Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ có căn hộ 300 triệu đồng
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
Để cứu thị trường bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng quan trọng nhất là phải huy động được dòng tiền với lãi suất thấp, đồng thời phát triển nhà xã hội diện tích nhỏ, giá rẻ…
Thứ trưởng Nam nói: Việc phân loại ngành và thị trường để “siết” tín dụng phải có tính toán kỹ, tránh tình trạng cho cả vào một gói. Chúng ta đã phanh gấp đối với tín dụng bất động sản, thậm chí còn rút vốn mạnh ra khỏi thị trường.
Hậu quả rất nhiều dự án đình trệ, vỡ tiến độ, người dân mất lòng tin, ngân hàng sẽ không thu hồi nợ được từ các dự án. Ngân hàng, chủ đầu tư, và người mua nhà đang trên một con thuyền, chứ ngân hàng không phải ngồi trên bờ!
Thưa ông, việc kích cầu vào nhà xã hội có tạo được hiệu ứng tốt cho thị trường?
Chúng ta không đủ sức “hâm nóng” toàn bộ thị trường mà phải chọn phân khúc nhà ở xã hội để đáp ứng kéo người mua quan tâm.
Nhà ở xã hội sắp tới sẽ ở mức 9-10 triệu đồng/m2 và quy mô 30-40m2/căn hộ thì thực sự hấp dẫn người mua. Ngoài ra, phải giảm cung, rà soát dự án. Những dự án nào mới giải phóng mặt bằng thì phải tạm dừng, điều chỉnh mạnh quy mô căn hộ, cơ cấu dự án.
Video đang HOT
Ngoài hỗ trợ người mua ra, nhà nước phải can thiệp, ví dụ có thể mua lại làm nhà tái định cư, mua lại để làm bệnh viện, trường học…
Nhiều dự án căn hộ tại Hà Nội giá giảm sâu – Ảnh: Minh Tuấn
Ông có nhận xét gì về các đề xuất giảm thuế vừa qua?
Tôi cho rằng 20 hay 40 ngàn tỷ đồng không phải là lớn so với thị trường mà vấn đề là lãi suất bao nhiêu mới đủ sức hấp dẫn.
Doanh nghiệp và người dân đang quan tâm nhất là lãi suất cao hay thấp và thủ tục vay. Việc dùng ngân sách bù vào lãi suất, tái cấp vốn lãi suất thấp cũng là điều cần tính.
Tuần tới, Nghị quyết của Chính phủ về vấn đề này sẽ được thông qua. Việc điều chỉnh diện tích căn hộ, điều chỉnh thiết kế phải nhanh mới kịp đưa sản phẩm ra thị trường.
Sắp tới căn hộ dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 sẽ được xem xét giảm thuế. Cần đưa nội dung giảm thuế cho nhà ở xã hội vào luật áp dụng lâu dài, mức giảm 1 năm không đáng kể. Với nhà thương mại, cần áp dụng giảm thuế VAT 12 tháng để hạ giá sản phẩm.
Nhiều chuyên gia lo lắng những tác dụng phụ của chính sách cứu bất động sản?
Ví dụ việc điều chỉnh diện tích căn hộ sẽ làm tăng dân số cơ học, tăng tải hạ tầng nhưng ở mức chấp nhận được. Về giá bán có nhiều ý kiến khác nhau, tôi cho rằng tại TP HCM giá đã chạm đáy, vì nhiều dự án chỉ còn trên 10 triệu đồng/m2.
Khi cứu cần sàng lọc chủ đầu tư
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, để “giải cứu” cho thị trường bất động sản hiện nay phải thực hiện tốt giải pháp tháo gỡ cả cung và cầu.
Việc giải cứu, trợ giúp bên cầu chính là tháo gỡ cho những người mua nhà để ở. Cụ thể, ngân hàng phải cho người mua nhà với lãi suất ưu đãi và họ được thế chấp chính ngôi nhà đó.
Hiện việc này chúng ta đã làm rồi nhưng chỉ dừng ở một năm đầu ưu đãi, nên sẽ không hấp dẫn đối với người mua, nên phải gỡ bằng cách cho họ vay trả dần trong thời gian dài. Đối với giải cứu bên cung, phải kết hợp với việc sàng lọc các chủ đầu tư có năng lực thực sự. Nhà nước chỉ cứu các dự án làm thật, có năng lực.
Theo ông Tuấn, giải pháp cho vay đối với người mua nhà sẽ được tháo gỡ tận gốc. Ngân hàng cho vay thông qua hợp đồng mua bán nhà và sau này sổ đỏ của ngôi nhà đó sẽ chuyển cho ngân hàng để vay trả dần với lãi suất thấp.
Theo TNO
30.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội
Ngày 14.12 tại Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cam kết sẽ rót 30.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội trong giai đoạn 2013 - 2015.
Gói tín dụng này còn phải chờ Ngân hàng Nhà nước bật đèn xanh.
Theo đó, BIDV và Bộ Xây dựng đã ký biên bản thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình nhà ở xã hội (NƠXH).
