Thứ trưởng Y tế: ‘Cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine tại TP.HCM’
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ thông tin này trong bối cảnh Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu TP.HCM đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Chia sẻ nhanh với Zing tối 23/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết TP.HCM đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đồng loạt theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
“Về kế hoạch tiêm chủng, Bộ Y tế và TP.HCM đã lên phương án và có lộ trình cụ thể cho chiến dịch. Hiện tại, mục tiêu là cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine tại TP.HCM. Thành phố có khó khăn hay cần viện trợ, Bộ Y tế sẵn sàng hộ trợ”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hiện là Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch Covid-19 (lần 2) tại TP.HCM.
Ông cùng đoàn công tác của Bộ phận thường trực nhận nhiệm vụ chung là hỗ trợ các hoạt động chuyên môn kỹ thuật trong việc giám sát, đáp ứng chống dịch, điều trị bệnh nhân, xét nghiệm, tổ chức cách ly, công tác truyền thông trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận có liên quan.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra kho lạnh bảo quản vaccine Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.
Trước đó, ngày 17/6, TP.HCM được Bộ Y tế phân bổ 836.000 liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca, trong lô hàng gần một triệu liều Chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam. Ngày 19/6, chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất TP.HCM chính thức bắt đầu. Đến ngày 21/6, TP.HCM triển khai tiêm đồng loạt tại hàng trăm điểm tiêm chủng.
Video đang HOT
Theo kế hoạch đề ra của Sở Y tế TP.HCM, thành phố sẽ tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm/ngày. Mỗi điểm tiêm chỉ thực hiện cho 200 người/ngày. Nếu thực hiện đúng tiến độ, trong một ngày, khoảng 200.000 người sẽ được tiêm chủng. Dự kiến, chiến dịch hoàn thành trước ngày 27/6.
Tuy nhiên, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 hàng ngày của dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), TP.HCM mới tiêm được hơn 50.000 liều, chiếm khoảng 69% số lượng được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt.
Do đó, ngày 23/6, Bộ Y tế cùng lúc ra hai công văn khẩn đề nghị 10 tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong đó có TP.HCM.
Thứ trưởng Y tế: 'Công nhân Bắc Giang ở phòng trọ nào thì ở nguyên phòng đó'
"Công nhân tại phòng trọ nào phải ở nguyên phòng đó thì việc lây nhiễm chéo sẽ được kiềm chế trong thời gian tới", Thứ trưởng Y tế nói.
Trước thực tế 55% ca COVID-19 ở Bắc Giang do bị lây nhiễm trong khu cách ly tại Công ty Hosiden (Bắc Giang), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, để dập tắt sự lây nhiễm chéo trong môi trường này thì công nhân đang ở phòng trọ nào thì ở nguyên phòng đó.
Hiện Công ty Hosiden có hai đối tượng là F1 trở thành F0 và đối tượng đang ở khu nhà trọ trong khu phong tỏa có sự lây nhiễm chéo. Đối với khu nhà trọ không chỉ sử dụng hình thức phong tỏa mà tất cả công nhân phải ở trong phòng trọ. Thời gian này, mọi thực phẩm thiết yếu sẽ được chủ nhà trọ hoặc những người tình nguyện cung cấp tại chỗ để công nhân không ra ngoài đường. "Với nguyên tắc công nhân tại phòng trọ nào ở nguyên tại phòng đó thì việc lây nhiễm chéo sẽ được kiềm chế trong thời gian tới", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra đơn vị điều trị tích cực (ICU) mới được Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ thiết lập tại Bệnh viện Phổi tỉnh Bắc Giang.
Số ca nhiễm tiếp tục tăng
Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, qua theo dõi và đánh giá tình hình đợt dịch đang diễn ra tại Việt Nam thì thấy biến chủng virus B.1.617.2 từ Ấn Độ nguy hiểm, khả năng lây nhiễm cao và lan rộng nhanh. Mặt khác, dịch tại Bắc Giang xảy ra trong khu công nghiệp nên kiểm soát khó khăn do có mật độ công nhân tập trung lớn, làm việc trong môi trường yếm khí, di chuyển rộng, nhiều F0 đã di chuyển bằng phương tiện công cộng, tốc độ lây lan nhanh.
