Thứ trưởng Bộ Y tế: Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng
Các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần
Hưởng ứng ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (10/10), sáng nay, tại Bệnh viện Tâm thần TW I đã diễn ra hội thảo trực tuyến “Kỷ niệm ngày sức khoẻ tâm thần thế giới” với sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Y tế và khoảng 1.000 người.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay sức khỏe tâm thần là 1 trong 3 cấu phần không thể tách rời và có mối quan hệ mật thiết với thể chất và xã hội, sức khỏe tâm thần ngày càng có tầm quan trọng và một lần nữa Tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh thông điệp “Không có sức khỏe tâm thần là không có sức khỏe”.
Các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin theo Tổ chức Y tế thế giới, tính trên toàn cầu cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, không có gia đình nào không liên quan đến sức khỏe và có 10 nguyên nhân chủ yếu gây mất khả năng lao động là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có thể nói thế kỷ 21 là thế kỷ của sức khỏe tâm thần.
“Đặc biệt, Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm gia tăng một cách đáng kể các rối loạn tâm thần, làm trầm trọng thêm hố ngăn cách bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội kèm theo các hậu quả nặng nề của nó”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ hiện mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Đại dịch COVID-19 gây tác động đặc biệt tới một số nhóm dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu phòng chống dịch, người có bệnh lý nền, những người sống độc thân.
Ngoài ra, COVID-19 cũng khiến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và điều trị các rối loạn tâm thần bị gián đoạn và gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
“Chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn dân: Hãy biến điều đó thành hiện thực”
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, việc mọi người trải qua nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 là điều bình thường và dễ hiểu.
Cùng với nỗi sợ nhiễm virus trong đại dịch COVID-19, những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày như bị hạn chế đi lại, giãn cách xã hội cùng với thực tế mới của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, con cái phải học online, thiếu tiếp xúc với anh/chị/ em họ hàng, bạn bè… đã làm gia tăng ah hưởng đến sức khoẻ tinh thần của mọi người.
BS Nguyễn Thị Vân – Trưởng khoa bán cấp tính nữ, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TW 1 cho biết, thời gian qua bệnh viện đã nhận tư vấn từ xa, điều trị nhiều ca bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần trong dịch và hậu COVID-19, cụ thể là các trường hợp rối loạn trầm cảm, lo âu, mất ngủ sau khi được xác định dương tính, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng khi phải đi cách ly tập trung…
Sau này các trường hợp không được can thiệp ngay, bệnh diễn biến thành các chứng sợ tiếp xúc, rối loạn ám ảnh…, ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.
Chủ đề của năm nay là “Chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn dân: Hãy biến điều đó thành hiện thực”, nhằm kêu gọi tất cả các nước và mọi người dân cùng chung tay để hiện thực hóa các sáng kiến, các ý tưởng, các kế hoạch thành hành động cụ thể thiết thực nhằm đảm bảo mọi người có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm thần một cách chất lượng, hiệu quả và toàn diện.
Năm 1992 đánh dấu mốc quan trọng của sức khỏe tâm thần đó là sự kiện Liên đoàn tâm thần học thế giới (Word Federation for Mental Health – WFMH) đại diện cho hơn 150 quốc gia lần đầu tiên đưa ra sáng kiến chọn ngày 10/10 làm ngày sức khỏe tâm thần thế giới (World Mental HealthDay).
Kể từ đó, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (World Mental HealthDay) được tổ chức vào ngày 10/10 hàng năm trên toàn thế giới, với mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Mỗi năm kỷ niệm Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới đều được Liên đoàn tâm thần học thế giới đưa ra một chủ đề trọng tâm để định hướng các quốc gia trong công tác tuyên truyền, giáo dục và thay đổi hành vi liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân.
Vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ: "Đừng chủ quan và chần chừ"
Dự kiến, vắc-xin Covid-19 sẽ được tiêm cho trẻ 12-17 tuổi từ tháng 10 năm nay. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, trước khi tiêm cần phải sàng lọc thật kỹ lưỡng.
Thận trọng khi chọn vắc-xin tiêm cho trẻ
Tại buổi tiếp xúc cử tri ngành y tế của Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM ngày 9/10, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM), cho biết, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, Thành phố cùng cả nước đã ghi nhận hàng nghìn trường hợp trẻ em nhiễm virus SARS-CoV-2. Dù đa số trẻ nhỏ nhiễm bệnh mắc độ nhẹ, nhưng vẫn tồn tại một số bé béo phì, bệnh nền gặp diễn tiến nặng, cần can thiệp ECMO và tử vong.
Trước kiến nghị khẩn thiết đề nghị tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em của nhiều cử tri ngành y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Bộ này đang xây dựng hướng dẫn, dự kiến tháng 10 bắt đầu tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Liên quan đến thông tin tiêm vắc-xin cho trẻ vào tháng 10/2021, trao đổi với Người Đưa Tin, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM) cho rằng: "Trẻ em cũng cần phải hoà nhập, phải đi học trở lại nên việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 là cần thiết".
