Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: ‘Ủng hộ cách ly F0 không triệu chứng tại nhà’
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM ủng hộ phương án cách ly F0 không triệu chứng tại nhà theo đề xuất của TP.HCM.
Nhân viên y tế phát cơm, thuốc cho bệnh nhân F0 không triệu chứng điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3, TP Thủ Đức (TP.HCM) – Ảnh: HOÀNG AN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM – cho biết ủng hộ phương án cách ly F0 không triệu chứng tại nhà theo đề xuất của TP.HCM.
Đối tượng thí điểm cách ly tại nhà theo ông là F0 không triệu chứng, bao gồm nhân viên y tế nhiễm COVID-19; các bệnh nhân sau thời gian cách ly và không còn khả năng lây nhiễm và những người trẻ, khỏe, có thể tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Trước đó, TP.HCM có đề xuất được cách ly F0 không triệu chứng tại nhà, xin ý kiến của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM. “Chúng tôi ủng hộ phương án này và đang báo cáo Bộ Y tế, để giao Cục Quản lý khám chữa bệnh sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề này” – ông Sơn nói.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1), với 80% ca mắc không triệu chứng, đưa tất cả vào bệnh viện điều trị gây áp lực lên hệ thống bệnh viện.
“Chưa kể người cách ly cũng không thoải mái như ở nhà, làm bệnh lý nặng lên. Đó là lý do chúng ta phải tính toán lại. Nếu cách ly tại bệnh viện, phải chuẩn bị nhân sự chăm lo cho họ bởi việc này không chỉ vài ngày, mà là nửa tháng hoặc dài hơn nữa” – bác sĩ Khanh dẫn chứng.
Vậy điều kiện để cách ly F0 không triệu chứng ngoài bệnh viện hoặc tại nhà là gì? Bác sĩ Khanh khẳng định không phải F0 không triệu chứng nào cũng được cách ly ở nhà, mà phải có sàng lọc kỹ.
Nếu F0 có nguy cơ cao (béo phì, bệnh nền, trên 60 tuổi) sẽ chuyển bệnh viện điều trị; người khỏe mạnh có thể cách ly ở nhà với điều kiện tất cả người trong gia đình phải khỏe mạnh, đồng thời nơi cách ly phải được “giới nghiêm” và giám sát chặt theo quy định. Điều này, theo bác sĩ Khanh, là có lợi hơn cho cả người bệnh và xã hội.
Tính đến hôm nay TP.HCM vượt ngưỡng 15.000 ca mắc COVID-19. Trong đó có đến 80% ca mắc không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và ngành y tế đang phải bố trí nhiều bệnh viện dã chiến, nhân lực để chăm sóc số bệnh nhân không triệu chứng này.
25 chuyên gia chống dịch chi viện TP HCM
Bộ Y tế điều động 25 chuyên gia giàu kinh nghiệm chống dịch vào chi viện TP HCM, phối hợp Bộ phận Thường trực do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo.
Thông tin do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông báo trong cuộc họp sáng 11/7 với Bộ phận thường trực hỗ trợ TP HCM chống dịch và các đơn vị chuyên môn.
Các chuyên gia sẽ tham gia công tác phòng chống dịch tại tất cả quận huyện của TP HCM. Các điểm nóng như TP Thủ Đức, quận 8, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh Bộ Y tế phân công từ hai đến ba chuyên gia phối hợp địa phương chỉ đạo công tác chống dịch.
Tất cả chuyên gia này đều có kinh nghiệm "trận mạc" dày dạn qua những đợt dịch như Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Long cho biết sẽ kêu gọi khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế cả nước chi viện TP HCM. Hiện nay, hơn 3.300 nhân viên y tế, sinh viên các trường y dược thuộc Bộ Y tế đã có mặt tại TP HCM, hỗ trợ các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Trước đó, hơn 300 sinh viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương đến TP HCM, "hỗ trợ lấy mẫu tại 2 điểm nóng Gò Vấp, Bình Thạnh rất tích cực và hiệu quả", theo Thứ trưởng Sơn.
TP HCM đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ 500 người phục vụ công tác truy vết. Hiện bộ phận Thường trực đã điều động nhân lực của 2 trường ĐH Y Thái Bình và ĐH Y Hải Phòng vào TP HCM thực hiện công việc này.
Ông Lê Khắc Nam, phó chủ tịch UBND TP, sáng 11/7 cho biết Hải Phòng đã hỗ trợ TP HCM một hệ thống Realtime PCR (gồm 1 máy đọc và 1 máy tách chiết); cùng 22.000 khay thử xét nghiệm. Hải Phòng sẵn sàng điều động thêm 100 sinh viên trường Cao đẳng Y dược và bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm, có thể lên đường ngay trong ngày khi có chỉ đạo.
Hiện, TP HCM tổ chức 2.500 đội lấy mẫu xét nghiệm với 4.000 người. Công suất lấy mẫu đạt 350.000 - 400.000 mẫu/ngày, phù hợp với năng lực xét nghiệm của 20 đơn vị xét nghiệm trên địa bàn. Thứ trưởng đề nghị rút ngắn thời gian trả mẫu xét nghiệm từ 24 giờ xuống còn 12 giờ.
Bộ phận thường trực đã chuẩn bị 500.000 test nhanh phân bổ về một số quận huyện và đơn vị xét nghiệm của TP HCM để phục vụ công tác xét nghiệm.
Bộ Y tế đang xây dựng kịch bản cho tình huống xấu và rà soát lại tất cả trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở oxy dòng cao, kể cả oxy, thuốc, hóa chất, thiết bị phòng hộ... chuẩn bị cho tình huống nhiều ca nhiễm.
Bộ Y tế kiểm tra các xưởng sản xuất có F0 tại TP.HCM Để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19 vừa sản xuất an toàn, đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra một số công ty tại khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM). Sáng 10/7, Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM tổ chức kiểm tra một số danh nghiệp sản xuất...