Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi thôi việc
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con.
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ sinh con; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; Lao động nữ mang thai; Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Lao động nữ sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 31, 32, 34 và khoản 1, Điều 35 Luật BHXH.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi thôi việc. Ảnh minh họa
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:
- Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi (bản chính);
- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Giây chưng nhân nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực) đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi;
Trường hợp lao động nữ sau khi sinh, con chết thì có thêm bản sao có chứng thực Giấy báo tử hoặc Giấy chứng tử của con hoặc bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ (nếu con chết chưa được cấp Giấy báo tử hoặc Giấy chứng tử).
Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, ngoài Sổ BHXH của người mẹ và Giấy chứng sinh hoặc giấy khai snh của con thì có thêm bản chính Sổ BHXH của người cha và bản sao có chứng thực Giấy chứng tử của người mẹ (nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH bắt buộc) hoặc có thêm bản sao có chứng thực Giấy chứng tử của người mẹ và bản chính Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (Mẫu số 11B-HSB, 01 bản chính) nếu chỉ có mẹ tham gia BHXH bắt buộc;
Video đang HOT
Sau khi có đầy đủ hồ sơ như trên, người lao động mang ra BHXH nơi công ty cũ có đóng BHXH cho mình ở quận nào thì nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa của BHXH tại quận đó.
Mức hưởng BHXH được tính như sau:
Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con ngoài giá thú
Theo quy định pháp luật, việc đăng ký khai sinh cho con không phụ thuộc vào cha, mẹ của người con đó có đăng ký kết hôn hay không. Việc không đăng ký kết hôn không mất quyền làm cha, làm mẹ.
Theo quy định của Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, để đảm bảo quyền được khai sinh cho trẻ em khi sinh ra, con trong giá thú và con ngoài giá thú đều bình đẳng về việc được đăng ký khai sinh mà không có bất kỳ sự phân biệt nào cả.
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con ngoài dã thú - Ảnh minh họa
Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định chung như sau:
- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha. Tuy nhiên, đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú nếu không xác định được người cha, phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh.
- Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi đứa trẻ sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, Giấy chứng sinh được thay thế bằng Giấy xác nhận của người làm chứng, nếu không có người làm chứng thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trường hợp cha mẹ có đăng ký kết hôn thì xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Quy định tại: Điều 15, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định:
"1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha mẹ có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay thế bằng giấy xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh".
Thủ tục nhận cha cho con được tiến hành theo 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Việc nhận cha cho con do các bên tự nguyện và không có tranh chấp được thực hiện tại UBND cấp xã theo quy định tại Điều 34, Nghị định số 58 như sau:
- Người nhận cha cho con nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), trường hợp nhận cha cho con chưa thành niên phải có sự đồng ý của người đang là mẹ của đứa trẻ, trừ trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời phải xuất trình các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh của người con; Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha - con (nếu có).
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha cho con là đúng sự thật và không có tranh chấp UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha cho con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
- Khi đăng ký việc nhận cha cho con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt và UBND xã sẽ cấp Quyết định công nhận việc nhận cha cho con.
Căn cứ vào Quyết định công nhận này, các bên có thể đề nghị UBND xã đăng ký bổ sung phần ghi thông tin người cha trên Giấy khai sinh cho trẻ em.
Trường hợp thứ hai: Các bên không tự nguyện trong việc nhận cha cho con, tức là có tranh chấp về việc nhận cha cho con, có thể là người cha không thừa nhận đứa con hoặc người mẹ không đồng ý về việc nhận cha cho con của mình đối với trường hợp con chưa thành niên hoặc người con không đồng ý nhận cha khi đã thành niên hoặc có người thứ ba cùng yêu cầu nhận cha cho con. Trường hợp này, người có yêu cầu nhận cha cho con phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện.
Đây là một loại án hôn nhân gia đình, cụ thể là tranh chấp về xác định cha cho con do TAND có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và Tố tụng dân sự.
Trường hợp này, người yêu cầu phải cung cấp các chứng cứ chứng minh quan hệ cha - con, ví dụ như: thư từ trao đổi giữa cha mẹ có tình cảm yêu đương, thời điểm quan hệ giữa hai người, thông báo việc có thai, trao đổi về trách nhiệm nuôi con... hoặc kết quả giám định ADN.
Quy định tại: Điều 34, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định:
" 1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên".
Luật Gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ "thảm sát Quảng Bình" qua lời kể của người vợ sống sót Sau một ngày điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, sức khỏe chị Lâm Thị Tý (36 tuổi) cùng con trai (13 tuổi ) - nạn nhân trong vụ thảm sát tại Quảng Bình khuya 14-10 đã qua cơn nguy kịch. Hiện trường vụ án Nằm trên giường bệnh, chị Tý vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại sự việc vừa...