm dụng.
Những phát biểu trên đây dường như đã làm hài lòng nhiều nghị sĩ. Ông Kazuo Kitagawa, Phó Chủ tịch đảng Công Minh mới (New Komeito) cho biết, “chúng tôi đã được giải thích rõ đâu là mối đe dọa rõ ràng. Thủ tướng Abe đã đưa ra những nền tảng cơ bản cho những quyết định có tính mục đích, hợp lý, không có biểu hiện tiếm quyền của chính phủ”.
Theo Người Lao động
Đề xuất giúp đồng minh của chính phủ Nhật Bản gặp trở ngại
Ngày 3-6, Chính phủ Nhật Bản đã trình bày với liên minh cầm quyền một đề xuất mới về việc khi nào nước này sẽ được phép hỗ trợ cho các đồng minh an ninh trong các cuộc đàm phán về việc mở rộng vai trò ở nước ngoài của quân đội.
Tuy nhiên, những điều kiện mới này đã vấp phải sự chỉ trích ngay lập tức của đảng New Komeito, một liên minh cầm quyền với đảng Dân chủ tự do, nhưng đảng này vẫn thận trọng với nỗ lực của chính phủ về việc giải thích lại hiến pháp hòa bình để cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Theo những điều kiện này, lực lượng phòng vệ Nhật Bản "sẽ có thể thực hiện bất cứ việc gì ngoại trừ chiến đấu trong vùng chiến sự", một quan chức cấp cao đảng New Komeito cho biết sau một cuộc họp giữa chính phủ và liên minh cầm quyền hai đảng.
Hiến pháp hiện tại cấm Nhật Bản không chỉ sử dụng vũ lực mà còn can dự vào việc sử dụng vũ lực của các quốc gia khác khi quân đội Nhật Bản tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình đa quốc gia.
Nhật Bản sẽ bảo vệ các đồng minh nếu bị tấn công?
Chính phủ Nhật Bản cho rằng quân đội có thể cung cấp hỗ trợ cho các đồng minh chỉ khi đáp ứng được tất cả 4 điều kiện, đó là cho ai, hình thức nào, ở đâu và khi nào. Nếu được chấp nhận, Nhật Bản sẽ cung cấp hàng tiếp tế và dịch vụ cho các đồng minh đang tham chiến trên chiến trường.
Chính phủ nước này cũng đã đặt ra các điều kiện cho phép quân đội hỗ trợ quân đội Mỹ trong trường hợp khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên và hỗ trợ các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Trước đây, Nhật Bản chỉ có thể cung cấp dầu tới một khu vực không có chiến sự trong cuộc chiến do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan, sau các cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ ngày 11-9-2001.
Hai đảng trong liên minh cầm quyền này đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này mỗi tuần hai lần nhằm đạt được sự đồng thuận về vấn đề gai góc này có thể cho phép Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm về quyền phòng vệ tập thể, hoặc có thể bảo vệ một đồng minh đang bị tấn công vũ trang, bằng việc giải thích lại Hiến pháp. Nhưng không biết bao lâu nữa, hai đảng này mới có thể đạt được sự đồng thuận để mở đường cho nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra những quyết định liên quan.
Theo ANTD
Máy bay Nhật Bản nhiều lần xuất kích ngăn chặn máy bay Nga Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, trong 3 tháng qua, việc các máy bay chiến đấu của Nhật Bản phải xuất kích để ngăn chặn máy bay của Nga xảy ra thường xuyên hơn so với máy bay Trung Quốc. Máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản Báo cáo của bộ này, công bố vào ngày...