Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia bị yêu cầu từ chức vì ‘tấm bằng Cambridge’
Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Marzuki Yahya đang đứng trước áp lực buộc từ chức vì “lừa dối người dân” về trình độ học vấn.
Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Marzuki Yahya
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH STRAITS TIMES
Hồ sơ bằng cấp của Thứ trưởng Ngoại giao Marzuki Yahya bị soi xét sau khi bài viết về ông trên trang Wikipedia chứa thông tin ông có bằng quản trị kinh doanh của đại học Cambridge lừng danh ở Anh, hệ đào tạo từ xa.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng nước này nhanh chóng phanh phui rằng trường Cambridge không hề đào tạo bất cứ bằng cấp nào từ xa, theo AFP.
Video đang HOT
Vị quan chức ban đầu quả quyết sẽ chứng minh bằng của mình là thật nhưng đến ngày 6.2 thừa nhận không học trường Cambridge ở Anh mà là đại học Quốc tế Cambridge ở Mỹ.
“Tôi nghĩ họ đã hiểu lầm. Tôi học đại học Quốc tế Cambridge tại Mỹ. Tôi từng làm trong ngành hậu cần trước khi tham gia chính trị nên tôi muốn có bằng cấp về kiến thức chuyên ngành để mở rộng công việc”, ông Marzuki nói.
Theo AFP, đại học Quốc tế Cambridge không hề liên quan gì đến trường Cambridge danh tiếng tại Anh. Dù có đến 150 chương trình đào tạo nhưng bằng cấp của trường này không được cơ quan quản lý giáo dục Mỹ công nhận.
Hiện đảng đối lập UMNO của Malaysia đang kêu gọi Thứ trưởng Marzuki từ chức vì “lừa dối người dân”. “Làm sao ông ta lừa dối người dân với cái bằng giả và rồi tuyên bố đang chiến đấu chống tham nhũng và tuyên truyền quản trị tốt, có đạo đức được?”, lãnh đạo Đoàn thanh niên đảng UMNO Asyraf Wajdi Dusuki nói.
Trong khi đó, một số nghị sĩ đảng BERSATU thuộc liên minh cầm quyền đã lên tiếng bảo vệ ông Marzuki, nhấn mạnh chuyện bằng cấp không quan trọng bằng năng lực và sự tận tâm trong công việc của vị thứ trưởng.
Theo Thanhnien
Nga - NATO bế tắc trong việc cứu vãn hiệp ước hạt nhân
Cuộc gặp giữa quan chức cấp cao Nga và NATO ngày 25.1 kết thúc không thu được kết quả khả quan nào.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu sau cuộc họp với quan chức Nga ngày 25.1
AFP
Theo AFP, đại diện khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay đã họp bàn với phái đoàn Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov dẫn đầu tại Brussels, Bỉ. Nội dung cuộc họp tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên nhằm cứu vãn Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Mỹ và Liên Xô ký vào năm 1987.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc cuộc họp, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: "Không có bất kỳ tiến triển thực sự nào trong cuộc gặp hôm nay vì Nga không tỏ ra sẵn lòng thay đổi quan điểm của mình". Ông Stoltenberg còn cáo buộc Nga đang vi phạm hiệp ước INF thông qua việc phát triển và triển khai các loại tên lửa mới.
Tổng thư ký NATO nêu rõ: "Những vũ khí mới đó rất khó để phát hiện. Chúng di động và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể vươn tới các thành phố ở châu Âu".
Trong khi đó, các quan chức Nga bác bỏ cáo buộc và tố ngược lại rằng Mỹ mới là bên vi phạm hiệp ước khi triển khai máy bay không người lái và tên lửa khi thử các hệ thống phòng không.
Cuộc họp diễn ra giữa lúc Nga - Mỹ đang căng thẳng với những cáo buộc lẫn nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi INF và dọa sẽ chính thức khởi động quy trình 6 tháng rút ra từ ngày 7.2 nếu Nga không đáp ứng yêu cầu.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang sẽ diễn ra nếu INF sụp đổ. Ông cũng để ngỏ khả năng đưa thêm các quốc gia khác vào hiệp ước hoặc khởi động đàm phán để ký một thỏa thuận khác.
Theo giới quan sát, khả năng Mỹ chính thức rút khỏi INF có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường đối với tình hình an ninh thế giới, trong đó châu Âu có thể sẽ lại trở thành "chiến địa".
Theo Thanhnien
Đặc phái viên Mỹ, Triều Tiên tham dự cuộc gặp cấp cao không báo trước Ngày 18/1, các đặc phái viên của Mỹ và Triều Tiên đã tham dự một cuộc gặp cấp cao không được thông báo trước tại Stockholm, Thụy Điển. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui. Ảnh: Kyodo/TTXVN Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thụy Điển, bà Diana Kudhaib, cho biết quan chức Triều Tiên là Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son...