Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc điên rồ ở biển Đông
Báo Ấn Độ nhận định đây là lời lẽ nặng nề nhất mà Mỹ dành cho Trung Quốc thời gian gần đây và là điều khá bất thường đối với một quan chức ngoại giao khi đi thăm một nước thứ ba.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Thomas Shannon đang có chuyến thăm Ấn Độ bốn ngày. Mục đích chuyến đi nhằm bàn về các vấn đề song phương và toàn cầu, về sự hợp tác giữa hai bên để duy trì trật tự toàn cầu dựa trên cơ sở luật pháp, trong lúc Trung Quốc đang quyết liệt thay đổi hiện trạng và quân sự hóa biển Đông.
Phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ấn Độ ngày 29-6, Thứ trưởng Thomas Shannon nhận định Trung Quốc điên rồ ở biển Đông.
“Những gì Trung Quốc đang làm ở biển Đông là điên rồ, đó là tôi muốn nói đến những việc như xây đường băng rồi đưa máy bay ra đó. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên cơ sở luật pháp” – báo Economic Times (Ấn Độ) dẫn lời Thứ trưởng Shannon.
Economic Times nhận định đây là lời lẽ nặng nề nhất mà Mỹ dành cho Trung Quốc thời gian gần đây và là điều khá bất thường đối với một quan chức ngoại giao khi đi thăm một nước thứ ba. Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của ông Shannon với vai trò thứ trưởng Ngoại giao sau khi nhậm chức hồi tháng 4.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon cho rằng Trung Quốc đang điên rồ ở biển Đông. (Ảnh: REUTERS)
Theo Thứ trưởng Shannon, mục tiêu của Trung Quốc không chỉ là biển Đông mà còn là Ấn Độ Dương với việc Trung Quốc ngày càng mở rộng hiện diện ở khu vực này.
Một mặt chỉ trích Trung Quốc, một mặt Thứ trưởng Thomas Shannon khẳng định quan điểm của Mỹ luôn xem Ấn Độ là sức mạnh chiến lược tự nhiên ở Ấn Độ Dương. Theo ông, hợp tác Mỹ-Ấn Độ trên Ấn Độ Dương sẽ giúp cân bằng sự hiện diện sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực.
Video đang HOT
Mỹ hiện đang ủng hộ và vận động để Ấn Độ gia nhập Nhóm các nước cung cấp hạt nhân, trong khi đó Trung Quốc ra sức phản đối. NSG là một cơ chế kiểm soát xuất khẩu các nguyên liệu, vật liệu, thiết bị liên quan đến năng lượng hạt nhân, gồm có 48 thành viên. Tại Ấn Độ, Thứ trưởng Shannon một lần nữa khẳng định Mỹ sẽ nỗ lực giúp Ấn Độ trở thành thành viên của NSG.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Mỹ muốn "tranh thủ" Ấn Độ để kìm Trung Quốc trên biển
Giới phân tích nhận định, do có chung mối quan ngại về sự trỗi dậy và bành trướng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên biển nên Mỹ đang ra sức tiếp cận "ve vãn" Ấn Độ để cùng kìm chân con rồng châu Á.
Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Danish Siddiqui/Reuters
Trong bài phát biểu gần đây tại New Delhi, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc. Harry B. Harris Jr. đã nhấn mạnh mối quan hệ đang phát triển mạnh mẽ giữa Mỹ và Ấn Độ.
"Trong tương lai không xa, các tàu Hải quân của Mỹ và Ấn Độ sát cánh cùng nhau trên các vùng biển châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương sẽ trở thành cảnh tượng phổ biến và đáng hoan nghênh. Chúng tôi đang và sẽ làm việc cùng nhau để duy trì tự do hàng hải cho tất cả mọi quốc gia", ông Harry B. Harris Jr. tuyên bố.
Mặc dù sau đó vài ngày Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Manohar Parrikar khẳng định, New Delhi và Washington chưa có kế hoạch triển khai các cuộc tuần tra chung trên biển, song thực tế mối quan ngại chung của 2 bên liên quan đến sự trỗi dậy và bành trướng của Hải quân Trung Quốc đang kéo quân đội Mỹ-Ấn xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đầu tuần tới sẽ có chuyến thăm ngắn tới Mỹ và sẽ hội kiến với Tổng thống Obama đồng thời có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ - vốn được xem là sự kiện lịch sử đối với một nhà lãnh đạo từng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. Chuyến thăm lần này sẽ đánh dấu lần thứ 7 Thủ tướng Modi hội kiến với Tổng thống Obama kể từ khi ông Modi nhậm chức tháng 5.2014.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Obama.
