Thứ trưởng Bộ Y tế: “Tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tăng ngoạn mục”
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tỷ phát hiện sớm ung thư tại nước ta tăng lên 50% so với ngày trước chỉ 20-25%. Đây là con số rất ngoạn mục.
Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí thấp. Ngược lại phát hiện muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị phối hợp điều trị đa mô thức (xạ trị, hoá trị, phẫu trị và điều trị đích) đã khiến nhiều trường hợp người bệnh có thể tử vong gần, nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong nhưng vẫn được cứu sống và trở về với cuộc sống.
Bên cạnh đó, theo thống kê nhờ tăng cường tuyên truyền phòng chống ung thư mà từng bước tỷ lệ phát hiện sớm ung thư đã được nâng lên tại Bệnh viện K cũng như tại các cơ sở ung thư khác.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ phát hiện sớm cho các loại ung thư nói chung. Tùy thuộc từng loại bệnh ung thư mà có tỷ lệ phát hiện sớm khác nhau. Chẳng hạn, đa số người bệnh ung thư phổi thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này tăng lên 50% so với ngày trước chỉ 20-25%.
Video đang HOT
“Đây là con số rất ngoạn mục nhờ tuyên truyền phòng bệnh và ý thức của người dân từng bước đã nâng cao lên”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Lấy ví dụ với bệnh lý ung thư dạ dày, theo Thứ trưởng Thuấn 5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện ở giai đoạn sớm (chỉ cần mổ cắt hớt niêm mạc dạ dày) chỉ khoảng 2-3 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay con số này đã tăng lên hàng trăm ca.
Điều này cho thấy người dân ý thức tốt hơn. Họ đi khám bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Qua đó chúng tôi kiểm tra và soi dạ dày, phát hiện sớm tổn thương ung thư. Việc điều trị rất đơn giản, chỉ cắt hớt niêm mạc, không phải mổ mở, mổ nội soi, bệnh sẽ được chưa khỏi, GS Thuấn cho biết.
Theo chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở gia đoạn sớm hay muộn là chính. Thứ hai, khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, thể mô hợp, sự đáp ứng trong điều trị…
Phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ cần cắt hớt niêm mạc.
Phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều mô thức. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.
Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.
Thứ trưởng Thuấn cho rằng để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa thành công bệnh ung thư trong thời gian tới thì bảo hiểm y tế cần vào cuộc, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp.
Ở nước ta hiện nay, việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Vì thế, sẽ rất khó cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người ở vùng sâu vùng xa được sàng lọc phát hiện sớm ung thư.
Bộ Y tế đang cùng các ban ngành sửa đổi luật Khám chữa bệnh, trong đó dự kiến đưa kiến nghị này vào trong luật mới.
Giải pháp nào cho những bệnh nhân ung thư có nhu cầu sinh con?
Song song với việc tiêu diệt khối u, bảo toàn khả năng thụ thai ở bệnh nhân ung thư cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt ra, trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nan y này.
Nhiều người không may mắc ung thư khi còn trẻ tuổi và vẫn đang có nhu cầu sinh con. Trong khi đó, các phương pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị và xạ trị đều có thể gây tổn thương lên trứng và tinh trùng, từ đó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bệnh nhân.
Trước thực tế này, song song với việc tiêu diệt khối u, bảo toàn khả năng thụ thai ở bệnh nhân ung thư cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt ra, trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nan y này.
Để đảm bảo khả năng sinh sản của các bệnh nhân ung thư sau quá trình điều trị, hiện có những phương pháp phổ biến sau:
- Đông lạnh tinh trùng: Trước đợt điều trị, mẫu tinh trùng của bệnh nhân sẽ được xử lý và bảo quản trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C, trong ngân hàng tinh trùng. Phương pháp này cho phép lưu giữ tinh trùng trong nhiều năm liền, trong khi chất lượng vẫn được đảm bảo.
- Ức chế buồng trứng tạm thời: Buồng trứng được ức chế tạm thời bằng thuốc GnRHa. Loại thuốc này có khả năng ngưng hoạt động của buồng trứng, để bảo vệ cơ quan này trong suốt quá trình điều trị ung thư. Hiểu một cách đơn giản, khi sử dụng GnRHa, bệnh nhân sẽ bước vào trạng thái mãn kinh tạm thời. Việc sử dụng thuốc GnRHa được bắt đầu trước hóa trị. Sau khi quá trình điều trị được hoàn tất, chức năng của buồng trứng sẽ dần được khôi phục lại.
- Bảo quản lạnh trứng hoặc phôi: Bệnh nhân nữ sẽ được tiêm hormone kích thích trứng phát triển mỗi ngày liên tục trong vài ngày, trước khi thu thập trứng thông qua phẫu thuật. Trứng sau đó có thể được cấp đông ngay hoặc tiến hành thụ tinh nhân tạo rồi cấp đông dưới dạng phôi.
- Chuyển dịch buồng trứng: Buồng trứng sẽ được tạm thời di chuyển khỏi vị trí thực hiện xạ trị, thông qua phẫu thuật, để tránh bị tổn thương do phơi nhiễm trực tiếp với tia phóng xạ.
Bài tập thể dục cho bệnh nhân ung thư Bài tập thở, giữ thăng bằng, tăng cường thể lực giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị, tinh thần thoải mái, ngủ sâu, ăn ngon hơn. Theo Cancer.Net (trang tin của Hội Ung thư lâm sàng Mỹ), khi tập thể dục thường xuyên, cơ thể sẽ trải qua hàng loạt thay đổi, trở nên rạng ngời, trẻ trung hơn....