Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần Thơ xem xét lại tỷ lệ người đã tiêm vaccine để đánh giá cấp độ dịch phù hợp
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị TP Cần Thơ xem xét lại tỷ lệ người trên 50 tuổi đã được tiêm vaccine, nếu đã đủ 80% người trên 50 tuổi được tiêm vaccine thì hạ cấp độ dịch xuống cho phù hợp với tình hình dịch thực tế.
Ngày 1/12, Đoàn của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Cần Thơ.
Đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP Cần Thơ, do ông Lê Quang Mạnh – Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng BCĐ dẫn đầu. Cùng làm việc có ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ.
Báo cáo của Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, từ ngày 8/7/2021 đến nay, TP liên tục ghi nhận các ca mắc trong cộng động. Tính đến 17h ngày 30/11, TP đã ghi nhận 26.385 F0, trong đó có 6.205 ca trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ 23,5%, đã điều trị khỏi 12.529 ca (chiếm 47,5%), tử vong 200 ca (chiếm 0,75%). Riêng ngày 30/11, TP ghi nhận thêm gần 1000 ca mắc mới.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác chống dịch tại Cần Thơ.
TP tự đánh giá đang ở cấp độ dịch 3, tuy nhiên do không đạt tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine, nên áp dụng cấp độ dịch trên địa bàn thành phố là cấp 4. Về năng lực xét nghiệm, hiện TP có 13 cơ sở xét nghiệm với công suất tối đa hơn 8.200 mẫu đơn/ngày. TP đã triển khai cách ly F1 và quản lý, cách ly, điều trị F0 tại nhà. Tính đến ngày 30/11, số người cách ly tại nhà là 21.769 người, trong đó có 9.994 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà. Sở Y tế đã áp dụng mô hình điều trị tháp 3 tầng, trong đó gần 300 bệnh nhân nặng đang được điều trị tại các bệnh viện tầng 3.
Phát biểu tại cuộc gặp, Bí thư Thành ủy Lê Quang Mạnh nêu rõ bên cạnh những nỗ lực thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt đã đạt bao phủ tiêm chủng mũi 1 cho 97% người dân trên 18 tuổi và mũi 2 cho 86% người dân.
Video đang HOT
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Vương Ánh Dương kiểm tra việc điều trị F0 tại nhà
Hiện Cần Thơ hiện đang triển khai điều trị F0 tại nhà với các gói thuốc A,B, C. Lực lượng y tế tại các trạm y tế phường rất mỏng, TP đã kích hoạt 83 trạm y tế lưu động và thành lập thêm 62 trạm y tế lưu động với sự trợ giúp nhân sự của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế cấp, nhưng số F0 sử dụng thuốc này chưa nhiều. Trong những ngày qua, số lượng ca mắc mới tăng nhiều, số ca cần cấp cứu có xu hướng tăng. Bí thư Lê Quang Mạnh cho biết, Cần Thơ cần Bộ Y tế hỗ trợ trong điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng.
Sau khi nghe ý kiến và đề xuất của lãnh đạo các Vụ/Cục của Bộ Y tế là thành viên đoàn kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay: số lượng ca mắc mới tại Cần Thơ trong thời gian gần đây là mối quan ngại lớn của Chính phủ và ngành y tế. Thứ trưởng cho rằng, việc tăng ca nhiễm đã được tiên liệu trước, tuy nhiên khi đã tiến hành bao phủ vaccine với tỷ lệ cao và có thuốc đặc trị, thì phải giảm tỉ lệ bệnh nhân nhập viện, giảm số ca trở nặng và giảm số lượng tử vong.
Các tình nguyện viên quản lý F0 tại trạm y tế lưu động phường An Cư.
Về đánh giá cấp độ dịch của địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị TP Cần Thơ xem xét lại tỷ lệ người trên 50 tuổi đã được tiêm vaccine, nếu đã đủ 80% người trên 50 tuổi được tiêm vaccine thì hạ cấp độ dịch xuống cho phù hợp với tình hình dịch thực tế.
