Thứ trưởng Y tế: ‘Tuân thủ 3 tra 5 chiếu, tránh lẫn vaccine’
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các tỉnh đẩy nhanh tiêm vaccine Covid-19, đảm bảo an toàn tuyệt đối, kiểm tra kỹ, tránh để lẫn các loại vaccine.
“Phải tuân thủ 3 tra, 5 chiếu khi tiêm vaccine”, Thứ trưởng Tuyên nói tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19, chiều 5/11.
Quy tắc này gồm kiểm tra tên người bệnh, tên thuốc, liều thuốc; đối chiếu nhãn thuốc, thời gian dùng thuốc, chất lượng thuốc, đường dùng thuốc, số giường và số phòng. Đây là nguyên tắc nằm lòng đối nhân viên y tế, nhằm đảm bảo sự an toàn và tránh nhầm lẫn trong dùng thuốc.
Ông Tuyên đưa ra yêu cầu này trong bối cảnh vừa xảy ra sự cố tiêm nhầm vaccine Covid-19 cho 18 trẻ 2-6 tháng tuổi ở Hà Nội, song không đề cập đến vụ việc.
Các địa phương, đơn vị rà soát về công tác tiêm chủng, số vaccine đã tiêm, số còn lại, nhân lực, đặc biệt là 19 tỉnh phía Nam, báo cáo Bộ Y tế trước 17h ngày 6/11. Thứ trưởng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho người từ 50 tuổi trở lên); tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian; tiêm cho trẻ 12-17 tuổi.
Hai Bộ Y tế và Quốc phòng đã thống nhất “địa phương nào cần sẽ điều lực lượng quân y đến hỗ trợ”.
“Nếu chúng tôi không nhận được báo cáo theo đúng thời hạn, coi như địa phương không cần hỗ trợ. Khi đó địa phương để xảy ra tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vaccine sang nơi khác và lãnh đạo Sở Y tế sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh về việc điều chuyển vaccine”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tính đến tối 5/11, cả nước đã tiêm được hơn 86,4 triệu liều vaccine, trong đó 32,5 triệu người tiêm một liều và 26,9 triệu người tiêm đủ 2 liều. Một tuần nay, trung bình mỗi ngày tiêm được khoảng 1,1 triệu liều. Một số tỉnh triển khai tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi, như TP HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình… Hiện, tổng cộng đã tiêm được hơn 800.000 liều trẻ em.
Video đang HOT
Trên cả nước, tỷ lệ tiêm ít nhất một liều vaccine là 81,2%, đủ 2 liều vaccine là 37,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.
13 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương.
5 tỉnh tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine dưới 50% dân số từ 18 tuổi trở lên là Sơn La (42%), Nghệ An (43,6%), Thanh Hóa (45,4%), Nam Định (46,9%), Cao Bằng (48,7%).
Lãnh đạo Sở Y tế một số địa phương trong nhóm tỷ lệ tiêm chủng thấp (số tiêm so với số vaccine đã phân bổ), giải thích do việc “nhập liệu tiêm chủng chưa theo kịp tốc độ tiêm chủng” và cho biết đang phối hợp với các Sở, ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ nhập liệu. Các địa phương đề nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine để tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi.
Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết ngay khi có vaccine về, Viện sẽ thừa lệnh Bộ Y tế để phân bổ trên cơ sở kế hoạch dự trù của các tỉnh, thành. Do đó, địa phương cần tiêm chủng cho người trên 18 tuổi ngay số vaccine đã được phân bổ. Vaccine tiêm cho trẻ em phân bổ theo đợt riêng.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên tại cuộc họp chiều 5/11. Ảnh: Nguyễn Nhiên
Số ca cộng đồng và xã phường “đổi màu” cấp độ dịch đều tăng. Trong 7 ngày qua (29/10-4/11), cả nước ghi nhận 40.490 ca mắc mới, tăng 12.632 ca so với 7 ngày trước đó. Trong đó, 18.073 ca cộng đồng, tăng 6.324 ca so với 7 ngày trước.
Một tuần qua đã có sự thay đổi về số lượng xã, phường “đổi màu” cấp độ dịch: Giảm 142 xã, phường cấp độ 1, 2; tăng 142 xã, phường cấp độ 3, 4. 4 khu vực có xã, phường tăng cấp độ 4. Các địa phương rà soát tất cả người đi về từ các tỉnh, thành phố có số ca nhiễm cao (như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…).
