Thủ tục thay đổi nơi cư trú ra sao sau khi “khai tử” sổ hộ khẩu giấy?
Trước việc “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, nhiều người dân hoang mang khi không rõ thủ tục thay đổi nơi thường trú sau ngày 1/1/2023.
Thủ tục đăng ký thường trú được hướng dẫn cụ thể trước khi sổ hộ khẩu giấy bị “khai tử”.
Ngày 1/1/2023 tới đây, sổ hộ khẩu giấy chính thức không còn giá trị sử dụng theo quy định của Luật Cư trú 2020. Trước việc “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, nhiều người dân hoang mang khi không rõ thủ tục thay đổi nơi thường trú sau ngày 1/1/2023?
Trả lời cho câu hỏi trên, theo Bộ Công an, Khoản 1 Điều 20 của Luật Cư trú 2020 quy định “Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký tại chỗ ở hợp pháp đó”. Trong trường hợp người dân muốn thay đổi nơi đăng ký thường trú thì sẽ chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục thực hiện cụ thể như sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
Bộ Công an cho hay, khi công dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến nơi cư trú, Bộ Công an đề nghị công dân đến cơ quan Công an xã. phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú để được hướng dẫn.
Về trình tự thực hiện thủ tục đăng ký – thay đổi thường trú, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hướng dẫn cụ thể như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
Video đang HOT
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Người dân có 2 hình thức nộp hồ sơ là trực tiếp và trực tuyến, thời hạn giải quyết thủ tục được rút ngắn từ 15 ngày (theo quy định cũ) xuống 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Tuy nhiên, người dân cần lưu ý đối với mỗi trường hợp làm thủ tục đăng ký thường trú cần một số giấy tờ bổ sung khác, cụ thể như sau:
Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.
Trường hợp người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì khi đăng ký thường trú lần đầu phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch.
Chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy: Giải đáp ngắn gọn những vấn đề liên quan
Sau khi sổ hộ khẩu giấy bị "khai tử", một số thay đổi người dân cần biết khi đi làm thủ tục hành chính cũng như giao dịch liên quan đến loại giấy tờ này.
Từ 1/1/2023, sổ hộ khẩu giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. (Ảnh minh họa)
Ngày 1/1/2023, theo quy định tại Luật Cư trú 2020, sổ hộ khẩu giấy chính thức không còn được sử dụng, thay vào đó cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc bỏ sổ hộ khẩu giấy cũng khiến các thủ tục hành chính, giao dịch liên quan đến loại giấy tờ này bị thay đổi và người dân nên nắm được những thay đổi cơ bản này.
Xác minh thông tin cư trú như thế nào?
Theo Bộ Công an, công dân có yêu cầu xác nhận thông tin cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú. Các cơ quan đăng ký cư trú là công an các xã - phường - thị trấn bất kỳ.
Ngoài ra, công dân có thể xác nhận cư trú bằng cách gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Cách thức tra cứu cư trú online
Theo hướng dẫn của Cổng dịch vụ công quốc gia, để tra cứu các thông tin liên quan đến cư trú và thông tin cá nhân khác online, công dân có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú ở địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Chọn mục "Đăng nhập" ở góc trên cùng bên tay phải.
Bước 2: Lựa chọn tài khoản "Cổng dịch vụ công quốc gia" để đăng nhập.
Nếu chưa có tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia thì công dân có thể lập tức đăng ký theo hướng dẫn.
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, công dân chọn mục "Thông tin công dân" để tra cứu thông tin cá nhân và thông tin cư trú online.
Bỏ sổ hộ khẩu giấy, dùng giấy tờ gì thay thế?
Theo Bộ Công an, sau khi bổ sổ hộ khẩu giấy, người dân có thể sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip để thay thế khi cần chứng minh cư trú hoặc yêu cầu xác nhận cư trú online qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trực tiếp tại công an địa phương.
Thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch như thế nào?
Nhiều người cũng đặt ra thắc mắc sau khi "khai tử" sổ hộ khẩu giấy, cần làm các thủ tục như xin học cho con; mua bán nhà; xin việc; giao dịch ngân hàng... như thế nào?
Giải đáp thắc mắc này, Bộ Công an cho biết theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì sau khi bị thu hồi số hộ khẩu, công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú như đã nói ở trên.
Xác nhận thông tin về cư trú nói trên sẽ thay thế cho sổ hộ khẩu trong giao dịch với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp không có thẩm quyền truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với các thủ tục hành chính yêu cầu sổ hộ khẩu trước đây, công dân chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân cho các cơ quan, tổ chức đó. Từ số định danh cá nhân, các cơ quan, tổ chức sẽ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư để khai thác các thông tin cơ bản của công dân trong cơ sở dữ liệu phục vụ cho giao dịch hành chính.
Bỏ sổ hộ khẩu giấy, một số thủ tục hành chính và giao dịch liên quan có sự thay đổi. Ảnh minh họa
Cần làm gì khi thông tin cư trú có sai sót trên cơ sở dữ liệu?
Theo Điều 3 Thông tư 59/2021/TT-BCA của Bộ Công an, việc cập nhật, chỉnh sửa thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) phê duyệt.
Khi có yêu cầu thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã sẽ phát phiếu, hướng dẫn công dân kê khai, thu Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư; tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân kê khai với giấy tờ pháp lý, giấy tờ hộ tịch của người được thu thập.
Trường hợp thông tin về công dân đã đầy đủ, chính xác thì Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu.
Trường hợp thông tin về công dân chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác thì yêu cầu công dân kê khai bổ sung, chỉnh lý và xuất trình các giấy tờ có giá trị pháp lý làm căn cứ xác thực thông tin.
Trường hợp thông tin của công dân không đồng nhất thì Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với công dân, cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó, sau khi xác định thông tin chính xác của công dân thì Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu. Trường hợp không đủ căn cứ để phê duyệt thì thông báo và đề nghị công dân bổ sung, hoàn thiện.
Như vậy, khi phát hiện sai sót về thông tin cư trú hoặc thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công dân cần báo ngay cho công an xã - phường - thị trấn nơi mình cư trú để thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa thông tin.
2 điều cần làm ngay trước khi sổ hộ khẩu bị 'khai tử' Công dân cần thực hiện hai việc này càng sớm càng tốt, trước khi sổ hộ khẩu giấy bị "khai tử" kể từ 1-1-2023 tới đây. Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy không còn giá trị sử dụng. Những sổ đã được cấp cho công dân sẽ chỉ...