Tuy nhiên, ngay tại lễ ký này, Bộ Xây dựng và BIDV cũng thừa nhận, gói tín dụng này có hấp thụ được hay không còn phụ thuộc vào lãi suất có đủ hấp dẫn các DN hay không...
Cơ hội giúp người nghèo có nhà
Theo thỏa thuận được ký kết, trong giai đoạn 2013 - 2015, BIDV cam kết dành gói tín dụng trung - dài hạn quy mô 30.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng NƠXH, trong đó chủ đầu tư và người mua nhà là đối tượng thụ hưởng chính.
Cụ thể, với các chủ đầu tư thực hiện dự án, doanh số cho vay tối đa là 10.500 tỉ đồng (35% gói tín dụng), mức cho vay tối đa là 70% trên tổng mức đầu tư dự án. Lãi suất cho vay bằng lãi suất của NH Phát triển VN.
Với người mua nhà, doanh số cho vay tối đa là 19.500 tỉ đồng (65% gói tín dụng), với mức cho vay tối đa là 85% trên giá trị căn nhà. Lãi suất cho vay thấp hơn 10% so với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân các TCTD.
Đối tượng được BIDV xem xét cấp tín dụng gồm: Chủ đầu tư triển khai các dự án NƠXH, nhà ở thương mại có diện tích sàn căn hộ dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; người mua nhà thuộc các đối tượng có thu nhập thấp (TNT), trung bình không đủ điều kiện được giải quyết mua NƠXH...
"Chỉ cần mỗi TCTD bỏ ra 3% tổng dư nợ là chúng ta đã có ngay 100.000 tỉ đồng, giả sử mỗi mét vuông NƠXH là 15 triệu đồng thì chúng ta đã có ngay từ 5-6 triệu căn hộ cho người TNT, CNLĐ. Làm như vậy không chỉ giải quyết được phần nào khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án NƠXH, mà còn góp phần tạo điều kiện để người lao động TNT có nhà" - Chủ tịch HĐQT BIDV - ông Trần Bắc Hà - nói.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đây là hành động góp phần phá băng thị trường BĐS, vừa là cơ hội giúp dân nghèo, người lao động có nhà ở.
Chờ Ngân hàng Nhà nước bật đèn xanh
Theo thống kê của BIDV, hiện tính chung các khoản cho vay liên quan đến nhà ở (mua, sửa chữa, xây mới...) thì dư nợ hiện tại của BIDV đã lên tới 15.800 tỉ đồng, tương đương 5,2% quy mô dư nợ của NH này. Hiện NH đang triển khai khá nhiều gói tín dụng kích cầu cho thị trường BĐS như gói tín dụng 2.000 tỉ đồng dành cho các dự án nhà ở TNT khu vực đô thị và nhà ở công nhân KCN; chương trình tín dụng 4.000 tỉ đồng dành cho cá nhân, hộ gia đình mua nhà với mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị căn nhà... Tuy nhiên, tiến độ giải ngân các gói tín dụng mới đạt chưa đầy 50%.
BIDV cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân chưa đạt như các gói mục tiêu đề ra, trong đó các vấn đề về nợ xấu, tài sản thế chấp và lãi suất đang là những lực cản chính. "Hiện phần lớn nhà thầu xây dựng đang có nợ xấu nên không thể cho vay mới được.
Bên cạnh đó, khó khăn nhất là lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay chỉ nên ở mức bằng 2/3 lãi suất huy động. Nếu lãi suất dưới 6% thì có thể chấp nhận được. Để làm được điều này thì mình BIDV không thể làm được nếu không có chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN..." - Chủ tịch HĐQT BIDV nói.
Như vậy, xem ra để gói tín dụng hàng ngàn tỉ này đến được với DN và người dân, còn phải chờ NHNN bật đèn xanh!
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, theo nghị định phát triển NƠXH mà bộ vừa trình Chính phủ, các cơ chế hỗ trợ đã tăng lên rất nhiều.
Các dự án NƠXH sẽ được hưởng mức thuế thu nhập DN là 10%, thuế GTGT với người mua là 5%. Bên cạnh đó cũng mở rộng đối tượng được mua NƠXH, thu hẹp bớt điều kiện, tiêu chí được mua, bán NƠXH; trong khu vực phát triển NƠXH được trích 20% quỹ đất để làm NOTM, bán theo giá NOTM để bù đắp chi phí xây dựng NƠXH; cho phép các địa phương có thể hỗ trợ hạ tầng trong phạm vi dự án...
Bộ Xây dựng đang kiến nghị những chính sách này được áp dụng từ quý II/2013.
Theo laodong
Gói tín dụng gỡ khó bất động sản Hôm 19.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với TP.Hà Nội để tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản. Nhiều giải pháp đã được quyết định trong cuộc họp này. Hạ lãi suất vay cho người mua nhà Phân tích những hạn chế, yếu kém của thị trường bất động sản (BĐS), Thủ tướng đã chỉ ra...