Thứ trưởng Bộ Y tế: Còn quá sớm để coi Covid-19 là bệnh cúm mùa
Lãnh đạo Bộ Y tế dẫn lại nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, thời điểm này còn quá sớm để coi Covid-19 là bệnh cúm mùa.
Năm 2022, dự báo dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể kết thúc.
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân số F0 tăng cao cũng như dự báo diễn biến dịch năm 2022 tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay 3.3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, số ca mắc mới tăng cao hiện nay do nhiều nguyên nhân như tốc độ lây lan của chủng Omicron gấp 5 lần chủng cũ và gấp 2 lần chủng Delta trước đây.
“Việc chuyển hướng sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch, mở lại một số hoạt động, đặc biệt độ bao phủ tiêm vắc xin cao khiến một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan”, ông Tuyên nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ảnh MOH
Về dự báo kịch bản dịch bệnh trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, WHO trong báo cáo ngày 14.2 đã nhận định thời điểm này còn quá sớm để coi Covid-19 là bệnh cúm mùa. Ngoài ra, chủng Omicron đang lây lan rất nhanh chưa từng thấy, năm 2022 dự báo tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể kết thúc.
Chỉ nên test 2 – 3 ngày/lần
Video đang HOT
Dù vậy, theo ông Tuyên, “chúng ta không nên quá lo lắng vì Việt Nam đứng top 10 thế giới, top 5 châu Á và top 2 Đông Nam Á về tỷ lệ tiêm và độ phủ vắc xin. Về thuốc điều trị, ngày 17.2, Cục Quản lý dược cũng đã cấp giấy phép cho 3 loại thuốc Monulpiravir đưa vào điều trị. Bộ Y tế cũng đã làm việc với Pfizer để đưa một số loại thuốc đã được thế giới cấp phép vào điều trị”.
Trước phản ánh của người dân về việc kit test xét nghiệm khan hàng, tăng giá liên tục, ông Tuyên cho rằng, khi xuất hiện chủng Omicron tốc độ lây lan nhanh, nhu cầu người dân tăng lên khiến nguồn cung không đáp ứng kịp. Bộ Y tế cách đây 2 tuần đã nắm được tình hình và họp bàn giải pháp với các bộ liên quan để đưa ra các giải pháp bình ổn.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, “để tránh tăng giá kit test, ý thức người dân rất quan trọng, chỉ mua kit khi cần, không nên mua dữ trữ, dùng đến đâu mua đến đó”. Mỗi gia đình chỉ cần test 2 – 3 ngày/lần, vì chủng Omicron chu kỳ lây là 2 – 3 ngày. Khi giảm cầu thì nguồn cung sẽ đáp ứng đủ.
Sẽ điều chỉnh lại quy định cách ly F1
Về việc công bố số F0 hàng ngày, theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc công bố bao nhiêu ca, thời điểm nào đều báo cáo và phải được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cho phép. Hiện nay, việc thống kê số F0 vẫn phải làm bình thường vì phục vụ cho công tác dự báo, dự đoán và các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, ông Tuyên cũng cho biết, việc có công bố công khai số liệu F0 hàng ngày nữa hay không Bộ Y tế sẽ tổng hợp để báo cáo lại Ban Chỉ đạo quốc gia.
Quy định cách ly 5 ngày với F1 đang được cho là quá dài. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Bên cạnh đó, quy định cách ly F1 tới 5 ngày của Bộ Y tế cũng được cho là chưa phù hợp do nhiều cơ quan, doanh nghiệp đang thiếu lao động trầm trọng. Theo ông Tuyên, việc cách ly F1 mục tiêu nhằm giảm gia tăng số lượng F0. “Trước đó khi chưa có vắc xin, Bộ Y tế còn đưa ra quy dinh cách ly 28 ngày, sau đó đưa xuống cách ly 14 ngày, xét nghiệm 3 lần. Khi độ bao phủ vắc xin tăng cao mới hướng dẫn cách ly 5 ngày, với người nhập cảnh tự theo dõi sức khoẻ 3 ngày. Tôi cũng nhận được phản ánh về việc cách ly dài, đã giao Cục Y tế dự phòng nghiên cứu. Với diễn biến tình hình trên, sẽ tham mưu để Bộ có hướng dẫn phù hợp. Quy định điều chỉnh liên tục, có khi nay đưa ra mai đã phải xem xét sửa đổi”, ông Tuyên nói.
