Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: “Tôi luôn mặc vest của May 10″
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho biết, cạnh tranh quốc gia chỉ có thể đạt được trên cơ sở cạnh tranh của từng doanh nghiệp (DN).
Tuy nhiên, các DN của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Nhà nước không thể hỗ trợ hết từng DN, bản thân các DN phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng hợp lý với hàng hóa với thế giới. Chiếc áo tôi đang mặc là của Công ty May 10.
Chia sẻ tại buổi lễ công bố chuỗi sự kiện 20 năm Giải thưởng Chất lượng quốc gia và tọa đàm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, diễn ra chiều 5-1 ở Hà Nội, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, cạnh tranh quốc gia chỉ có thể đạt được trên cơ sở cạnh tranh của từng DN. Tuy nhiên, các DN của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Nhà nước không thể hỗ trợ hết từng DN, bản thân các DN phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng hợp lý với hàng hóa với thế giới.
Đặc biệt, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho hay ông vẫn thường mặc bộ vest do Công ty May 10 sản xuất trong các cuộc họp. Vừa cầm chiếc áo đưa lên, ông Đông nói rằng, các DN phải đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm và mẫu mã mới có thể giữ chân khách hàng, như việc ông vẫn thường xuyên dùng hàng của May 10.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông.
Ông Nguyễn Xuân Hoan, đại diện Công ty May 10 cho biết, các bộ vest của hầu hết lãnh đạo nhà nước, các bộ trưởng cũng như Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đều do Công ty may 10 thiết kế và may đo.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KHCN cho rằng, năng suất chất lượng chính là sự sống còn của các DN và là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa thực tiễn hiện nay, năng suất và chất lượng hàng hóa của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề, sức cạnh trạnh còn thấp so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, người người tiêu dùng đang lo lắng cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng giả, hàng nhái.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân.
“Năng suất và chất lượng quyết định sự tồn tại của DN trong nền kinh tế. DN sẽ chết nếu không thể có sản phẩm cạnh tranh được ở nước ngoài và trên sân nhà. Nhìn nhận thực tế năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn với các nước như Thái Lan, Singapore bởi trình độ sản xuất, công nghệ, tay nghề còn thua kém. Trong khi đó mẫu mã sản phẩm không thu hút được khách hàng. Do đó, các DN cần đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm mới để cạnh tranh mạnh hơn nữa”- Ông Quân nhấn mạnh.
TS Lưu Bích Hồ, Chuyên gia kinh tế thẳng thắn chia sẻ: “Làm gì cũng phải có năng suất, chất lượng mới phát triển được. Nền kinh tế chúng ta hiện nay đang gặp nhiều vấn đề và chưa làm được như chúng ta mong muốn vì chúng ta chưa chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Và quan trọng nữa là vì chưa có đổi mới và sáng tạo. Đổi mới sáng tạo gắn với giáo dục, đào tạo và KHCN chưa triển khai được”.
Ông Hồ đưa ra thông tin theo một nghiên cứu của ông và cộng sự sắp được công bố, sớm nhất vào năm 2030 và muộn nhất là vào năm 2050, Việt Nam mới trở thành một nước công nghiệp hiện đại thực sự. Để thực hiện được mục tiêu này, bản thân DN và các nhà lãnh đạo quản lý nhà nước phải làm việc có năng suất, chất lượng cao. DN là trung tâm, chủ thể của nền kinh tế. “DN phải tự vươn lên đạt năng suất và chất lượng cao vì chính DN chứ đừng vì giải thưởng”- TS Hồ nêu quan điểm.
TRÀ PHƯƠNG
Theo_PLO
Phí qua trạm BOT vẫn tăng: Bộ GTVT nói gì?
Bộ GTVT sẽ căn cứ vào từng dự án cụ thể cùng với nhà đầu tư đàm phán với ngân hàng để có lộ trình tăng giảm phí cho phù hợp.
Phản hồi về việc Bộ Tài chính không thực hiện lùi thời gian tăng phí đường bộ qua trạm BOT như đề xuất của Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Hồng Trường cho biết, sở dĩ Bộ GTVT trước đó có đề xuất Bộ Tài chính cho chậm tăng phí qua trạm BOT đến ngày 1/6/2016 là đã căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước ta trong mấy năm qua.
Theo đó, CPI của nước ta trong mấy năm qua tương đối ổn định, trong khi đó giá xăng giảm và chi phí vận tải cũng giảm theo. Bộ GTVT nhận thấy, nếu tăng phí qua trạm BOT vào thời điểm này (1/1/2016) - khi nền kinh tế mới đạt được một chút thành quả sẽ rất dễ tạo ra một sức ép ảo đối với người dân.