“Chủ động giám sát, xét nghiệm trường hợp có nguy cơ cao, dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để phát hiện sớm, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời các ổ dịch”, ông Tuyên nói.
'Không thu bất kỳ chi phí nào liên quan tiêm vaccine Covid-19'
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Việt Nam đang tổ chức tiêm chủng vaccine Covid-19 miễn phí, do đó "tuyệt đối không được thu bất kỳ chi phí nào liên quan đến tiêm vaccine".
Thứ trưởng Tuyên nói điều này tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, chiều 9/8. Ông nhấn mạnh "kể cả các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ chi phí thì các đơn vị tổ chức tiêm vaccine cũng không được tiếp nhận".
"Việc tổ chức tiêm chủng vaccine không để phát sinh cơ chế xin - cho, nghiêm cấm tiêu cực trong tổ chức tiêm. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm chính về công tác phòng chống dịch trong đó có tiêm vaccine Covid-19", Thứ trưởng nói.
Ông Tuyên cho biết thời gian qua Bộ Y tế đã phân bổ cho các Viện và địa phương trên 18 triệu liều vaccine để triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, một số địa phương tiến độ tiêm chậm so với số lượng được phân bổ, như Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hóa.
Thứ trưởng yêu cầu tất cả địa phương, đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, không trông chờ, lựa chọn; mà vaccine về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó, "để chúng ta từng bước đảm bảo miễn dịch cộng đồng".
Đơn vị tiêm vaccine với tỷ lệ thấp so với số vaccine được phân bổ, Bộ Y tế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, theo dõi và giám sát. Bộ Y tế chủ động điều chuyển số vaccine đó về các đơn vị, địa phương khác có tỷ lệ tiêm cao, tốc độ tiêm nhanh.
"Lúc đó, Bộ Y tế sẽ không trao đổi lại mà căn cứ vào số liệu tồn để điều chuyển. Quan điểm là ưu tiên vacine cho TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam đang có dịch", ông Tuyên nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên họp Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, chiều 9/8. Ảnh: Trần Minh.
Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố chậm nhất đến ngày 30/7 phải phê duyệt kế hoạch tổng thể tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên đến hôm nay vẫn còn địa phương cho biết đến ngày 5/8 tỉnh mới phê duyệt. Thứ trưởng đề nghị các địa phương rà soát, phê duyệt trước 15/8.
Các địa phương bố trí cả điểm tiêm cố định và lưu động, càng nhiều điểm tiêm càng tốt, tránh thực trạng có nơi nhận vài chục nghìn liều vaccine nhưng tiêm cả tuần không xong. Đồng thời, không giới hạn số người tiêm trong một điểm tiêm.
"Tiêm tối đa nhất có thể. Một điểm tiêm không nhất thiết chỉ tiêm 100 liều một ngày mà có thể lên đến 200-300 hoặc nhiều hơn, nhưng phải đảm bảo tuân thủ chống dịch và an toàn tiêm chủng, chống tiêu cực trong tiêm chủng", Thứ trưởng nói.
Liên quan đến công tác vận chuyển vaccine, ông Tuyên cho biết ngay sau khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế và vaccine về đến kho, yêu cầu trong 5 ngày Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và các Viện Pasteur phải cấp đến các địa phương. Nếu quá 5 ngày, các địa phương báo cáo ngay về Bộ Y tế.
"Chúng tôi đã thống nhất với lãnh đạo Bộ Quốc phòng, vaccine từ các kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các Viện Pasteur sẽ do Bộ Chỉ huy quân sự của tỉnh phối hợp Bộ Y tế vận chuyển vaccine về địa phương. Do đó, các địa phương không lo chuyện vận chuyển vaccine", ông Tuyên nói.
Sau 5 tháng triển khai tiêm chủng, tính đến hết ngày 8/8, cả nước đã tiêm được hơn 9,4 triệu liều, trong đó có 8.458.225 người đã được tiêm 1 liều vaccine và 967.400 người tiêm đủ 2 liều vaccine.
Thứ trưởng Y tế: 'Không đóng cả nhà máy nếu phân xưởng có F0' Khi nhà máy có ca F0 tại một phân xưởng sản xuất, Bộ Y tế cho biết hướng xử lý là tách ca nhiễm, khử khuẩn và đưa phân xưởng hoạt động lại sau 24 giờ. Quan điểm này được Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định tại họp báo Chính phủ chiều 2/10 khi nói về Hướng dẫn tạm thời...