Tiêm vắc xin cho 11,8 triệu trẻ em từ 5 – 7 tuổi
Liên quan đến việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 – 7 tuổi, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã báo cáo Chính phủ, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chính phủ đã có Nghị quyết cho mua vắc xin với sô lượng 21,9 triệu liều để tiêm cho 11,8 triệu trẻ em với tỷ lệ 98%, theo cơ chế đặc biệt.
Về câu hỏi cá nhân ông nghĩ gì về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 – 7 tuổi, ông Tuyên cho hay: “Bộ Y tế đã lấy ý kiến cộng đồng, đặc biệt phụ huynh học sinh từ 5 – 11 tuổi, tỷ lệ đồng tình cao khoảng 78%, tỷ lệ đồng tình khoảng 18%, tổng tỷ lệ đồng tình khoảng 95 – 96%. Bộ Y tế đã phối hợp Bộ GD-ĐT khảo sát, thấy cơ bản ng dân rất quan tâm và đồng tình. Chúng tôi cũng đã họp với Pfizer xây dựng dự toán và thống nhất nhà thầu, mục tiêu trong tháng 3 sẽ đưa 7 triệu liều vắc xin về, tháng 4 đưa nốt 14 triệu liệu còn lại”, ông Tuyên nói.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết thêm, dịch đang lây lan rất nhanh ra cộng đồng với số F0 tăng cao. Một bộ phận cán bộ, người dân lơ là và xuất hiện tâm lý chủ quan đằng nào cũng mắc bệnh. Dự kiến thứ 7 tuần này, Chính phủ sẽ họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành làm rõ nguyên nhân và tìm giải pháp ứng phó.
Bộ Y tế đề nghị cân nhắc, bổ sung quy định mở lại karaoke, vũ trường
Theo Bộ Y tế, việc hoạt động trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực có hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
Ngày 14/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có công văn 628 trả lời Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch cho ý kiến về dự thảo Công văn tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (theo công văn số 353/BVHTTDL-VHCS ngày 28/1).
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cân nhắc bổ sung vào nội dung dự thảo công văn một số nội dung.
Theo Bộ Y tế, việc hoạt động trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực có hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.
TP HCM đã cho phép quán karaoke mở cửa lại từ hồi tháng 1/2022. Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, nơi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường thường là nơi có không gian kín nên dễ xảy ra lây nhiễm COVID-19. Do vậy, theo góp ý của Bộ Y tế, khi hoạt động trở lại cần tăng cường các biện pháp vệ sinh, phòng chống lây nhiễm tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường (khử khuẩn, thông khí, ...).
" Lưu ý, với người tham dự cần thực hiện nghiêm 5K, tiêm phòng vaccine đủ liều, không cung cấp dịch vụ cho người đang có các triệu chứng mắc COVID-19 (ho, sốt...)" - công văn của Bộ Y tế nêu.
Cùng đó, địa phương, nơi cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường cần có kế dự phòng, đáp ứng với các tình huống dịch bệnh có thể xẩy ra trong khu vực cung cấp dịch vụ để khoanh vùng gọn, không để lây lan rộng ra cộng đồng (nếu ghi nhận ổ dịch).
Trước đó, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch có dự thảo công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau thời gian tạm đóng cửa phòng dịch COVID-19.
Theo đó, cơ quan này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Xây dựng phương án cho phép các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường được hoạt động trở lại khi đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, an ninh trật tự và phòng, chống cháy nổ.
Bộ này cũng đề nghị các tỉnh, thành tổ chức triển khai phương án kiểm tra, rà soát, thẩm định và chỉ cho phép hoạt động đối với cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện và kịp thời điều chỉnh hoạt động của các đơn vị phù hợp với cấp độ dịch ở địa phương... Đặc biệt cần tăng cường công tác thanh tra, quản lý, chấn chỉnh, xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường không chấp hành các quy định phòng, chống dịch.
8.500 khách quốc tế đến Việt Nam, chỉ 27 ca nhiễm Covid-19 Sau khi thí điểm đón khách quốc tế trở lại từ cuối tháng 11.2021, đến hết ngày 23.1, Việt Nam đón được 8.500 khách, trong số này chỉ 27 trường hợp được phát hiện nhiễm Covid-19 và chỉ 1 trường hợp phải điều trị. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt cho biết tại cuộc họp chiều nay 24.1...