Quan hệ vốn tương đối xa cách giữa Ấn Độ và Mỹ bắt đầu nóng lên từ sau chuyến thăm của cựu Tổng thống Bill Clinton năm 2000.
Năm 2008, hai quốc gia thông qua thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự mang ý nghĩa bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, phải đến thời Tổng thống Obama, quan hệ Mỹ - Ấn mới thực sự được nâng tầm và đang bước vào một giai đoạn mới.
"Ấn Độ thực sự là di sản của chính quyền Obama. Sau khi hai bên đạt được đồng thuận về vấn đề hợp tác hạt nhân dân sự năm 2008, quan hệ lạnh nhạt giữa Ấn Độ và Mỹ bắt đầu chuyển sang hợp tác tích cực", ông C. Uday Bhaskar, Giám đốc tổ chức Nghiên cứu Chính sách và Xã hội có trụ sở New Delhi nhấn mạnh.
Chính phủ Thủ tướng Modi đã tỏ ra "gần gũi" Mỹ hơn các chính phủ tiền nhiệm. Ấn Độ đang muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ để "vô hiệu hóa" sự phản đối của Trung Quốc đối với nỗi lực gia nhập Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (Nuclear Suppliers Group), một tổ chức gồm 48 quốc gia nhằm hạn chế nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân bằng cách kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu nguyên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân.
New Delhi cũng đang ngày càng tích cực tham gia các cuộc tập trận quân sự với Mỹ hơn bất cứ các quốc gia nào khác.
New Delhi và Washington cũng sắp ký thỏa thuận cho phép hai bên được tiếp nhiên liệu và sửa chữa các phương tiện quân sự tại các căn cứ của nhau. Đây là thỏa thuận đã được hai nước thảo luận trong hơn một thập kỷ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter nhấn mạnh, Ấn Độ đang trở thành đối tác ưu tiên hàng đầu của nước này, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ quốc phòng, thương mại và hợp tác thiết kế tàu sân bay.
Mỹ cũng là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Ấn Độ với các hợp đồng quốc phòng trị giá 14 tỷ USD kể từ năm 2007 đến nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter
Sự tăng cường hợp tác quân sự Mỹ - Ấn diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tích cực tăng cường ảnh hưởng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng cách thường xuyên tổ chức tuần tra mang tính chất bảo vệ tự do hàng hải nhằm thách thức các yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Về phần mình, Ấn Độ từng lên tiếng chỉ trích và lên án một số hành động của Trung Quốc, bao gồm việc triển khai 4 tàu chiến tới tập trận trong khu vực hồi tháng trước.
Tuy nhiên, ông Manoj Joshi, thành viên danh dự tại Observer Research Foundation, một tổ chức cố vấn ở New Delhi vẫn lưu ý rằng, dù gần gũi với Mỹ song Ấn Độ vẫn tỏ ra thận trọng vì không muốn căng thẳng với Trung Quốc, láng giềng kiêm đối tác kinh tế quan trọng của nước này..
"Chính phủ Ấn Độ nhận thức rõ những nguy cơ nếu nước này vướng vào vấn đề Biển Đông", ông Manoj Joshi nhấn mạnh.
Ngoài ra người Ấn Độ cũng không mặn mà ký các thỏa thuận hậu cần quân sự với Mỹ vì quan ngại sẽ phải hỗ trợ vai trò của Mỹ trong các cuộc xung đột quân sự trong tương lai.
Theo Danviet
Mỹ dựa vào đâu để ngăn Nga bán Su-30 cho Iran Hãng Reuters ngày 5/4 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon tuyên bố, việc Nga bán Su30 cho Iran là vấn đề của LHQ chứ không phải của Moscow. Tuyên bố này được Thứ trưởng Thomas Shannon đưa ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ: "Sẽ chặn việc thông qua bán máy bay chiến đấu Su-30" nói trên, đồng...