Tăng cường giám sát dịch tễ, Thứ trưởng đề nghị tăng cường giám sát dịch tại các địa bàn, các khu vực tụ tập đông người, các đầu mối giao thông, các doanh nghiệp, nhà máy để phát hiện sớm để tách F0 khỏi cộng động. Tại các bệnh viện phải được đảm bảo an toàn, đặc biệt các khoa có bệnh nhân dễ bị tổn thương như khoa bệnh phổi, khoa lão, khoa sản… phải theo dõi tầm soát cao hơn Các nhân viên y tế cũng cần được ưu tiên tầm soát để đảm bảo an toàn điều trị bệnh nhân.
Về công tác xét nghiệm: Thứ trưởng yêu cầu khi địa phương đã thực hiện bao phủ 2 mũi vaccine có thời gian đủ 2 tuần sau mũi tiêm thứ 2, thì việc xét nghiệm không nên lặp lại nhiều lần. Đảm bảo xét nghiệm hợp lý, hiệu quả, khoa học, tiết kiệm chi phí.
Về tiêm chủng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về mũi tiêm nhắc lại, Cần Thơ cần nghiên cứu và đề xuất kế hoạch để bố trí tiêm cho phù hợp.
An toàn tiêm chủng là hết sức cần thiết, đề nghị ngành y tế địa phương hết sức lưu tâm và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Vấn đề điều trị, Cần Thơ đang có hệ thống điều trị tầng 3 khá tốt bao gồm một số bệnh viện, TP cần áp dụng mô hình bệnh viện chị-em để chuyển tuyến hợp lý. Về việc điều trị F0 tại nhà, Cần Thơ triển khai tương đối nhanh, cần đẩy hỗ trợ F0 tiếp cận dịch vụ y tế và thuốc Molnupiravir nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Cần Thơ hiện mới được Bộ Y tế cấp tổng cộng 30 nghìn viên Avigan (Favipiravir), có thể triển khai ngay đến các F0.
Về công tác truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị Cần Thơ truyền thông mạnh tới người dân thực hiện tốt 5K ngay cả khi đã tiêm đủ liều vaccine.
Trước đó đoàn đã kiểm tra công tác vận hành trạm y tế lưu động điều trị F0 tại nhà tại phường An Cư, quận Ninh Kiều; điểm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại quận Ninh Kiều và công tác giám sát dịch tễ và cách ly ca nghi nhiễm tại Nhà máy của Công ty Taekwang ở khu công nghiệp Hưng Phú.
Cần Thơ: 40 phút can thiệp nội mạch cứu sống bệnh nhân bị vỡ phình động mạch vị tá tràng
Ngày 13/10, BSCKII. Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ đã can thiệp nội mạch cầm máu thành công một trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết nội do vỡ phình động mạch vị tá tràng nguy kịch.
Phình động mạch vị tá tràng là một trong những dạng hiếm nhất, chỉ chiếm khoảng 1,5% trong các dạng phình mạch máu tạng.
Theo đó, bệnh nhân là ông N. N. B., 54 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào khoảng 22h30, ngày 9/10 với tình trạng bụng chướng, đề kháng, ấn đau thượng vị, đau quanh rốn, hông phải, ngày càng tăng kèm nôn ói nhiều. Qua thăm khám có dấu hiệu thiếu máu cấp, bụng đau và chướng nhiều. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu bù máu, truyền dịch... Sau đó, bệnh nhân được siêu âm bụng kiểm tra, nhiều máu đông trong ổ bụng, máu tụ sau phúc mạc.
Bệnh nhân được chỉ định chụp và can thiệp nội mạch với chẩn đoán: xuất huyết nội do vỡ phình động mạch vị tá tràng. Kết quả ghi nhận nhiều ổ thoát mạch từ nhánh của động mạch vị tá tràng cấp máu vùng tá tràng đoạn DIII, ê-kíp tiến hành tắc mạch bằng hỗn hợp keo, chụp kiểm tra thấy tắc hoàn toàn nhánh thoát mạch. Thời gian can thiệp 40 phút. Sau can thiệp, tình trạng huyết động bệnh nhân ổn định.
Xuất huyết đa ổn do vỡ phình động mạch vị tá tràng (trái) và sau can thiệp không còn thoát mạch.
Tình trạng hiện tại sau 3 ngày can thiệp, bệnh nhân tỉnh, sinh tồn ổn, niêm hồng, bụng mềm, không sốt, tình trạng chung ổn, đang được theo dõi và điều trị tiếp tại khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu. Theo BSCKII. Trầm Công Chất, Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, phình mạch máu tạng là một dạng bệnh lý khá hiếm gặp (0.01-0.2% dân số), trong đó, túi phình thường nằm ở các động mạch thân tạng, động mạch gan, động mạch lách.
