Thứ trưởng Y tế nêu điều kiện cách ly F1 tại nhà
Người tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 (F1) được cách ly tại nhà nếu có phòng riêng, cam kết không rời khỏi nơi cư trú, theo Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Tối 24/5, trả lời VnExpress về chủ trương thí điểm cách ly F1 tại nhà tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói dịch bệnh tại hai địa phương này chủ yếu xảy ra trong khu công nghiệp. Số lượng F1 rất lớn, khiến các khu cách ly tập trung nguy cơ quá tải. Bắc Ninh hiện ghi nhận 505 ca nhiễm; rà soát được 37.000 F1 và F2; trong đó 31.000 người cách ly y tế. Bắc Giang ghi nhận 1.024 ca nhiễm; truy vết được 11.453 F1.
Vì vậy, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chiều 21/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang “mạnh dạn thí điểm quy mô nhỏ, đúc rút để xem xét mở rộng” việc cách ly F1 tại nhà.
Theo ông Tuyên, để thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, cần đảm bảo tối thiểu bốn điều kiện cơ bản.
Thứ nhất , Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang gấp rút rà soát kỹ tất cả F1 để phân loại thành “F1 nguy cơ cao” bắt buộc cách ly tập trung và “F1 nguy cơ thấp” được xem xét cách ly tại nhà. “Trong một phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp, khi có ca dương tính (F0) thì đương nhiên tất cả những người làm cùng là F1. Tuy nhiên cần phân loại, người tiếp xúc rất gần với F0 (dưới 2 m) là F1 nguy cơ cao; người chỉ làm cùng nhưng tiếp xúc xa (trên 2 m), ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc là F1 nguy cơ thấp”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phân tích.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ảnh: VGP
Video đang HOT
Thứ hai , Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 các địa phương sẽ xem xét, quyết định các trường hợp F1 được cách ly tại nhà, dựa trên tiêu chí phân loại nêu trên. F1 và gia đình phải ký cam kết với chính quyền tuân thủ nghiêm ngặt, không tự ý rời khỏi nơi cư trú. F1 cách ly tại nhà phải có phòng riêng để sinh hoạt. Các thành viên khác trong gia đình không tiếp xúc gần với F1. Mọi sinh hoạt của F1 thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Thứ ba , chính quyền cơ sở hướng dẫn F1 theo dõi và khai báo y tế hằng ngày; hướng dẫn thu gom, xử lý rác thải của người cách ly tại nhà.
Thứ tư , tất cả F1 được cách ly tại nhà phải được giám sát chặt chẽ, nếu vi phạm xử lý nghiêm. “Chính quyền sẽ giám sát bằng camera, nhưng quan trọng hơn là các tổ chống Covid-19 cộng đồng phải vào cuộc quyết liệt, giám sát thường xuyên”, Thứ trưởng Tuyên nói.
Ông Tuyên nói thêm, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 sáng 24/5, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đều đồng tình thí điểm cách ly F1 tại nhà. “Sau khi thực hiện ở hai tỉnh, Bộ Y tế sẽ cùng địa phương đánh giá, tổng kết, nếu hiệu quả tốt sẽ nhân rộng ra nơi khác”, ông Tuyên cho hay.
Dự kiến, ngày 25/5, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn chi tiết việc cách ly F1 tại nhà ở hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
Phó thủ tướng: 'Truy vết, xét nghiệm tại Tân Sơn Nhất rất thần tốc'
Ông Vũ Đức Đam chiều 6/2 chỉ đạo TP HCM khẩn trương khoanh vùng người liên quan nhân viên Tân Sơn Nhất dương tính nCoV, đảm bảo sân bay hoạt động bình thường.
Phó Thủ tướng chỉ đạo từ xa cuộc họp do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì tại Viện Pasteur TP HCM chiều 6/2. Ông Đam đánh giá cao TP HCM và Bình Dương đã triển khai chống dịch, truy vết "rất thần tốc, rất tốt".
"Đây là trường hợp đặc biệt ở sân bay Tân Sơn Nhất, cần khoanh vùng nhanh, gọn nhất có thể để vừa đảm bảo chống dịch, vừa không ảnh hưởng hoạt động sân bay", ông Đam nói. Điều thuận lợi là sân bay có hệ thống camera theo dõi, giúp ích rất nhiều quá trình truy vết.
