Thứ trưởng Ngoại giao Nga: Matxcơva không mong đợi nhiều từ chính quyền Biden
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Matxcơva không mong đợi “bất cứ điều gì tốt đẹp” từ chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
“Chúng tôi chắn chắn không mong đợi điều gì tốt đẹp. Sẽ thật kỳ lạ nếu mong đợi điều tốt đẹp từ một nhóm người khi mà nhiều người trong số họ gây dựng sự nghiệp trên chứng sợ Nga và hắt nước bẩn vào đất nước tôi”, ông Ryabkov nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Interfax.
Các tuyên bố này được đưa ra vài ngày sau khi Mỹ cáo buộc Nga đứng sau cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ nước này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Ảnh: Sputnik News)
Video đang HOT
Liên quan cuộc tấn công, Tổng thống Biden cam kết trả đũa khi ông mhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Về phần mình, Nga phủ nhận các cáo buộc liên quan.
Theo ông Ryabkov, Nga nên chuyển sang cách tiếp cận “ngăn chặn tổng thể” trong quan hệ với Mỹ, duy trì “đối thoại có chọn lọc” về các đối tượng mà Nga quan tâm.
Vị Thứ trưởng Nga nói thêm rằng Matxcơva sẽ không bắt đầu bất kỳ cuộc tiếp xúc nào với các nhân viên chuyển tiếp của Biden và cũng sẽ không đưa ra bất kỳ “nhượng bộ đơn phương nào”.
Cũng theo ông này, nếu Mỹ tiếp tục tiếp cận Nga như một “đối thủ chiến lược”, Matxcơva sẽ “đối xử với Washington theo cách tương tự”.
“Quan hệ của chúng tôi đang đi từ xấu tới tồi tệ. Đây là điều rất điển hình trong bốn năm qua” , ông Ryabkov cho hay.
Nga nói Mỹ từ chối gia hạn hiệp ước vũ khí cuối cùng
Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói Washington không chấp nhận đề xuất gia hạn hiệp ước vũ khí hạt nhân New START trước khi nó hết hiệu lực năm sau.
"Chính quyền hiện tại của Mỹ đã quyết định không gia hạn Hiệp ước Giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược Mới (New START). Mỹ thể hiện rõ ràng rằng họ không thoải mái với đề xuất của Nga, thậm chí cho rằng chúng không thể chấp nhận được", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hôm nay.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được Mỹ phóng thử hôm 29/10. Ảnh: USAF .
Phát biểu được đưa ra một tuần sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden ít khả năng đưa ra đề xuất với Moskva về thỏa thuận này, bất chấp "việc gia hạn nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên".
Hiệp ước New START được Mỹ và Nga ký năm 2010 và có hiệu lực đến tháng 2/2021, cho phép mỗi nước triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Hai nước cũng bị giới hạn về số lượng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tàu ngầm, cũng như oanh tạc cơ mang bom và tên lửa hành trình hạt nhân.
Tổng thống Trump và các cố vấn cho rằng New START không liệt kê đầy đủ các loại vũ khí hạt nhân của Nga, đồng thời muốn đưa Trung Quốc vào khuôn khổ kiểm soát vũ khí rộng hơn. Nhiều nghị sĩ Mỹ và chuyên gia coi đề xuất này là biện pháp phá hủy New START và chấm dứt giới hạn kiểm soát kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ, do Trung Quốc đã bác bỏ hoàn toàn ý tưởng trên.
Washington sẽ không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước kiểm soát vũ khí nào với Moskva nếu từ bỏ New START. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 10 đề xuất hai nước gia hạn New START trong ít nhất một năm mà không kèm điều kiện, nhưng Mỹ bác bỏ. Hai nước cũng bất đồng trong các điều khoản gia hạn hiệp ước, dù đã trải qua nhiều tháng đàm phán.
Nga tuyên bố không quay trở lại Hiệp ước INF sau khi Mỹ rút Nga cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung là "một sai lầm không thể sửa chữa", khiến Nga không thể quay lại với Hiệp ước này. Hôm qua (11/7), Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định Nga không thể quay trở lại Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sau quyết Mỹ quyết định...