Mặc dù không đạt được sự thống nhất giữa 2 bộ, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường vẫn cho rằng, về thực chất của việc tăng phí theo chu kỳ là hợp lý, và theo cách lý giải mới đây của Bộ Tài chính cũng không phải là không có lý. Bởi trong tất cả các phương án thu phí đã được thống nhất với các nhà đầu tư, nếu thực hiện lùi thời gian tăng phí sẽ phá vỡ phương án tài chính. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng, vì ngân hàng phải thu nợ theo chu trình khép kín, lùi thời gian tăng thu, lãi suất tăng lên thì bản thân nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng.
Trạm thu phí hoàn vốn cho nhiều dự án BOT đặt tại tại xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Giải pháp được Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đưa ra trong trường hợp này là, Bộ GTVT sẽ căn cứ vào từng dự án cụ thể, nhà đầu tư sẽ đàm phán với ngân hàng để có lộ trình tăng - giảm phí phù hợp.
"Đây là hai vấn đề phải xử lý đồng thời. Việc tăng phí là cần thiết, còn tăng như thế nào nhà đầu tư phải làm việc với từng dự án để có giải pháp cho phù hợp. Nếu theo như Bộ Tài chính là do có vướng mắc về mặt văn bản thì dù có 20 Thông tư hay hàng trăm Thông tư, nếu cần thay đổi vẫn phải thay đổi. Thế nhưng, thay đổi đó như thế nào để phù hợp với thực tiễn hiện nay là điều cần phải cân đối giữa việc hoàn vốn của nhà đầu tư, sức chịu đựng của người dân và đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Thu phí cùng lúc cho nhiều dự án BOT giá phải cao hơn
Giải thích tình trạng một số trạm thu phí BOT có mức thu cao hơn nhiều so với các trạm thu cùng loại, khiến nhà xe, tài xế phản ứng dẫn đến tình trạng ùn ứ giao thông, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đã thống nhất với tất cả các trạm thu phí BOT trên cả nước nên thống nhất một giá vé để có sự cân bằng giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng đều có một giá như nhau. Tuy nhiên, một số trạm do sức ép đầu tư; trạm thu phí cho nhiều dự án BOT cùng lúc nên giá vé tại các trạm BOT tập trung này thường cao hơn tại các trạm BOT khác.
Thứ trưởng lấy ví dụ: Trạm BOT Bến Thủy (Nghệ An) thu phí cho 4 dự án BOT cùng lúc bao gồm Dự án đường tránh TP Vinh; Đường tránh TP Hà Tĩnh; Cầu qua Quốc lộ 46 và cầu Nghi Xuân.
Thu phí dồn về 1 trạm, lái xe phản ứng gây ách tắc giao thông
VOV.VN - Mức thu phí của trạm mới tăng gấp 3 lần so với trạm Hòa Phước khiến nhà xe, tài xế phản ứng dẫn đến tình trạng ùn ứ giao thông trên QL 1A.
Với 4 dự án BOT này, nếu chia ra thành 4 trạm thu phí sẽ bị phân tán và không đủ cự ly theo quy định. Nhưng nếu áp dụng mức thu qua trạm này chỉ là 30.000 đồng/lượt như những trạm BOT khác sẽ không đảm bảo thời gian hoàn vốn. Từ đó nhà đầu tư đã thống nhất thu 45.000 đồng/lượt qua trạm nên người dân khi đi qua đã xuất hiện tâm lý đã bị thu quá nhiều.
"Bộ GTVT đã thống nhất với các địa phương, nghiên cứu với trường hợp những hộ đi qua trạm BOT thường xuyên sẽ tiếp tục giảm giá vé tháng. Điều này vừa là để nhà đầu tư có thể giữ vững chu kỳ tăng giá của Bộ Tài chính, mặt khác người dân khi qua trạm chỉ phải chịu mức giá hợp lý nhất, có thể chấp nhận được trong suốt quá trình thu phí hoàn vốn từ 10 - 15 năm", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Đối với các trạm thu phí tuy được đặt ở tuyến đường này nhưng lại thu phí hoàn vốn cho tuyến đường khác, như trạm Quốc lộ 5 cũ hay trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, Nhà nước có chủ trương sẽ mua lại các trạm thu phí này, tuy nhiên áp dụng thời điểm nào phải phụ thuộc sức phát triển của nền kinh tế. Trong trường hợp đó, Nhà nước không mua lại trạm để hoàn vốn cho nhà đầu tư một lần, chỉ là thay nhà đầu tư thu phí và sẽ trích một phần tiền thu hàng năm để trả lãi cho ngân hàng./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Khuyến khích doanh nghiệp thưởng Tết bằng tiền thay vì bằng hiện vật Thứ trưởng Phạm Minh Huân nhấn mạnh: 'Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến khích doanh nghiệp thưởng Tết cho người lao động một tháng lương' Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết Dương lịch và hơn một tháng nữa là đến Tết Âm lịch, rất nhiều người lao động đang trông chờ vào các khoản tiền thưởng Tết để có...