Phình động mạch vị tá tràng là một trong những dạng hiếm nhất, chỉ chiếm khoảng 1.5% trong các dạng phình mạch máu tạng. Cơ chế sinh ra các túi phình chưa thực sự được hiểu rõ, nhưng đa số các trường hợp khởi phát sau viêm tụy cấp, chấn thương, sau phẫu thuật, tăng huyết áp. Nhìn chung, túi phình thường không có triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ trên các khảo sát hình ảnh học hoặc khi có biến chứng. Tuy nhiên, các biến chứng của nó có thể rất đa dạng và nghiêm trọng.
Xuất huyết tiêu hóa do vỡ phình mạch là bệnh cảnh hay gặp nhất (chiếm 52% trường hợp), đau bụng là triệu chứng phổ biến thứ hai chiếm 46% các trường hợp. Tỉ lệ tử vong khi vỡ khoảng 40% phụ thuộc vào mức độ nặng, tốc độ mất máu và đặc điểm giải phẫu của vị trí vỡ. Các triệu chứng khác có thể gặp là đau bụng, tắc nghẽn dạ dày, nôn ói, có khối u ở bụng... Chỉ 7,5% các bệnh nhân là không có triệu chứng. Tùy thuộc tương quan giải phẫu, kích thước và sự ăn mòn mà túi phình có thể được biểu hiện như tràn máu ổ bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc hiếm gặp hơn là chảy máu đường mật nếu túi phình vỡ vào ống mật chủ và ống tụy chính.
Bệnh nhân ổn định sau can thiệp.
Trước đây, phình động mạch vị tá chỉ được chẩn đoán khi đã có biến chứng vỡ. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, việc chẩn đoán phình động mạch vị tá ở những người không có triệu chứng ngày càng phổ biến hơn. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán phình động mạch vị tá là chụp mạch máu với độ nhạy lên đến 100%, sau đó là chụp cắt lớp vi tính (độ nhạy 67%) và siêu âm ổ bụng (độ nhạy 50%).
Do tỉ lệ tử vong lên đến 40% khi vỡ nên việc chẩn đoán và điều trị sớm phình động mạch vị tá càng sớm càng tốt trước khi có biến chứng này, đóng vai trò rất quan trọng. Các phương pháp điều trị hiện nay là phẫu thuật và can thiệp nội mạch.Việc can thiệp nội mạch đang ngày càng phổ biến hơn do những ưu điểm như xâm lấn tối thiểu, tỉ lệ thành công cao (lên đến 88.2%), và thời gian can thiệp nhanh hơn.
Can thiệp nội mạch cầm máu, bệnh nhân sẽ không phải trải qua những cuộc đại phẫu nặng nề kéo dài hàng giờ, tiềm ẩn biến chứng trong và sau phẫu thuật nguy hiểm như sốc mất máu, nhiễm trùng vết mổ... Can thiệp thành công cũng giúp giảm lượng máu cần truyền, giảm tỉ lệ tử vong và giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân, thời gian thủ thuật ngắn, cầm máu được tức thì, hạn chế tối đa xâm lấn là những ưu điểm vượt trội của can thiệp nội mạch.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ có 2 hệ thống DSA và nhiều ê-kíp có thể tiến hành can thiệp nội mạch cấp cứu với nhiều chuyên khoa khác nhau: chảy máu mũi, trong cấp cứu đột quỵ, các dị dạng mạch máu não vỡ, lấy huyết khối do tắc mạch máu lớn, nong và đặt stent trong bệnh lý mạch vành cấp cứu, tạo nhịp tim cấp cứu, chấn thương gan, lách, thận, nút mạch trong ho ra máu, xuất huyết tiêu hóa do dị dạng mạch máu... đã có nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch được cứu sống.
Nối bàn tay bị đứt lìa không cần dùng kim chỉ khâu Một nam thanh niên 17 tuổi, bị đứt lìa bàn tay phải, đã được các bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ khâu nối mạch máu thành công. Bàn tay phải của bệnh nhân được nối thành công - Ảnh: BV Đặc biệt, các bác sĩ đã dùng biện pháp khâu nối mới, không...