Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: ‘Đủ điều kiện cách ly tại nhà phải phát ngay túi thuốc cho người bệnh’
Khi nhận được các túi thuốc phân bổ xuống, cần phát ngay cho trạm y tế lưu động để ưu tiên đưa đến F0 nhanh nhất, không cần phải chờ tới sau khi cập nhật ca mắc COVID-19 của họ lên phần mềm.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ghé thăm một số gia đình F0, tìm hiểu tâm tư tình cảm của họ khi cách ly điều trị tại nhà – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Đó là đề nghị của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM – trong buổi kiểm tra, đôn đốc việc chăm sóc F0 tại nhà của các trạm y tế lưu động tại các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM ngày 30-8.
Bên cạnh dành thời gian kiểm tra thực tế tại 2 trạm y tế lưu động, bao gồm Trạm y tế lưu động 13 (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè); Trạm y tế lưu động số 6 (quận 4), Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn còn thăm một số gia đình có F0, tìm hiểu tâm tư tình cảm của họ.
Chia sẻ tình hình phát túi thuốc cho F0, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh – trưởng Trạm y tế xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) – cho biết các trường hợp sau khi test nhanh có kết quả dương tính, đơn vị sẽ tiến hành sàng lọc, lập hồ sơ và làm xét nghiệm khẳng định lại bằng RT-PCR. Từ đó mới lập danh sách F0 đủ điều kiện ở nhà theo từng ấp rồi chuyển thông tin cho trạm y tế lưu động phát thuốc.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ngay lập tức chấn chỉnh: “Theo hướng dẫn mới, nếu test nhanh dương tính, quyết định cho F0 cách ly ở nhà thì không cần phải xét nghiệm lại bằng RT-PCR ngay. Nếu trông chờ xét nghiệm RT-PCR sẽ vừa mất thời gian, vừa gây quá tải cho bộ phận xét nghiệm. Cứ ai có kết quả dương tính sau test nhanh, đủ điều kiện cách ly tại nhà thì phát ngay túi thuốc cho họ”.
Video đang HOT
Theo thứ trưởng, chỉ những ai bắt buộc phải đưa đi cách ly tập trung, lúc ấy mới lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm RT-PCR có nồng độ virus thấp (CT 30) cũng cho F0 theo dõi ở nhà.
Ông yêu cầu các trạm y tế lưu động ở Nhà Bè phát nhanh nhất túi thuốc cho F0, bởi họ cần được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản sớm nhất.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn còn yêu cầu các địa phương cần phải đưa cho người dân và các F0 ít nhất các số điện thoại của trạm y tế lưu động, trạm y tế cố định, trung tâm an sinh phường, xã, đội y tế địa bàn. Ngoài thông báo, cần in ra giấy phát cho các hộ gia đình.
“Các y bác sĩ quân đội và các lực lượng khác đang trực tiếp theo dõi chăm sóc F0 tại nhà phải cấp phát túi thuốc, túi an sinh một cách kịp thời nhất. Cùng với đó cần động viên, tư vấn cụ thể, không để những người nhiễm COVID-19 hoảng loạn, thiếu thuốc” – thứ trưởng đề nghị.
TP.HCM đang có những loại thuốc kháng virus nào?
Ngoài loại thuốc Remdesivir (thuốc kháng virus truyền tĩnh mạch) được Bộ Y tế phân bổ đang điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 từ nhẹ đến nặng, có bệnh lý nền ở tầng 2; mới đây ngành y tế TP.HCM được phân bổ 16.000 liều thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống áp dụng cho tầng 1.
Đây là loại thuốc rất mới, dùng điều trị cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ cách ly tại nhà. Thuốc này được đánh giá là “vũ khí” rất hữu hiệu, được các nước sử dụng bước đầu cho thấy rút ngắn được thời gian virus tồn tại trong cơ thể người, kéo theo việc giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng, giảm tỉ lệ tử vong.
Bình Dương chuẩn bị phương án ứng phó cấp độ cao hơn với dịch COVID-19
Trước tình hình ghi nhận hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày và dự báo dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày 26/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp khẩn triển khai kế hoạch ứng phó với dự báo số ca mắc có thể lên đến 150.000 ca trong thời gian tới.
Tối 26/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương thông tin: Trong ngày, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 4.868 ca mắc COVID-19 mới, tăng 17,9% so với ngày 25/8. Trong đó, số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa (55%) và sàng lọc cộng đồng (37%), số còn lại được phát hiện trong khu cách ly tạm thời. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 86.050 ca mắc COVID-19.
Đội thanh niên tình nguyện thuộc Tỉnh đoàn Bình Dương hỗ trợ ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm tại "vùng đỏ" của 15 phường trên địa bàn thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên.