Phó Thủ tướng chỉ đạo TP HCM nhanh chóng rà soát, cách ly những trường hợp cần thiết, đảm bảo sân bay hoạt động bình thường. "Không để Tân Sơn Nhất phải dừng hoạt động, điều này ảnh hưởng rất nguy hiểm, có thể gây tê liệt cả đất nước", ông Đam nói.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP HCM, "bệnh nhân 1979" là nhân viên làm việc xếp hành lý, điều phối hàng trên máy bay, không tiếp xúc hành khách. "Anh cũng nghỉ làm việc từ ngày 2 đến 4/2, ngày 5/2 lên sân bay lấy mẫu xét nghiệm rồi về nhà nên đã giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong sân bay", ông Dũng phân tích.
Từ ngày 30/1 HCDC lấy mẫu xét nghiệm tầm soát toàn bộ nhân viên làm việc tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Đến trưa 5/2, đã lấy được 5.900 mẫu xét nghiệm trên tổng số mẫu dự kiến của nhân viên sân bay là 7.000. Tối 5/2, kết quả ghi nhận 5.899 mẫu âm tính và một mẫu nghi nhiễm là nhân viên này.
Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết khi có thông tin nghi ngờ dương tính, cơ quan đã chủ động phối hợp cùng ngành y tế, họp ngay trong đêm, lập tức truy vết, khoanh vùng những người tiếp xúc. Tối 5/2, cơ quan chức năng xác định 21 trường hợp tiếp xúc gần, khử khuẩn các khu vực nghi ngờ. Công ty an ninh hàng không đã trích xuất camera từng hoạt động của nhân viên này từ 21/1 đến nay.
Trả lời câu hỏi "sân bay Tân Sơn Nhất có phải đóng cửa" của Thứ trưởng Y tế, đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết không có ý định đề xuất đóng cửa sân bay vì nhân viên làm việc tại vị trí không tiếp xúc với hành khách, đã nghỉ làm những ngày gần đây.
"Từ đầu dịch đến giờ, lượng khách về Tân Sơn nhất rất nhiều, cao nhất cả nước, TP HCM đã rất chủ động trong công tác xét nghiệm, đến nay chưa để xảy ra sơ sót", đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam nói.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định: "Vân Đồn có thể đóng cửa sân bay, với Tân Sơn Nhất thì không thể". Do đó, TP HCM phải chống dịch tốt, không để ảnh hưởng phát triển kinh tế.
Thứ trưởng đánh giá cao hoạt động lấy mẫu xét nghiệm giám sát toàn bộ nhân viên sân bay của TP HCM từ 30/1 đến nay, đề nghị đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm hơn 1.000 nhân viên còn lại.
Trưa 6/2, Sở Y tế Bình Dương xác định em trai nhân viên này dương tính Covid-19 ("bệnh nhân 1980"). Hai anh em sống chung nhà ở Chung cư Ehome 4, đường Vĩnh Phú 41, khu phố Hòa Long, phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, thuộc diện F1.
Từ đầu đợt dịch liên quan Hải Dương, Quảng Ninh đến nay, TP HCM chỉ ghi nhận một ca nhiễm là "bệnh nhân 1660" từ Hải Dương vào thành phố. Kết quả phân lập gene cho thấy bệnh nhân này nhiễm biến thể nCoV từ Anh, chủng có khả năng lây truyền cao hơn 70% chủng đã biết trước đó.
Như vậy, tổng 9 ngày từ 28/1 đến 6/2, Bộ Y tế ghi nhận 398 ca nhiễm cộng đồng, ở 12 tỉnh thành gồm Hải Dương (290), Quảng Ninh (47), Hà Nội (23), Gia Lai (18), Bình Dương (6), Bắc Ninh (2), Điện Biên (3), Hòa Bình (2), TP HCM (2), Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Giang mỗi nơi một ca. Trong đó ổ dịch lớn tại Quảng Ninh là sân bay Vân Đồn, lây nhiễm trong các nhân viên sân bay.
Thứ trưởng Y tế: 'Người dân ở ngoài ổ dịch được về quê bình thường' Người từ ổ dịch ở địa phương này đi đến địa phương khác buộc phải khai báo y tế, sàng lọc và theo dõi sức khỏe; còn lại những địa điểm khác được về quê bình thường. Tối 4/2, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cho biết đã nhận được phản ánh của người dân về việc nhiều địa phương đang có...