Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm việc với Hội luật quốc tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi làm việc với Hội luật quốc tế Việt Nam.
Chiều ngày 17/11, Bộ Tư pháp đã làm việc Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL). Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, ông Bạch Quốc An, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, ông Nguyễn Bá Sơn – Đại sứ, Chủ tịch VSIL, bà Nguyễn Thị Hoàng Anh – Đại sứ, nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy viên Ban chấp hành VSIL.
Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Bá Sơn đã báo cáo tình hình hoạt động của Hội nhiệm kỳ I (2016-2020) và dự kiến tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025. Nhận thức được việc thành lập VSIL là cần thiết, tạo thêm cơ hội cho đội ngũ đã và đang làm công tác pháp luật quốc tế và những người quan tâm chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, qua đó thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ chuyên gia về pháp luật quốc tế ở Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển ngành khoa học pháp lý quốc tế ở Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngay từ giai đoạn ban đầu, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao đã tích cực hỗ trợ vận động thành lập VSIL, kể cả đóng góp về nhân lực, các thực hiện các thủ tục, vận động hội viên tham gia cũng như các hỗ trợ khác.
VSIL chính thức được Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 1616/QĐ-BNV ngày 20/6/2016. Sự thành lập của VISL đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo giới nghiên cứu và thực hiện luật quốc tế ở Việt Nam, mở ra một diễn đàn để chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế cũng như nâng cao vị thế tiếng nói khoa học – pháp lý của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế.
Bộ Tư pháp làm việc với Hội luật quốc tế Việt Nam
Bốn năm hoạt động đầu tiên dù có nhiều khó khăn và thách thức nhưng VSIL đã nỗ lực vượt qua và thực hiện được nhiều hoạt động có ý nghĩa.
Điểm nhấn trong hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua là VSIL đã đưa cuộc thi “Diễn án Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài” (FDI Moot) của quốc tế về Việt Nam và tổ chức thành công cuộc thi FDI Moot liên tục trong các năm 2018, 2019, 2020 với số lượng các đội thi liên tục tăng lên. VSIL cũng tích cực hỗ trợ các đội thi đủ điều kiện tham gia cuộc thi vòng quốc tế và đạt được nhiều kết quả cao.
Cuộc thi FDI Moot đã tạo được hiệu ứng lan tỏa trong phong trào của học tập của sinh viên ngành Luật toàn quốc, tạo sân chơi bổ ích trong nước và mang đến cơ hội thi đấu quốc tế, nâng cao trình độ tiếng Anh pháp lý, kỹ năng tranh tụng của các thế hệ sinh viên. Từ đó, phát hiện và bồi dưỡng những hạt giống tốt trong ngành luật quốc tế. Bên cạnh cuộc thi FDI Moot, Hội còn tổ chức cuộc thi Diễn án Luật kinh doanh quốc tế CISG – Pre Moot năm 2019.
Dưới góp độ nghiên cứu khoa học, Hội đã Công bố ấn phẩm pháp lý đầu tiên của VSIL bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh “Luật quốc tế và những vấn đề thực tại Việt Nam năm 2019″; gửi Thư ngỏ với Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung quốc nhằm phản đối hoạt động trái phép của Trung Quốc diễn ra trên biển Đông, đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là những đóng góp gây tiếng vang cho Hội, giúp cho VSIL được biết đến nhiều hơn trong giới nghiên cứu, thực hành luật quốc tế trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Hội tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật quốc tế như Tọa đàm “Việt Nam 2016 – Năm Luật quốc tế”; Tọa đàm “Giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư giữa các pháp nhân và cá nhân nước ngoài với Nhà nước Việt Nam”; Tọa đàm về Luật pháp quốc tế năm 2019; tham dự Diễn đàn pháp lý thế giới, tham dự Cuộc gặp gỡ giữa các Hội Luật quốc tế thế giới lần thứ hai;…; Hội cũng tham gia hỗ trợ Đại sứ Nguyễn Hồng Thao chuẩn bị các tài liệu, báo cáo tại Phiên họp của Ủy ban Pháp luật quốc tế Liên hợp quốc, thành lập Nhóm nghiên cứu về Luật Biển, xúc tiến thành lập Nhóm nghiên cứu về trọng tài và hòa giải trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế,…
Với sự đồng hành, ủng hộ của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp trong các hoạt động của Hội, số lượng hội viên VSIL hiện đã lên đến gần 500 người.
Kết quả của phiên chất vấn - cầu nối giữa hai khóa Quốc hội
Phát biểu kết luận sáng 10/11, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Kết quả của phiên chất vấn hôm nay sẽ là cầu nối giữa hai khóa Quốc hội XIV và XV, chuyển tải những nỗ lực trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo điều hành và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội Khóa XIV trong việc theo dõi, giám sát; thể hiện vai trò, chức năng của Quốc hội.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, với tinh thần tiếp tục đổi mới, Quốc hội đã hoàn thành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Tổng cộng đã có 122 lượt đại biểu Quôc hội chất vấn; có 6 đại biểu chất vấn hai lần; có 41 lượt đại biểu tranh luận. Các thành viên Chính phủ, trong đó có 3 Phó Thủ tướng Chính phủ và 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình. Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo làm rõ, cụ thể thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu. Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cũng đã trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh: Quang Khánh).