Nâng quy mô ứng phó kịch bản có 150.000 ca mắc
Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, qua lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 và đợt 3 (từ ngày 2/8 đến nay) cho 1.549.913 người đã ghi nhận có 41.443 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ( tỷ lệ hơn 2,6%).
Trước tình hình ghi nhận hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày và dự báo dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày 26/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp khẩn triển khai kế hoạch ứng phó với dự báo số ca mắc có thể lên đến 150.000 ca trong thời gian tới.
Tại buổi họp chống dịch, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành cần nhanh chóng, chủ động kế hoạch ứng phó trước tình hình số ca mắc tăng nhanh. Theo đó, tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung huy động nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, sự điều phối bảo đảm khoa học, đạt hiệu quả cao để triển khai phương án và giải pháp chống dịch.
Cụ thể, tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ các sở, ngành liên quan phối hợp với Tổng Công ty Becamex IDC đốc thúc gấp rút bố trí thêm 7.000 giường tại tại cơ sở 2 Bệnh viện dã chiến Thới Hòa (thị xã Bến Cát) nâng quy mô điều trị tại đây lên 13.600 giường. Song song đó, Tổng Công ty Becamex IDC cũng đang triển khai tiếp các giai đoạn nâng quy mô lên 27.000 giường trong thời gian tới; trong đó tập trung khẩn trương đưa vào vận hành 100 giường hồi sức cấp cứu (ICU) cho bệnh nhi và sản phụ tại Bệnh viện quốc tế Becamex.
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương kêu gọi các doanh nghiệp khác vào cuộc hỗ trợ mở thêm nhiều bệnh viện dã chiến mới để đáp ứng thu dung, điều trị các ca F0 đang gia tăng; huy động toàn bộ lực lượng y, bác sĩ, nhân viên y tế của tỉnh tham gia chống dịch tại các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến và khu cách ly. Tỉnh yêu cầu ngành y tế phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị xây dựng phương án có thể ghi nhận 150.000 F0 để tính toán tổng thể nguồn nhân lực, bổ sung thêm trang thiết bị y tế, lực lượng y, bác sĩ... nhằm chủ động công tác điều trị.
Chủ động xét nghiệm, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng
Để chủ động ứng phó tình hình có thể lên tới 150.000 ca mắc COVID-19, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi yêu cầu khẩn trương làm tốt việc hướng dẫn thu dung điều trị F0 tại các trạm y tế lưu động và tổ chức hệ thống 3 tầng điều trị; đảm bảo an ninh trật tự bên trong lẫn bên ngoài tại các "vùng đỏ" đang " khóa chặt". Ông Nguyễn Văn Lợi cũng yêu cầu công tác tuyên truyền cần sâu hơn, rộng hơn, trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm, cùng đồng thuận huy động tổng lực đẩy lùi dịch bệnh.
Liên quan tới 11 phường đang "khóa chặt" tại thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương đánh giá công tác xét nghiệm, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng trong thời gian gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, về khâu điều phối vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Theo đó, cần triển khai nhanh hơn nữa các gói hỗ trợ đến người dân trong "vùng đỏ". Ban Chỉ đạo giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra việc thực hiện các gói hỗ trợ cho người dân, không bỏ sót và không để bất kỳ ai thiếu ăn, bị đói. Chỉ riêng trong ngày 26/8, tỉnh đã chi hỗ trợ cho 307.729 trường hợp gặp khó khăn do dịch bệnh, với số tiền là 139 tỷ đồng.
Cùng với đó, để tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời những phản ánh của người dân trong tình hình thực hiện giãn cách xã hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương công bố danh sách số điện thoại đường dây nóng các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, việc tận dụng thời gian "đông cứng, khóa chặt" triển khai xét nghiệm diện rộng nhằm quét sạch F0 ở "vùng đỏ". "Phải kiên trì xét nghiệm dù có tốn kém đến đâu để đưa hết F0 ra khỏi cộng đồng, làm sạch hoàn toàn COVID-19 tại những địa phương "vùng đỏ" đang còn xảy ra dịch bệnh. Tôi đề nghị cả hệ thống chính trị nỗ lực nhiều hơn nữa, càng khó khăn càng phải cố gắng, với phương châm lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài chống dịch và người dân là những chiến sĩ trên mặt trận chống dịch", Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhấn mạnh.
TP.HCM dự báo có 182.408 ca F0 cách ly tại nhà trong tháng tới, cần 182.408 túi thuốc Ngành y tế TP.HCM dự kiến số ca F0 trong 1 tháng tới là 182.408 ca. Do đó sẽ cần số túi thuốc tương ứng, chi phí gần 54 tỉ đồng. Số thuốc này sẽ được chuyển giao phân bổ nhiều đợt cho các F0 cách ly điều trị tại nhà. TP.HCM cần 182.408 túi thuốc trị giá hơn 54 tỉ đồng cho...