“Thủ trưởng nghiêm túc sẽ hạn chế tuyển lao động hợp đồng”
“Nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Còn họ tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao là làm không đúng”, ông Nguyễn Ngọc Việt – Phó Giám đốc Sở Nội vụ nói.
Trước lo ngại của hàng ngàn lao động hợp đồng đang làm việc ở các sở ngành, quận huyện về việc có thể bị mất việc sau khi UBND TP Hà Nội yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiền lương cán bộ công chức, ngày 19/8, ông Nguyễn Ngọc Việt – Phó Giám đốc Sở Nội vụ đã trao đổi với phóng viên Dân trí để làm rõ vấn đề.
Ông Nguyễn Ngọc Việt – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội
Tại sao trên địa bàn Hà Nội lại có tình trạng hàng ngàn lao động đang làm thay việc của công chức, thưa ông?
Sau khi hợp nhất ( Hà Tây với Hà Nội) công việc của các sở ngành cũng nhiều hơn trước. Một số sở công việc nhiều, áp lực lớn cộng với việc có nguồn thu như Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Quy hoạch kiến trúc… đã tự ký hợp đồng để giải quyết việc của họ.
Tuy nhiên, nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Theo quy định nếu các sở ngành này tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao thì đơn vị đó thực hiện không đúng.
Video đang HOT
Như vậy là lãnh đạo các sở ngành đã tùy tiện ký lao động hợp đồng mới dẫn đến tình trạng như vậy?
Cũng không phải các sở ngành tùy tiện ký hợp đồng với người lao động. Tôi nhớ có thời điểm Hà Nội tạm thời không tổ chức thi tuyển công chức. Với những cơ quan có nhiều người về hưu, người chuyển công tác dẫn đến việc số người hiện tại không giải quyết hết công việc. Hà Nội mới xin ý kiến của Bộ Nội vụ cho phép ra quyết định ký hợp đồng thỏa thuận trong chỉ tiêu biên chế.
Từ đó, thành phố giao cho Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định, làm thủ tục điều động lao động về làm ở vị trí còn thiếu. Sau này, Quyết định 103 được ban hành, không giao cho Sở Nội vụ thẩm quyền như vậy nữa. Còn các Sở đã tự ký hợp đồng lao động làm chuyên môn từ 1 tháng, 3 tháng… Đáng nhẽ ra các sở phải làm theo mẫu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhưng họ không làm mà mỗi một cơ quan lại có hình thức ký khác nhau.
Công việc nhiều lên, lãnh đạo các sở sẵn sàng lấy thêm người về làm, điều đó liệu có phản ánh trình độ quản lý công việc thiếu khoa học hay năng lực của công chức còn hạn chế không, thưa ông?
Nếu thủ trưởng đơn vị sắp xếp bộ máy, công việc và đặc biệt là chọn được người tinh xảo, có trách nhiệm thì giải quyết công việc rất nhanh. Cũng phải nói thực là anh em công chức hiện nay chưa đạt được đến mức độ chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ. Suy cho cùng đó chính là trình độ chuyên môn của công chức và thủ trưởng biết cách tổ chức sắp xếp bộ máy.
Hàng ngàn người nộp hồ sơ thi công chức ngành thuế Hà Nội
Nhiều người cho rằng, việc lấy lao động nhiều như vậy là để xí chỗ, giữ suất cho người thân?
Khi lấy về làm hợp đồng ở các sở ngành thì người ta cũng đều phải chọn cả. Ví như ở Sở Giao thông vận tải thường lấy người ở ban dự án, đơn vị sự nghiệp về làm ở phòng ban chuyên môn. Khi lấy người ở đơn vị về thì người ta biết rõ trình độ chuyên môn thế nào, năng lực thế nào. Dĩ nhiên đó là theo cảm nhận đánh giá của người ta.
Từ những bất cập trong việc sử dụng lao động đã được Sở Nội vụ chỉ rõ, ông Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – đã yêu cầu rà soát sử dụng lao động hợp đồng, phân loại và xử lý theo hướng chấm dứt, thanh lý các hợp đồng do phòng chuyên môn tự ký và trả lương bằng kinh phí từ ngân sách. Điều đó khiến nhiều người lo lắng sẽ bị mất việc trong thời gian tới?
Cái đó phải làm từng bước chứ không thể nói cắt là cắt ngay được vì suy cho cùng họ là người lao động nên làm gì cũng phải vừa có tình, có lý. Thời gian tới chúng tôi phải xuống từng đơn vị để tiếp tục lắng nghe để nắm được đặc thù công việc của họ. Từ cụ thể đó để xác định vị trí phù hợp cho từng đối tượng.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong
Theo Dantri
Xúc động hình ảnh tân thạc sĩ được cõng lên nhận bằng
Trong buổi trao bằng cho hơn 90 tân thạc sĩ, cử nhân của Trường ĐH Kinh tế TPHCM hôm 19/8, khi Trần Thanh Sơn được người nhà cõng lên sân khấu nhận bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh cấp cao, cả khán phòng đều xúc động và khâm phục ý chí của chàng trai khuyết tật này.
Ba của Sơn ngày trước đi bộ đội và vô tình bị nhiễm chất độc da cam nên khi Sơn được 9 tháng tuổi thì bị sốt bại liệt. Thế là suốt 30 năm qua, Thanh Sơn phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Đôi chân bị liệt hoàn toàn, đôi tay cũng hoạt động rất khó khăn do bị rời khớp, không giơ lên được là trở ngại cực lớn với anh. Những khiếm khuyết của cơ thế không ngăn được nghị lực vươn lên trong học tập của chàng trai này.
Tân Thạc sĩ Trần Thanh Sơn được cõng lên nhận bằng.
Trước đó vào tháng 6, anh cũng đã nhận được bằng thạc sĩ Công nghệ Thông tin (CNTT) của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM).
Từ nhỏ, Sơn quyết tâm phải học giỏi. Năm 2002, ngay lần thi đầu tiên Trần Thanh Sơn đã trúng tuyển ĐH ngành CNTT Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM). Sơn đam mê với ngành CNTT, vì xuất phát từ nhu cầu cũng như phù hợp với sức khỏe của bản thân. Chính vì vậy mà 3 lần thi trượt Cao học ngành này nhưng anh vẫn quyết tâm đến cùng. Đến lần thi thứ tư vào năm 2010 thì Sơn đậu cao học ngành CNTT ngay tại ngôi trường đã từng học ĐH.
Trong lúc đó, Sơn thi Cao học ngành Quản trị Kinh doanh của ĐH Kinh tế thì trúng tuyển ngay. Lựa chọn học kinh tế vì Sơn cho rằng phải học cách kiếm tiền và để biết cách quản lý đồng tiền. Đồng thời, với Sơn trong cuộc sống của anh luôn cần sự giúp đỡ của người khác nên anh phải có tiền để hỗ trợ cho những người đã giúp mình.
Trong buổi trao bằng, GS. TS. Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM đã biểu dương tinh thần cố gắng và sự nỗ lực của các tân thạc sĩ, cử nhân trong thời gian qua. Ông tin tưởng với những kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập, những tân cử nhân, thạc sĩ sẽ góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Lê Phương
Theo Dantri
Hà Nội giành chính quyền khi mệnh lệnh chưa đến Hà Nội vào thu. Các tuyến phố từ trung tâm Bờ Hồ dẫn đến Nhà hát Lớn từng in bước chân của hàng vạn quần chúng nhân dân trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, như đọng lắng không khí của mùa thu cách mạng 69 năm về trước... ...Ngày ấy, những người dân chân lấm, tay bùn đã hiên ngang...