Cơ bản các câu hỏi của đại biểu Quốc hội đã được các thành viên Chính phủ, các vị Trưởng ngành trả lời, còn một số câu hỏi chưa được trả lời hoặc được phép trả lời bằng văn bản, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sớm trả lời, gửi văn bản đến các vị đại biểu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Với tính chất, phạm vi nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp này, có thể coi đây như là bước đầu tổng kết, đánh giá cuối nhiệm kỳ đối với hoạt động giám sát của Quốc hội. Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thể hiện tinh thần trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung được cử tri và Nhân dân quan tâm mà đã được Quốc hội giám sát, ra nghị quyết yêu cầu thực hiện", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi để làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chất vấn. Các thành viên Chính phủ, các vị Trưởng ngành cơ bản đã trả lời rõ, thẳng thắn về kết quả đạt được, về những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để khắc phục trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có vấn đề trả lời còn chưa đáp ứng được yêu cầu của đại biểu, chưa làm rõ được trách nhiệm nên còn có ý kiến tranh luận, trao đổi lại.
Qua phiên chất vấn cho thấy, cơ bản việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiêm túc, chủ động triên khai thực hiện với nhiêu giải pháp, biện pháp đồng bộ, quyết liệt và đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện có hiệu quả các yêu câu của Quôc hội, tạo sự chuyên biên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững. Nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao đã được thực hiện đạt hoặc vượt yêu cầu đề ra. Kết quả đó được đại biêu Quôc hội, cử tri và Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.
Vẫn còn nhiều chỉ tiêu, yêu cầu chưa đạt, chưa giải quyết dứt điểm
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, qua các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra, Báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và nội dung chất vấn tại Kỳ họp này cho thấy bức tranh tổng thể trong việc triển khai thực hiện các yêu cầu của Quốc hội là toàn diện, có chiều sâu, kết quả tích cực là chủ đạo. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhận thấy còn có nhiều nội dung, nhiều chỉ tiêu, yêu cầu chưa đạt, chưa giải quyết dứt điểm hoặc vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục có giải pháp căn cơ để triển khai, khắc phục. Có những vấn đề đã được Quốc hội yêu cầu nhiều lần, nhưng chuyển biến còn chậm, chưa đạt kết quả đề ra. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế có cả khách quan và chủ quan. Trong đó có nguyên nhân từ bất cập trong chính sách pháp luật, từ tổ chức thực hiện, từ việc thiếu nguồn lực, nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.
Sau 2,5 ngày làm việc, Quốc hội đã hoàn thành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII. (Ảnh: ĐT)
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội ghi nhận sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, của các bộ, ngành trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, trả lời chất vấn và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội. Đồng thời, Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện, hoàn thành các yêu cầu được Quốc hội đề ra, cũng như những giải pháp đã nêu tại phiên chất vấn hôm nay.
Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Mười đã thành công tốt đẹp. Tinh thần chung của phiên chất vấn là "dân chủ - thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng". Phiên chất vấn diễn ra ở thời điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ, là thời điểm cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVID- 19 và thiên tai, bão, lũ gây ra.
"Kết quả của phiên chất vấn hôm nay sẽ là cầu nối giữa hai khóa Quốc hội XIV và XV, chuyển tải những nỗ lực trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo điều hành và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội Khóa XIV trong việc theo dõi, giám sát; thể hiện vai trò, chức năng của Quốc hội trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra của cả nhiệm kỳ, tạo động lực, khí thế mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong những nhiệm kỳ tiếp theo", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Căn cứ kết quả phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong các nghị quyết đã ban hành, cùng với những vấn đề nêu trong dự thảo Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp, làm cơ sở để Quốc hội Khóa XV tiếp tục theo dõi, giám sát việc thực hiện.
Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ rõ các giải pháp tập trung vào 9 nhóm vấn đề.
Trước khi kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Trước hết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn về nhiều vấn đề thời sự, được đồng bào, cử tri cả nước và dư luận quan tâm. Qua đó, thể hiện sự trăn trở, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội. Các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng đã trực tiếp, nhiều lần trình bày, trả lời các câu hỏi với tinh thần trách nhiệm cao trước Quốc hội và nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất cho năm 2020 cũng như giai đoạn 2016-2020 và thời gian tới.
Thủ tướng nhắc lại bài học về sức mạnh của tinh thần đoàn kết được khẳng định trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt trong năm 2020 khi Việt Nam đối phó dịch COVID-19 được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong nhiệm kỳ này, Việt Nam cũng hoàn thành tốt các trọng trách như chủ nhà APEC, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...