Dự kiến tháng 10 bắt đầu tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, việc lựa chọn vắc-xin như thế nào cho trẻ cũng là điều cần lưu tâm. Vị bác sĩ này nhấn mạnh: "Vắc-xin cũng như các tiến bộ y khoa khác công nghệ ngày càng mới thì càng nên cẩn trọng, đặc biệt là đối với trẻ em cần lựa chọn kỹ lưỡng".
Bác sĩ Khanh phân tích, công nghệ vắc-xin tốt nhất nhưng kinh điển nhất đã dùng nhiều cho trẻ em thì nên chọn lựa. Bởi, hai công nghệ virus vector và mRNA có thể nói là quá mới.
"Hai công nghệ tiên tiến và an toàn cho trẻ em đó là: Công nghệ vắc-xin liên hợp (Conjugate vaccine), đây là sự kết hợp thêm một protein nào đó để bộ nhớ của hệ thống miễn dịch ghi nhớ và tạo miễn dịch bền vững. Nhiều vắc-xin dùng công nghệ này như: HIB, phế cầu, não mô cầu...
Và công nghệ tái tổ hợp, tái tổ hợp tiểu đơn vị (Recombinant vaccin ) dùng nhiều nhất là vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp và vắc-xin cúm. Sau này lại thêm tái tổ hợp tiểu đơn vị công nghệ nano. Công nghệ tái tổ hợp như: Novavax, Nanocovax, Abdala....", bác sĩ Khanh nói.
Trong khi đó, Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn cho rằng, ngay tại Hoa Kỳ và nhiều Quốc gia lứa tuổi từ 12-18 vẫn có diễn biến nặng và tử vong, tuy rằng ít hơn những độ tuổi khác. Vắc-xin Pfizer đang được tiêm cho lứa tuổi này tại nhiều nước và độ an toàn cao. Hiện nay, pfizer đang thử nghiệm vắc-xin tiêm cho lứa tuổi 5-12 tuổi.
"Tháng 7/2021, tôi được biết Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã đàm phán mua 20 triệu liều vắc-xin Pfizer dành cho trẻ em và sẽ về Việt Nam vào cuối năm nay, đây là tín hiệu vui cho trẻ em và các bậc phụ huynh. Tôi chỉ có lưu ý, trước khi tiêm nhân viên y tế nên tiến hành khám sàng lọc một cách kỹ lưỡng hơn", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Thúc đẩy tiêm chuẩn bị đưa trẻ đến trường
Trao đổi thêm với Người Đưa Tin, Ths.BS. Đào Nguyễn Phương Linh công tác tại khoa Sơ sinh, bệnh viện đại học Y Dược Tp.HCM cho rằng cũng như nhiều bậc phụ huynh, bác sĩ Linh mong muốn có vắc-xin và có hướng dẫn tiêm cho trẻ từ Bộ Y tế càng sớm càng tốt.
"Trẻ em sắp đi học trở lại, muốn bình thường thì chắc chắn phải tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ. Việc tiêm phòng cho trẻ sẽ giúp thúc đẩy cho việc chuẩn bị đưa trẻ đến trường", Ths.BS Linh cho hay.
Không nên bỏ lỡ cơ hội tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ.
Theo Ths.BS Linh, trẻ em từ nhỏ đã phải tiêm phòng nhiều loại vắc-xin, nên các phụ huynh đã có kinh nghiệm trong việc theo dõi sau tiêm. Nên, khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cũng xử trí giống như các loại vắc-xin trước đó.
Nữ bác sĩ này cho biết, phụ huynh cũng không cần quá căng thẳng, lo lắng, việc cần làm đó là: "Khi thực hiện tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ phải theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; khi tiêm cần phải qua sự sàng lọc của bác sĩ xem có bệnh lý nền, dị ứng hay không...; sau khi tiêm xong cần theo dõi, biết cách hạ sốt đúng cách cho trẻ".
Trả lời ý kiến về mức độ nguy hiểm của Covid-19 với trẻ em thấp hơn rất nhiều so với người lớn, không cần tiêm vắc-xin cho trẻ, Ths.BS Linh cho rằng: "Trên thế giới, trẻ em đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Tại Việt Nam, đã có thống kê về số lượng trẻ em mắc Covid-19 lên đến hàng chục nghìn ca, đặc biệt trẻ em có bệnh nền, béo phì, tiểu đường có nguy cơ cao. Nên, đừng chủ quan và chần chừ tiêm cho trẻ. Nếu có thể tiêm phòng thì nên tiêm, không nên lấy lý do trẻ bị bệnh sẽ ít nguy hiểm hơn mà không tiêm, bỏ lỡ cơ hội tiêm".
Mong các con sớm được tiêm
Chị Ngọc Linh (phụ huynh có con 15 tuổi ở Tp.HCM) cho biết: "Biết được thông tin trẻ em sắp được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, tôi rất vui mừng. Hy vọng là tất cả các bé trên cả nước đều được tiêm ngừa Covid-19".
Việt Nam nhận 300.000 liều vắc xin AstraZeneca từ Australia Chiều 6/10, Bộ Y tế tiếp nhận 300.000 liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca và trang thiết bị y tế do Australia tặng. Chiều nay, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã diễn ra lễ bàn giao 300.000 liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca; 614.000 khẩu trang N95 và khẩu trang phẫu thuật; 40.800 bộ quần áo bảo hộ của Chính phủ Australia...