Thứ trưởng Y tế: ‘Người dân ở ngoài ổ dịch được về quê bình thường’
Người từ ổ dịch ở địa phương này đi đến địa phương khác buộc phải khai báo y tế, sàng lọc và theo dõi sức khỏe; còn lại những địa điểm khác được về quê bình thường.
Tối 4/2, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cho biết đã nhận được phản ánh của người dân về việc nhiều địa phương đang có những hình thức cách ly khác nhau với người về từ vùng dịch.
Theo ông Tuyên, từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam luôn chống dịch theo nguyên tắc cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Chính phủ đã giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình cụ thể, để quyết định việc cách ly (phong tỏa) một địa điểm “theo diện hẹp”, nơi có ca nhiễm Covid-19. “Vì vậy, ổ dịch (vùng dịch, điểm dịch) có thể là một cụm dân cư, khu chung cư, ngõ phố, khu phố, thôn, bản, xã hoặc rộng hơn là thành phố. Những nơi đã được chính quyền địa phương quyết định phong tỏa mới được coi là ổ dịch”, ông Tuyên giải thích.
Đơn cử, TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương); sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh); 11 khu vực ở Hà Nội như ngõ 86 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu), thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh)… được coi là các ổ dịch bởi đang bị phong tỏa. Những nơi khác ngoài các địa điểm này mà không có ca bệnh, thì không được coi là ổ dịch.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ảnh: Gia Chính
Ngoài ra, trong các ổ dịch, cơ quan chức năng sẽ phân loại các F1 (phải cách ly tập trung); F2 (cách ly tại nhà); F3, F4 và các trường hợp khác có được ra ngoài khu vực phong tỏa hay không sẽ do chính quyền địa phương quyết định.
Video đang HOT
“Những người từ các ổ dịch, khi về quê hoặc di chuyển đến địa phương khác, buộc phải khai báo y tế và theo dõi sức khỏe tại nhà. Còn những người không nằm trong các ổ dịch thì vẫn được di chuyến đến địa phương khác hoặc về quê, sinh hoạt bình thường và đảm bảo các biện pháp cần thiết như rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người”, Thứ trưởng Tuyên nói.
Vì Chính phủ đã giao các địa phương quyết định việc khoanh vùng, cách ly, nên trong quá trình người dân khai báo y tế, cơ quan y tế sẽ sàng lọc để xem xét áp dụng biện pháp cách ly phù hợp với những người trở về từ vùng dịch có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.
Ông Tuyên cũng cho biết, Bộ Y tế đang soạn thảo văn bản hướng dẫn các địa phương cách ly người từ vùng dịch, để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong cả nước. Dự kiến sáng nay (5/2), văn bản sẽ được ban hành.
Cùng chung quan điểm trên, PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng về nguyên tắc, chỉ những người trở về từ các ổ dịch – tức những địa điểm có ca Covid-19, mới cần phải cách ly. Đây có thể là những người đã rời khỏi ổ dịch trước khi có lệnh phong tỏa, hoặc trốn khỏi địa điểm bị phong tỏa.
“Việc địa phương nào đó cách ly tất cả những người về từ một phường, xã, những nơi đang có một vài địa điểm trên địa bàn ghi nhân ca Covid-19 là không cần thiết”, ông Phu nói.
Ông phân tích, những ai trở về từ TP Chí Linh thì cần thiết phải cách ly; nhưng nếu chỉ vì Hà Nội phong tỏa ngõ 86 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu) mà cách ly tất cả những người từ phường này là chưa thỏa đáng.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã yêu cầu cách ly những người từ địa phương có dịch về quê đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. TP Hải Phòng yêu cầu cách ly tập trung những người trong cùng xã, phường với ca Covid-19; Thừa Thiên Huế cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả công dân từ Quảng Ninh, Hải Dương, các quận, huyện thuộc TP Hà Nội đã được Bộ Y tế công bố có điểm dịch và các địa điểm do Bộ Y tế cập nhật…
Lên phương án lập bệnh viện dã chiến ở Gia Lai
Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Y tế, đánh giá cơ sở vật chất của Trung tâm điều trị chất lượng cao ở TP Pleiku, Gia Lai, có thể trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.