Thủ tướng trực tiếp trả lời các câu hỏi
Đề cập vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thủ tướng cho rằng đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững khu vực này thích ứng với biến đổi khí hậu và 3 lần sơ kết, đánh giá, chỉ đạo trên tinh thần thuận thiên, tái cơ cấu mạnh mẽ với các biện pháp phi công trình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Quang Khánh)
Trong thời gian qua, ĐBSCL liên tục bị xâm nhập mặn, năm 2016 thiệt hại nặng nề rất lớn, chúng ta đã chuyển thời vụ kịp thời nên năm nay chỉ thiệt hại trên 7% so với 2016. Đặc biệt, tăng cường bố trí nguồn lực so với giai đoạn trước, có nhiều giải pháp giải quyết vấn đề giao thông nội vùng và liên vùng. Chúng ta đã triển khai một số công trình quan trọng, quy mô lớn như Cái Lớn - Cái Bé, cống Trà Sư, khánh thành 51km Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các công trình ngọt hóa Bến Tre, đường Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ...
Thời gian tới, sẽ bố trí hơn 1 tỷ USD, tương đương 22 nghìn tỷ cho khu vực này và giai đoạn tiếp theo tiếp tục đầu tư cho giao thông vận tải nội vùng và liên vùng như đường ven biển, đường TPHCM-Vũng Tàu...
Với các biện pháp phi công trình và công trình, với sự chỉ đạo quyết liệt, chúng ta giữ ĐBSCL ít bị tác động nhất bởi biến đổi khí hậu, Thủ tướng phát biểu.
Các đại biểu cũng đặt vấn đề về bài toán cân đối ngân sách, nếu tăng trưởng năm 2021 chỉ 6% thì dự kiến tổng thu chỉ khoảng 1,34 triệu tỷ đồng, giảm 170 nghìn tỷ so với năm 2020. Thủ tướng cho biết ông rất thấm thía với câu hỏi này.
Về giải pháp, trước hết, phải tăng cường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, các cấp, các ngành, các địa phương đều phải làm việc này. Thứ hai, tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vấn đề phát triển, nhất là những công trình đã báo cáo Quốc hội, như khởi công sân bay Long Thành, thúc đẩy đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều năm chậm trễ. Thứ ba, tăng cường quản lý thuế, chống chuyển giá, trốn thuế... Thứ tư, thực sự tiết kiệm chi ngân sách, giảm các cuộc họp, các chuyến công tác nước ngoài không cần thiết...
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, tất cả các cấp các ngành phải bám sát dự toán ngân sách. Khi cần thiết, sẽ báo cáo Quốc hội nới lỏng tài khóa trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho biết và nhấn mạnh, trong lúc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta phải giữ được kinh tế vĩ mô ổn định.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) về thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, như tại Nhật Bản, châu Âu dịch quay trở lại. Vì vậy, Việt Nam đặt mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh không để lây lan ra cộng đồng và để giữ được đất nước không bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, giữ ổn định xã hội, giải quyết việc làm, có sự tăng trưởng cần thiết.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đề cao tự lực, tự cường, xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ cao, bảo đảm an toàn cung ứng, chú trọng thị trường trong nước, đi đôi với khai thác hiệu quả thị trường quốc tế. Đến nay chúng ta đã xuất siêu gần 20 tỷ USD.
Chúng ta phải giữ vững sản xuất nông nghiệp, chỗ dựa trong dịch bệnh, song song với phát triển công nghiệp, dịch vụ kết hợp với kinh tế số, du lịch. Thay đổi phương thức làm việc, vận hành trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, y tế...) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tự động hóa... hướng đến phát triển nền kinh tế không tiếp xúc.
Về chất vấn của đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) về gói hỗ trợ DN, người lao động trong dịch bệnh COVID-19 hiệu quả còn thấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chúng ta đã chủ động hỗ trợ đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như giãn, giảm ,miễn thuế, phí nhưng việc hỗ trợ trực tiếp cho DN, người lao động chưa tốt. Thời gian tới, Chính phủ sẽ điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cho DN, người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí, (TP. Hà Nội), ý kiến của đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) về chọn được những người có đạo đức, có tài, có tầm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm, trong đó xác định tiêu chí, điều kiện cụ thể về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn của từng vị trí làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để quy định chi tiết chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Người có tài nhất phải được sử dụng, đề bạt.
Theo Thủ tướng, người tài không chỉ làm trong nhà nước mà có thẻ làm ở DN tư nhân, DN nước ngoài, trong lĩnh vực kinh tế ngoài nhà nước... nhưng Nhà nước phải tìm cách thu hút nhiều người tài vào quản trị đất nước.
Về chất vấn của đại biểu Ksor H'Bơ Khắp (Gia Lai) liên quan đến văn hóa từ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc từ chức đã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác thì được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Quyết định 1847 của Thủ tướng nêu, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo chủ động xin thôi giữ chức vụ khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.
Để có văn hóa từ chức thì mỗi cán bộ, công chức cần phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, Đảng và Nhà nước.
Kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đã ghi lại và giao các cơ quan chức năng tổng hợp trả lời các đại biểu./.
Lan tỏa tinh thần pháp luật Theo thông lệ hàng năm, Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo dục, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của xã hội. Tiểu phẩm tuyên truyền "Ngày pháp luật" ở Ban Chỉ huy quân sự TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Ngày Pháp luật Việt Nam 2020, được...