Thứ trưởng Bộ Y tế: Người dân không nên quá lo lắng mua kit test dự trữ
“Người dân không nên quá lo lắng mà mua dự trữ kit test, chỉ test khi cần. Hơn nữa, trong một gia đình có thể làm mẫu gộp.
Có như vậy, cung kit test mới đủ cầu”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói.
Chiều 3/3, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến kit test Covid-19 tăng giá trong thời gian qua và công tác phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.
Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kit test Covid-19 tăng giá thời gian qua liên quan đến nhu cầu của người dân tăng cao, trong khi cung chưa đáp ứng đủ. Khi xuất hiện tình trạng này, Bộ Y tế đã làm việc với các bộ ngành, tỉnh thành và 100 doanh nghiệp đề nghị không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá.
Ông Tuyên cho hay, Bộ Y tế cùng các đơn vị liên quan đã yêu cầu các quầy thuốc phải niêm yết công khai giá bán kit test Covid-19. Nếu phát hiện quầy thuốc không tuân thủ yêu cầu, lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm; các doanh nghiệp sẽ không cung cấp kit test cho quầy thuốc.
Để không xảy ra tình trạng cung vượt cầu, ông Tuyên đề nghị các gia đình chỉ mua kit test khi cần, dùng đến đâu mua đến đó. “Người dân nên tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế, không quá lo lắng mà mua dự trữ kit test, chỉ test khi cần. Hơn nữa, trong một gia đình có thể làm mẫu gộp. Có như vậy, cung kit test mới đủ cầu”, ông Tuyên nói.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, giá kit test tăng cao vừa qua liên quan đến cầu vượt cung.
Đề cập đến nguyên nhân F0 tăng mạnh sau Tết Nguyên đán, ông Tuyên cho biết, là do chủng Omicron có tốc độ lây bệnh rất nhanh, khoảng gấp 5 lần các chủng trước đây. Trong khi đó, thời gian qua do độ phủ vaccine rộng nên một số bộ phận người dân có tâm lý chủ quan không tuân thủ nghiêm các quy định trong phòng chống dịch.
Về việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi, ông Tuyên thông tin, Chính phủ đã quyết định nhập khoảng 22 triệu liều vaccine để tiêm cho lứa tuổi này. Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các bộ ngành liên quan lấy ý kiến về việc tiêm vaccine của các phụ huynh.
“Chúng tôi nhận được khoảng 95% ý kiến đồng tình của các phụ huynh trong việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi. Như vậy, người dân cơ bản đồng tình với việc tiêm vaccine cho trẻ độ tuổi này”, ông Tuyên nói và cho biết, trong tháng 3 này, Công ty Pfizer sẽ cấp cho Việt Nam khoảng 7 triệu liều vaccine tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Bộ Y tế đề nghị cân nhắc, bổ sung quy định mở lại karaoke, vũ trường
Theo Bộ Y tế, việc hoạt động trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực có hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
Ngày 14/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có công văn 628 trả lời Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch cho ý kiến về dự thảo Công văn tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (theo công văn số 353/BVHTTDL-VHCS ngày 28/1).
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cân nhắc bổ sung vào nội dung dự thảo công văn một số nội dung.
Theo Bộ Y tế, việc hoạt động trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực có hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
TP HCM đã cho phép quán karaoke mở cửa lại từ hồi tháng 1/2022. Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, nơi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường thường là nơi có không gian kín nên dễ xảy ra lây nhiễm COVID-19. Do vậy, theo góp ý của Bộ Y tế, khi hoạt động trở lại cần tăng cường các biện pháp vệ sinh, phòng chống lây nhiễm tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường (khử khuẩn, thông khí, ...).
" Lưu ý, với người tham dự cần thực hiện nghiêm 5K, tiêm phòng vaccine đủ liều, không cung cấp dịch vụ cho người đang có các triệu chứng mắc COVID-19 (ho, sốt...)" - công văn của Bộ Y tế nêu.
Cùng đó, địa phương, nơi cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường cần có kế dự phòng, đáp ứng với các tình huống dịch bệnh có thể xẩy ra trong khu vực cung cấp dịch vụ để khoanh vùng gọn, không để lây lan rộng ra cộng đồng (nếu ghi nhận ổ dịch).
Trước đó, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch có dự thảo công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau thời gian tạm đóng cửa phòng dịch COVID-19.
Theo đó, cơ quan này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Xây dựng phương án cho phép các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường được hoạt động trở lại khi đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, an ninh trật tự và phòng, chống cháy nổ.
Bộ này cũng đề nghị các tỉnh, thành tổ chức triển khai phương án kiểm tra, rà soát, thẩm định và chỉ cho phép hoạt động đối với cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện và kịp thời điều chỉnh hoạt động của các đơn vị phù hợp với cấp độ dịch ở địa phương... Đặc biệt cần tăng cường công tác thanh tra, quản lý, chấn chỉnh, xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường không chấp hành các quy định phòng, chống dịch.
Người dân về quê ăn Tết cần tra cứu cấp độ dịch Covid-19 ở đâu? Tùy vào cấp độ dịch nơi bạn sinh sống, các địa phương sẽ có một số điều kiện khác nhau khi về quê ăn Tết. Hiện nay, các địa phương đang dựa vào một số tiêu chí như đánh giá cấp độ dịch, số mũi tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm,... để đưa ra một số điều kiện đối với người dân về...