Dự báo trong những ngày tới số ca F0 vẫn tiếp tục tăng do hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang vẫn đang lấy mẫu xét nghiệm. Ngành y tế cũng đã xét nghiệm lần 3 với tất cả công nhân trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn.
Sáng 26/5, Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế phối hợp với tỉnh Bắc Giang điều động lực lượng y tế gồm 400 người (thuộc đoàn chi viện tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh) thực hiện việc test kháng nguyên nhanh thay thế xét nghiệm Realtime RT-PCR nhằm sàng lọc nhanh những người có nguy cơ cao để khẩn trương có phương án tách ra khỏi cộng đồng.
Lực lượng y tế trên triển khai công tác test nhanh cho gần 19.000 công nhân và người dân tại 3 điểm nóng nhất về dịch COVID-19 tại huyện Việt Yên, Bắc Giang gồm: Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng.
Trong đợt ra quân này, cứ khoảng 1-2 ngày lực lượng y tế sẽ tổ chức quét qua 40.000 người dân và công nhân. Việc này không chỉ quét ngang sàng lọc một lần và sẽ lặp đi lặp lại trong một thời gian, dự kiến 3 ngày sẽ xong.
Người dân xét nghiệm tại nhà thế nào
Về việc người dân tự xét nghiệm tại nhà, ông Sơn cho biết, trên thế giới hiện có nhiều hướng dẫn giúp người dân có thể xét nghiệm tại nhà. Các cơ sở trong trường hợp hạn chế nguồn nhân lực có thể hướng dẫn cho người dân tự xét nghiệm. Tại Việt Nam, Bộ Y tế sẽ áp dụng việc này trong khu cách ly.
"Bộ Y tế cũng đã xây dựng video clip hướng dẫn về phương pháp xét nghiệm test nhanh và tổ chức tập huấn nhanh cho tất cả mọi người tự nguyện trước đó. Sau đó chúng tôi sẽ giám sát và nhân viên y tế là người đi lấy mẫu, xử lý lại theo quy định", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và đội ngũ hỗ trợ xét nghiệm nhanh tại huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, test nhanh không phải là tiêu chuẩn vàng nhưng là xét nghiệm sàng lọc rất giá trị với độ nhạy khoảng 70-80% được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học.
Bộ Y tế hy vọng, với thời gian thực hiện và đọc kết quả rất ngắn (chỉ sau 15 phút có kết quả) sẽ là công cụ cần thiết giúp ngành y tế phân loại, sàng lọc các đối tượng bằng test nhanh và sau đó xét nghiệm khẳng định lại bằng tiêu chuẩn của PCR.
Về vấn đề này, GS-TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho hay, ở Bắc Giang do có thông báo cách ly nên có thể thực hiện test nhanh kháng nguyên theo từng cụm nhà. Thậm chí, tỉnh có thể làm mẫu gộp. Địa phương sẽ lấy mẫu bình thường và trộn theo môi trường, môi trường nào dương tính thì xét nghiệm kỹ. Còn trường hợp test nhanh cho kết quả âm tính vẫn làm mẫu gộp đem về xét nghiệm Realtime RT-PCR.
Như vậy trong một ngày chúng ta sẽ làm được rất nhiều mẫu, thậm chí có thể áp dụng test nhanh mẫu gộp theo từng cụm nhà và có thể hướng dẫn một số người dân tự lấy mẫu. Vấn đều là phải huy động thế nào, bố trí tổ chức nhân lực ra sao để thực hiện test nhanh cho người dân hiệu quả và an toàn nhất.
Theo bà Mai, khi test nhanh, những khu vực này không tập trung mà lấy theo đơn vị nhỏ hơn. Mỗi đơn vị được phát trước phiếu điền thông tin, sau đó cán bộ tới lấy mẫu từng nhà, làm gối cách nhau 15 phút sẽ có kết quả. Khi có kết quả, nhà nào có dương tính sẽ được đưa đến bệnh viện ngay.
TPHCM: 1.000 đội tiêm vắc xin Covid-19 tập huấn cho chiến dịch quy mô lớn Sở Y tế TPHCM đã gửi công văn hỏa tốc tới các cơ sở tiêm chủng yêu cầu cử hơn 1.000 đội tiêm tham gia tập huấn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Mỗi đội tiêm sẽ gồm 5 người, có nhiệm vụ khác nhau. Ngày 18/6, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng đã ký công văn hỏa tốc...