Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Việc nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản phải căn cứ vào các quy định của pháp luật
Trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 6/11 về việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị cho phép nhập khẩu 37 toa xe được phía Nhật Bản; Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Tháng 10/2021, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải… cho phép nhập khẩu toa xe được phía Nhật Bản tặng, cho.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cung cấp thông tin về việc nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, sau khi nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ về việc này, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) rất nghiêm túc xem xét và đang lấy ý kiến các Bộ, ngành; bởi trong điều kiện khó khăn hoạt động của doanh nghiệp, nhất là bối cảnh dịch COVID-19 khó huy động vốn để có các phương tiện.
Song, việc nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, theo Luật đường sắt năm 2017, tại Điều 32 đã quy định về đăng kiểm các phương tiện. Trong đó, với phương tiện đường sắt khi đưa vào sử dụng phải còn niên hạn do Chính phủ quy định. Đồng thời, phải được đăng kiểm định kỳ đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
Chính phủ cũng có Nghị định 65 quy định, với phương tiện đường sắt nhập khẩu thì phải dưới 10 năm đối với toa xe, đầu máy chở khác và chở hàng dưới 15 năm.
“Chúng ta đối chiếu nhanh theo quy định này sẽ thấy, các toa xe mà Tổng công ty Đường sắt đề nghị nhập từ Nhật Bản sản xuất từ năm 1979 – 1982 thì đã khoảng 39 – 42 năm. Như vậy, không đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Ngọc Đông nêu rõ.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, về khổ đường sắt của Nhật Bản là 1.067mm, còn của Việt Nam khổ hiện nay là 1.000mm nên khi đưa về phải hoán cải, đăng kiểm lại.
“Theo Tổng công ty Đường sắt báo cáo, khi vận chuyển về phải hoán cải với chi phí khoảng 140 tỷ đồng. Trong khi đó, về các toa xe, Việt Nam có các cơ sở đóng toa xe ở Hà Nội, Dĩ An (Bình Dương), TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi cho là việc phát triển công nghiệp đường sắt cũng là yếu tố cần xem xét”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Hiện Bộ GTVT đang tổng hợp ý kiến. “Nhưng quan điểm của Bộ GTVT là không đồng thuận vấn đề này và sẽ báo cáo sớm”, Thứ tưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.
Bộ trưởng GTVT: Xây dựng đường sắt tốc độ cao để cạnh tranh với hàng không
Trong quy hoạch đường sắt, Bộ trưởng GTVT cho biết sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng đường sắt tốc độ cao để cạnh tranh với hàng không, mục tiêu là năm 2028-2029 sẽ khởi công các gói thầu đầu tiên.
Chiều nay (1/11), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức công bố quy hoạch đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT - thông tin, quy hoạch đặt mục tiêu xác định tới năm 2030 sẽ cải tạo các tuyến đường sắt hiện có và làm mới 9 tuyến. Trong đó, ưu tiên triển khai 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, gồm đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM.
Cùng đó, ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt mới nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, đặc biệt khu vực Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối TPHCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được ưu tiên đầu tư trong thời gian tới (Ảnh minh họa).
"Tới năm 2050 phấn đấu hoàn thành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đồng thời duy trì và nâng cấp tuyến đường sắt hiện có để vận tải hàng hóa và hành khách" - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng GTVT, đây là lần đầu tiên 5 quy hoạch vận tải (hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải) được thực hiện đồng thời, trong đó đánh giá vai trò, lợi thế của từng ngành vận tải. Riêng đường sắt có kết nối với cảng biển lớn, cửa ngõ quốc tế, khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm logistics, kết nối cửa khẩu...
Trao đổi về 5 quy hoạch của ngành, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết Chính phủ đã phê duyệt 3 quy hoạch đường bộ, đường sắt và hàng hải. Riêng quy hoạch đường thủy nội địa đã báo cáo Thường trực Chính phủ, Bộ GTVT đã tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng với quy hoạch hàng không, hiện đã thông qua hội đồng thẩm định, tiếp thu và báo cáo Chính phủ. Hiện Văn phòng chính phủ đang thu xếp để Thường trực Chính phủ họp nghe báo cáo.
"Việt Nam có bờ biển dài, đường sắt chạy song song với bờ biển. Do đó, đối với vận tải hàng hóa Bắc - Nam, vận tải biển ven bờ sẽ được ưu tiên nhất vì có thể vận chuyển được khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng, chi phí thấp. Cùng đó, nâng cấp tuyến đường sắt hiện có, đầu tư các tuyến đường sắt kết nối cảng biển lớn để vận tải hàng hóa. Đặc biệt, với quy hoạch đường sắt, Bộ GTVT sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng đường sắt tốc độ cao để cạnh tranh hàng không" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành GTVT cho biết, đường sắt tốc độ cao là điểm mới hoàn toàn so với quy hoạch trước đây. Trong nhiệm kỳ này Bộ GTVT sẽ phấn đấu trình Chính phủ báo cáo dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, để báo cáo lên Bộ Chính trị, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, để kỳ tới sẽ tập trung thiết kế, giải phóng mặt bằng.
"Quy hoạch đường sắt xác định, từ nay đến năm 2030 sẽ triển khai hai đoạn ưu tiên là Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM. Mục tiêu tới năm 2028-2029 sẽ khởi công một số gói thầu đầu tiên" - ông Thể thông tin.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết mục tiêu năm 2028-2029 sẽ khởi công các gói thầu đầu tiên của đường sắt tốc độ cao.
Về nguồn vốn, quy hoạch xác định nhu cầu vốn là 240.000 tỷ đồng để cải tạo 7 tuyến đường sắt hiện hữu, nghiên cứu, xây mới 9 dự án mới đã quy hoạch, trong đó có tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam và TPHCM - Cần Thơ. Tới năm 2050, ngành GTVT sẽ nâng cấp xây dựng mới và đưa vào khai thác 25 tuyến đường sắt.
Bộ trưởng GTVT cũng cho biết, quy hoạch đề ra sẽ đầu tư đường sắt kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia, trong đó trước tiên sẽ đầu tư đường sắt kết nối ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc - Trung Quốc, tạo thuận lợi cho hàng hóa từ Việt Nam đi thẳng châu Âu. Cùng đó, đầu tư đường sắt kết nối cảng biển, cảng hàng không...
"Trách nhiệm sắp tới của Bộ GTVT là phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch. Trong đó, xây dựng quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, chi tiết hơn, lộ trình cụ thể hơn, đồng thời đề xuất với Chính phủ cơ chế huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước như vốn ODA, vốn các nhà đầu tư, vốn xã hội để thực hiện quy hoạch" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết thêm.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông: 'Một số địa phương sốt ruột làm ảnh hưởng lưu thông hàng hóa' Trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9 về công tác đảm bảo lưu thông hàng hóa, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ chỉ đạo thường xuyên để đảm bảo kiểm soát lưu thông hàng hóa. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông trả lời báo chí tại cuộc họp báo. Tổ...