Thứ trưởng Ngoại giao: Lần đầu tiên văn kiện Đại hội nêu rõ ba ‘trụ cột’ đối ngoại
“Văn kiện Đại hội nêu rõ, đối ngoại gồm ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân… Đây là lần đầu tiên văn kiện Đại hội Đảng nêu rõ 3 trụ cột này”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho hay.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung. Ả: Như Ý
Ngày 30/1, bên hành lang Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã chia sẻ với báo chí về công tác ngoại giao giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.
G iữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
Thông qua công tác ngoại giao, ông đánh giá như thế nào về hình ảnh , vị thế Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế?
Có thể nói, hình ảnh và uy tín của Việt Nam đã được nâng cao trong mắt bạn bè quốc tế trong thời gian qua. Việt Nam được biết đến và được yêu quý vì đất nước có nền văn hóa rất đặc sắc, có nhiều cộng đồng dân tộc và có lịch sử lâu dài. Việt Nam cũng là dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng cũng là một dân tộc bất khuất và đã giành được thắng lợi trong việc bảo vệ nền độc lập của mình.
Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nhiều thành tựu trong quá trình đổi mới, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, trở thành điểm đến của các nhà đầu tư là đối tác thương mại trên thế giới.
Trong 5 năm qua, Việt Nam cũng tạo ấn tượng rất lớn khi đóng góp tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế, như đăng cai nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC 17. Vừa qua, chúng ta lại là Chủ tịch của ASEAN 2020 và được các nước đánh giá rất cao trong việc góp phần để củng cố sự gắn kết ASEAN.
Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng chúng ta đã hỗ trợ về nhân lực thiết bị và kinh nghiệm trong phòng chống COVID-19 với các nước, không chỉ ở trong khu vực mà còn ở các châu lục khác.
Ông nhận định gì về c ông tác bảo vệ lãnh thổ biên giới, chủ quyền biển, đảo là một nhiệm vụ tiên quyết, trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, được nhắc trong các văn kiện Đại hội?
Mục tiêu đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, tranh thủ được tốt nhất điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là mục tiêu nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Một mục tiêu rất quan trọng là chúng ta kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Điều này được ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của chúng ta qua nhiều kỳ Đại hội Đảng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi nói tới vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ta phải thấy rằng, có chủ quyền lãnh thổ biên giới trên bộ và trên biển. Ở khu vực biên giới trên bộ, chạy qua 25 tỉnh, có những công việc rất quan trọng đó là thực hiện các điều ước đã được ký kết giữa Việt Nam với ba nước láng giềng, liên quan đến công tác hoạch định biên giới, và công tác phân giới cắm mốc.
Còn tuyến trên biển, chúng ta, cùng với nhiều nước khác trên Biển Đông và các vùng biển quốc tế và cũng tuân thủ nghiêm túc theo Công ước Luật Biển 1982. Tôi rất mong muốn trong thời gian tới, chúng ta sẽ tăng cường hợp tác theo nghĩa rất rộng: từ vấn đề hợp tác để khai thác các nguồn tài nguyên trên biển cho đến hợp tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, nghiên cứu khoa học, hợp tác về chống tội phạm…
Đ ối ngoại độc lập tự chủ
Với đường lối đối ngoại được đề ra , đâu là điểm nhấn trọng tâm trong văn kiện Đại hội XIII , thưa ông?
Trước hết, các văn kiện đánh giá tình hình có những thuận lợi về mặt môi trường đối ngoại, như hòa bình hợp tác phát triển là xu thế lớn, quá trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế vẫn tiếp tục, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4… Bên cạnh đó, chúng ta cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong môi trường quốc tế và khu vực.
Đặc biệt là những biến động rất lớn từ những thách thức an ninh phi truyền thống, điển hình là tác động của đại dịch COVID-19 trong hơn một năm qua, cũng như tác động rất lớn từ bão lũ lịch sử tại miền Trung, an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia…
Chính vì vậy, bên cạnh những thuận lợi, cần hết sức chú ý đến những khó khăn, thách thức, đặc biệt những diễn biến mới hoặc vấn đề mới xuất hiện. Trên cơ sở đó, chúng ta vẫn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đã đem lại những thành tựu phát triển của đất nước và được sự ủng hộ rộng rãi của khu vực và cộng đồng quốc tế.
Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam là bạn, là đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia.
Lần này có điểm nhấn là chúng ta đặt nhiệm vụ đối ngoại phải phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.
Văn kiện cũng nêu rõ, đối ngoại gồm ba trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Đây là ba lực lượng đã phát huy tác dụng trong quá trình kháng chiến để nâng cao vị thế của đất nước, tranh thủ ủng hộ của quốc tế kể cả tinh thần và vật chất trong quá trình đổi mới thời gian qua. Nhưng đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đại hội Đảng nêu rõ ba trụ cột này.
Để thực hiện điều đó, chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có năng lực cao hơn, có trình độ tốt hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là xây dựng nền ngoại giao toàn diện và hiện đại. Bên cạnh đó, chúng ta không những là thành viên có trách nhiệm mà còn là thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế.
Bởi trong bối cảnh, tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến phức tạp, việc chúng ta là thành viên tích cực cũng góp phần tạo môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi hơn cho đất nước. Hiện nay chúng ta có điều kiện năng lực tốt hơn để làm việc này. Cộng đồng quốc tế và khu vực cũng rất hoan nghênh, ủng hộ Việt Nam.
Cảm ơn ông!
Đưa 80.000 công dân mắc kẹt vì COVID-19 ở nước ngoài về nước
"Không để ai bị bỏ lại ở phía sau" là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là hỗ trợ người Việt ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
"Vai trò và uy tín của cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong xã hội sở tại ngày càng được nâng cao, trở thành một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước". Đây là nội dung trao đổi của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi bên lề Đại hội XIII của Đảng.
Thứ trưởng khẳng định, cùng nhân dân cả nước, hơn 5,3 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài gửi gắm rất nhiều kỳ vọng vào Đại hội XIII lần này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi trả lời báo chí bên lề Đại hội XIII của Đảng.
PV: Người Việt xa xứ luôn gửi gắm rất nhiều tình cảm về quê hương, đất nước. Với kỳ Đại hội XIII của Đảng, xin Thứ trưởng cho biết về những kỳ vọng, cũng như tâm nguyện của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Đại hội?
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi: Bà con hết sức vui mừng và đánh giá cao những thành tựu của đất nước ta trong 5 năm qua cũng như trong 35 năm đổi mới. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội, đồng bào nhất trí với đánh giá "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Nhiều bà con làm việc ở cơ quan, tổ chức các nước sở tại cũng cảm nhận rõ điều này qua hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Khẳng định thành tựu Việt Nam đạt được trong nhiệm kỳ qua là hết sức to lớn, bà con kiều bào ta ở nước ngoài mong muốn, trong nhiệm kỳ mới, đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế; sớm khắc phục nguy cơ tụt hậu. Thông qua các hội đoàn, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, bà con kiều bào đã tham gia tích cực với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cũng tổ chức lấy ý kiến của đại diện kiều bào đang ở trong nước.
Kiều bào cảm kích trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, bộ, ban, ngành trong nước dành cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Trong năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Bộ Ngoại giao, đã gửi lời thăm hỏi và tặng khẩu trang, thiết bị y tế, tiền mặt để giúp đỡ bà con gặp khó khăn.
Cùng với đó, chúng ta tổ chức rất nhiều chuyến bay, đưa hơn 80.000 công dân mắc kẹt ở nước ngoài về nước. Trong khó khăn, hoạn nạn, sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thể hiện rõ chủ trương "không để ai bị bỏ lại ở phía sau". Qua đó, lòng tin của bà con vào đất nước ngày càng mãnh liệt hơn, thể hiện lòng tin yêu đối với đất nước.
Bà con cũng rất quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tin tưởng hơn vào thể chế và chế độ khi 5 năm qua Đảng quyết tâm đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhiều cán bộ cấp cao vi phạm đã bị xử lý.