Chiều 3/2, quan điểm được ông Đỗ Xuân Tuyên đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai, sau khi địa phương ghi nhận 14 ca Covid-19 ở 5 huyện, thị xã, thành phố.
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nhìn nhận địa phương "lúng túng" trong công tác phòng chống Covid-19 do lần đầu có dịch bệnh, hệ thống y tế còn hạn chế nên công tác truy vết gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó tỉnh có đường biên giới dài 90 km, người dân tộc thiểu số chiếm đến 44%.
Bà Lịch mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành về kỹ thuật và chuyên môn để Gia Lai sớm khoanh vùng và khống chế được ổ dịch.
Tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, TP Pleiku bị phong tỏa sau khi có ca mắc Covid-19 thứ 14. Ảnh: Trần Hóa.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ những khó khăn của địa phương, đề nghị chính quyền tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho người đồng bào thiểu số, cư dân ở vùng sâu.
Ông Tuyên cho biết, để nâng công suất xét nghiệm tại Gia Lai, Bộ Y tế đã huy động máy móc của Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP HCM, có thể xét nghiệm 3.000 mẫu một ngày; đồng thời huy động thêm 30 cán bộ y tế hỗ trợ Gia Lai truy vết.
Qua khảo sát tình hình tại thị xã Ayun Pa - nơi xuất hiện hai ca mắc Covid-19 đầu tiên, Thứ trưởng cho rằng việc sử dụng Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa làm nơi cách ly, điều trị đã đảm bảo. Tuy nhiên, cơ sở này phải tuyệt đối không khám chữa bệnh khác. Tỉnh buộc phải phân luồng, hướng dẫn người dân đến các trung tâm y tế, bệnh viện lân cận.
Chuẩn bị trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Tuyên cho rằng Trung tâm điều trị chất lượng cao ở TP Pleiku (đơn vị ngoài công lập) rất phù hợp để trưng dụng làm bệnh viện dã chiến. "Cơ sở này nằm độc lập, hạ tầng đầy đủ, vật chất đảm bảo. Chúng ta chỉ cần đầu tư thêm trang thiết bị, và xây dựng trung tâm cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng", Thứ trưởng nói.
Lãnh đạo Bộ Y tế giao Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Sở Y tế Gia Lai khảo sát thực tế cơ sở này. Có bao nhiêu buồng và giường bệnh, vị trí nào có thể đặt được trung tâm cấp cứu bệnh nhân Covid-19, đồng thời khảo sát toàn bộ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị khảo sát, lên phương án thành lập bệnh viện dã chiến. Ảnh: Trần Hóa.
Hiện Gia Lai ghi nhận 14 ca mắc Covid-19, nguồn lây liên quan ổ dịch ở tỉnh Hải Dương. Dịch được phát hiện đầu tiên ở thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa hôm 30/1, sau đó lan rộng ra huyện Krông Pa, huyện Phú Thiện và TP Pleiku.
Như vậy, tổng cả 7 ngày 28-3/2, Bộ Y tế ghi nhận 329 ca nhiễm cộng đồng, ở 10 tỉnh thành gồm Hải Dương (240), Quảng Ninh (42), Hà Nội (21), Gia Lai (14), Bình Dương (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bắc Giang mỗi nơi một ca.
Bạch hầu, sốt xuất huyết chồng dịch Covid-19 Bộ Y tế dự báo từ nay đến cuối năm, điều kiện thời tiết thuận lợi khiến bệnh sốt xuất huyết và bạch hầu tăng cao, song hành cùng Covid-19. Dự báo được Bộ Y tế đưa ra tại hội nghị trực tuyến 62 điểm cầu về công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng năm 2020, ngày 21/9. Thứ trưởng Y tế...