Thứ trưởng Bộ Y tế: Ca mắc và tử vong tăng trong 4 tuần qua nhưng người dân rất chủ quan
‘Khi có biến chủng mới trên thế giới và tại Việt Nam, các ca mắc và tử vong tăng cao trong 4 tuần qua, nhưng thái độ lơ là chủ quan, mất cảnh giác của người dân ngược lại rất cao’, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cảnh báo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Sáng 5-7, tại Hà Nội diễn ra lễ phát động chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 mũi 3 và mũi 4 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết sau 2 năm cả nước chung tay vượt qua đại dịch, các chiến sĩ tuyến đầu đã được nhân dân và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. “Chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của vắc xin trong việc khống chế thành công đại dịch ở Việt Nam.
Hiện trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia. Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu.
Khi có biến chủng mới trên thế giới và tại Việt Nam, các ca mắc và tử vong tăng cao trong 4 tuần qua, nhưng thái độ lơ là chủ quan, mất cảnh giác của người dân ngược lại rất cao. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh. Vắc xin tốt nhất là vắc xin được nhắc lại, bổ sung kịp thời nhất”, bà Hương nhấn mạnh.
Cán bộ, công nhân viên chức tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 sáng 5-7 – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Video đang HOT
Ngay sau buổi lễ phát động, bà Hương cùng các cán bộ, công nhân viên chức Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Y tế tiêm vắc xin phòng, chống COVID-19 ngay tại trụ sở Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Hương chia sẻ: “Mũi tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch nhằm tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng, góp phần phòng chống dịch nhằm phục hồi kinh tế – xã hội.
Hiện nay việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 vẫn dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của người dân. Các tỉnh, thành phố cần tuyên truyền, vận động người dân tiêm mũi bổ sung để đảm bảo sức khỏe, tránh nguy cơ chuyển nặng, nhập viện và tử vong”.
Anh Nguyễn Ngọc Thắng (31 tuổi, Hà Nội) đến điểm tiêm từ sớm. “Tôi đã tiêm mũi 3 từ tháng 1-2022. Hôm nay, cơ quan phát động tiêm chủng nên tôi đến tiêm. Theo tôi, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay bất kỳ vắc xin phòng bệnh nào cũng đều để phòng, chống bệnh. Tôi đã tiêm 3 mũi và không có vấn đề gì, không có lý do gì tôi không tiêm mũi 4 để tiếp tục bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình”, anh Thắng nói.
Các lực lượng tham gia hưởng ứng tiêm vắc xin COVID-19 – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Người tham gia tiêm chủng kiểm tra hạn sử dụng, loại vắc xin được tiêm – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
V2K là bao nhiêu V?
Về thông điệp V2K mà Bộ Y tế đang dự thảo xin ý kiến các bộ, ban ngành, Chính phủ, nhiều người dân thắc mắc khuyến cáo V (vắc xin) ở đây là bao nhiêu liều vắc xin?
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Hương cho biết: “V2K (vắc xin, khẩu trang, khử khuẩn) là các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dự kiến trong thời gian tới. Khuyến cáo vắc xin ở đây theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế sau khi tiêm liều cơ bản chúng ta sẽ tiêm liều nhắc lại gồm mũi 3, 4 theo khoảng thời gian Bộ Y tế hướng dẫn cho từng đối tượng”.
TP.HCM: Thêm một ca mắc bệnh sốt xuất huyết tử vong
TP.HCM lại vừa có thêm một ca sốt xuất huyết tử vong, nâng số ca sốt xuất huyết tử vong từ đầu năm đến nay lên 11 ca.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm một cháu bé mắc sốt xuất huyết nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1- Ảnh: THÙY DƯƠNG
Ngày 4-7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 26 (từ ngày 24-6 đến 30-6), thành phố ghi nhận 2.428 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 158 ca (6,9%) so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Trong tuần ghi nhận một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Như vậy số ca tử vong do bệnh này từ đầu năm đến nay là 11 trường hợp.
Số ca bệnh sốt xuất huyết trong tuần 26 tiếp tục tăng cao ở 15/22 quận huyện, TP Thủ Đức (trừ quận 1, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 12, Phú Nhuận).
Những quận, huyện có số ca bệnh tăng báo động so với trung bình 4 tuần trước là Cần Giờ và Nhà Bè.
Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Hưng và phường Tân Kiểng (quận 7), phường 6 (quận 11), phường An Phú Đông (quận 12), phường An Lạc và phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân), xã Cần Thạnh (huyện Cần Giờ), xã Phước Hiệp và xã Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi), phường 4 và phường 13 (quận Gò Vấp), xã Nhị Bình và xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), xã Hiệp Phước, xã Nhơn Đức, xã Phước Kiển, xã Phước Lộc (huyện Nhà Bè); phường 12 (quận Tân Bình), phường Phú Thạnh (quận Tân Phú), phường Bình Thọ (thành phố Thủ Đức).
Tính từ đầu năm đến tuần 26, thành phố ghi nhận 21.750 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 181,5% so với cùng kỳ năm 2021 là 7.726 ca. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 346 ca, tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc đến tuần 26 là 1,6% (346/21.750), tăng hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021 là 0,4% (33/7.726).
Theo HCDC, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Đến nay, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện nay TP.HCM đã bước vào mùa mưa, mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết hằng năm do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo chúng ta mỗi tuần nên dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết: dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như: lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối; đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.
Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng. Sử dụng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay,... và ngủ màn kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.
Trong trường hợp bị sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị và không tự ý điều trị tại nhà.
'Cái chết đen' đã thực sự biến mất chưa? 'Cái chết đen' từng là nỗi kinh hoàng khi khiến gần 50 triệu người dân châu Âu tử vong. Virus gây bệnh này chưa bao giờ biến mất. Chúng vẫn tồn tại trong cơ thể các loài gặm nhấm và có thể gây đại dịch mới bất cứ lúc nào. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch dưới kính hiển vi - Ảnh: NIAID/CDC/SCIENCE...