PV: Thưa Thứ trưởng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có vai trò như thế nào trong việc góp phần thực hiện những quyết sách của Đảng thời gian tới?
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi: Ngay từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, bà con kiều bào luôn hướng về quê hương, đất nước. Những kiều bào đi ra nước ngoài từ rất lâu, nay đã trở về quê hương và có đóng góp lớn, đưa tiến bộ khoa học-công nghệ về nước và đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài. Trong giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã đầu tư vào trong nước với số vốn ngày càng tăng.
Trong 5 năm qua, bà con ta ở nước ngoài đóng góp nguồn lực rất lớn để phát triển đất nước, khoảng 80 tỷ USD. Năm 2020, bà con ở nước ngoài giúp người dân trong nước phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt khoảng 75 tỷ đồng.
Có thể nói, lượng kiều hối của bà con gửi về còn nhiều hơn tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, bà con không chỉ đóng góp nguồn lực tri thức, mà còn cả nguồn lực tài chính cho công cuộc phát triển đất nước.
Cùng với đó, bà con mong muốn, Đảng, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ công tác dạy và học tiếng Việt, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Tâm nguyện của bà con rất rõ ràng, đã là người Việt Nam, dù đi đâu, sống ở đâu thì thế hệ thứ 2, thứ 3 phải biết tiếng Việt, hiểu được văn hóa đất nước. Tôi rất mừng là trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; phải để dân biết, dân bàn, dân làm và nhấn mạnh dân phải được hưởng. Đây là quan điểm hết sức quan trọng.
Về phương hướng, nhiệm vụ, các ý kiến mong muốn, trong gian tới, Đảng, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ bà con để củng cố địa vị pháp lý ở nước ngoài, hội nhập tốt hơn vào đời sống kinh tế-xã hội của sở tại, bảo hộ tốt hơn quyền lợi của bà con ta và duy trì, phát huy tiếng Việt, văn hóa truyền thống; đồng thời, thông tin tốt hơn tình hình trong nước đến với bà con, để bà con hướng về quê hương, đất nước.
PV: "Xuân Quê hương" là chương trình không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về, là sợi dây kết nối kiều bào về nước sum vầy. Diễn biến của đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến chương trình này hay không thưa ông?
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi: Là cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, nhiệm vụ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là làm tốt vai trò cầu nối giữa kiều bào ta ở nước ngoài với đồng bào ở trong nước. Điển hình, chúng tôi duy trì thường xuyên chương trình "Xuân Quê hương" dành riêng cho bà con Việt Nam ở nước ngoài.
Trước diễn biến mới của đại dịch COVID-19, chương trình năm nay có thể phải điều chỉnh một số nội dung, nhưng chắc chắn sẽ có hình thức phù hợp để lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lời chúc Tết đến bà con, để bà con cùng chung vui, hưởng không khí Tết Nguyên đán.
Chúng tôi tiếp tục tổ chức tốt hơn công tác dân vận, để các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, các trí thức, kiều bào hướng về đất nước; thành lập những hội đoàn, xây dựng cơ sở dữ liệu của bà con ở nước ngoài, giúp bà con kết nối tốt hơn với trong nước.
Bên cạnh đó, chúng tôi quan tâm đến lợi ích, nguyện vọng bà con, tiếp tục dạy tiếng Việt và văn hóa truyền thống dân tộc, trong đó chú trọng đổi mới công tác dạy tiếng Việt. Nhiều ý kiến đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để dạy tiếng Việt online, tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao ra nước ngoài làm việc cũng đề xuất với các nước sở tại có đông bà con kiều bào đưa thêm bộ môn tiếng Việt vào giảng dạy ở các trường phổ thông để thế hệ trẻ gắn bó hơn với trong nước.
PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng !
Việt Nam không có lý do gì không thể lập nên những kỳ tích "Việt Nam không có lý do gì không thể lập nên những kỳ tích kiểu "thần kỳ Nhật Bản", "kỳ tích sông Hàn"...", Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh. Tại cuộc họp báo thông tin về Đại hội XIII của Đảng chiều 22/1, Bí thư...