Thứ trưởng Bộ Công Thương nói gì về việc Trung Quốc thu mua đỉa?
Tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật, báo chí đã đặt câu hỏi với Thứ trưởng Bộ Công Thương về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua đỉa, rễ cau…tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Lương Kết.
Sáng 12.7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố các luật: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Thủy lợi, Luật Đường sắt, Luật du lịch, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Chuyển giao công nghệ.
Liên quan đến Luật Quản lý ngoại thương, báo chí đã đặt câu hỏi: Tình trạng thương lái Trung Quốc vào nước ta thu mua đỉa, rễ cau, cá ba sa quá lứa… là tranh mua hàng hóa với doanh nghiệp trong nước, làm thế nào để tránh được tình trạng này. Tại các điều luật của Luật Quản lý ngoại thương quy định về đại lý mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài không quy định cụ thể mà cũng không giao cho Chính phủ quy định.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận việc thương lái Trung Quốc thu mua đỉa, rễ cau, hành tím… Ông cho rằng, khi đã hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều công dân của các nước sang Việt Nam, cũng như công dân Việt Nam sang các nước cũng đơn giản, dễ dàng, thậm chí không cần visa.
Video đang HOT
Người dân Nghệ An bắt đỉa để bán cho thương lái. Ảnh I.T.
“Để kiểm soát vấn đề như báo chí nêu, vai trò của các địa phương rất quan trọng. Chúng tôi biết, việc thương lái nước ngoài vào thu mua các mặt hàng trên phần lớn có kiểm tra, có xử lý. Những người thu mua trên đều là công dân ở các nước khác, đặc biệt là ở những nước có cùng đường biên giới với nước ta. Họ sang Việt Nam dưới hình thức du lịch nhưng khi vào họ có thể trực tiếp, có thể gián tiếp dùng người Việt Nam để thu mua những mặt hàng không chỉ đỉa mà cả các loại khác.
Việc này chúng tôi cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, kể cả Bộ Công an cũng các địa phương nơi thường hay xuất hiện tình trạng thu mua trên. Để làm tốt việc này, chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng, đại biểu Quốc hội ở địa phương phải giám sát ngay công việc của chính quyền sở tại. Vì chính quyền sở tại có chức năng rất quan trọng, đã được Chính phủ đã phân cấp, đã ủy quyền” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Vẫn theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, vai trò của các Bộ, ngành là đưa ra những chính sách, đưa ra các quy định cũng như tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, còn chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng để ngăn chặn tình trạng thương lái nước ngoài vào Việt Nam thu mua các mặt hàng như báo chí đề cập.
Trước đó báo chí có những bài viết phản ánh tình trạng thương lái Trung Quốc vào Việt Nam thu mua những thứ lạ đời như râu ngô, phân trâu khô, hạt chè, rễ cau, rễ cây sim, lá điều khô… Đặc biệt, thời gian gần đây có việc thương lái thu mua đỉa với giá từ 400.000 – 600.000 đồng/kg nên nhiều người dân ở các xã vùng cao của huyện Quế Phong (Nghệ An) đã đổ xô ra đồng bắt đỉa mang đi bán.
Theo Danviet
Thực hư tin đồn thu mua đỉa ở Nghệ An, xuất bán sang Trung Quốc
Thời gian gần đây, có thông tin một số cá nhân về Nghệ An thu mua đỉa. Cơ quan chức năng cho biết, không thể cấm việc thu mua đỉa. Tuy nhiên không ai hiểu mục đích của việc thu mua đỉa, người dân hoang mang cho rằng, đỉa được thu gom bán sang Trung Quốc...
Một túi đỉa được anh Trung thu gom trước khi bán cho đầu nậu
Trong vai người đi thu mua đỉa, chúng tôi tìm về huyện Quế Phong, nơi xuất hiện việc thu mua đỉa rầm rộ nhất Nghệ An. Đến xã Thông Thụ, cách trung tâm huyện Quế Phong chừng 40 km, hỏi về đầu nậu thu mua đỉa không ai không biết một người đàn ông tên Trung tại bản Hiệp An.
Đó là người đàn ông trạc 35 tuổi. Gặp chúng tôi tại nhà, anh Trung có vẻ dè dặt khi nói về mặt hàng đặc biệt này. Theo Trung, việc thu mua đỉa đã diễn ra từ 3-4 năm nay, anh cũng chỉ là người thu gom trước khi đem nhập cho một đầu nậu khác. Trước đây, việc thu mua đỉa rất dễ nhưng thời gian gần đây, lượng đỉa trên các cánh đồng đã không còn nhiều.
Đưa cho chúng tôi xem một túi đỉa chừng 500g, lúc nhúc trong túi lưới, anh Trung cho biết: "Trước đây, mỗi ngày có thể thu mua được vài kg đỉa nhưng nay thì nhiều lắm chỉ được 1kg/ngày. Vì thế, phải vài ba hôm mới có người đến nhà tôi thu gom. Sau khi mua, tôi phải làm sạch nhớt bám trên mình đỉa; con nào bụng to thì phải ép cho nó nhỏ bụng lại họ mới thu mua. Tôi mua của dân 400-450 nghìn đồng/kg và bán lại 480 nghìn đồng/kg; cũng không biết họ thu mua vì mục đích gì".
Hỏi ai là đầu nậu ở vùng này, ngập ngừng một lát, anh Trung nói: "Anh cứ ra ngã ba Phúc Phương (thuộc xã Tiền Phong), hỏi anh Hùng, người Hà Tĩnh, chuyên thu mua đỉa thì ai cũng biết".
Chúng tôi xin số điện thoại và để lại số điện thoại cho anh Trung. Sau đó chừng nửa ngày, một người đàn ông xưng là Hà, em của anh Trung gọi điện cho chúng tôi. Tôi nhận ra, đây chính là đầu nậu thu mua đỉa lớn trên địa bàn huyện Quế Phong mà lâu nay dư luận đồn thổi.
Lúc đầu, nghĩ chúng tôi là lái buôn, người đàn ông kia có vẻ bức xúc vì sợ tranh mất mối hàng. Tuy nhiên, khi hiểu vấn đề và đồng ý với đề nghị gặp mặt để tìm hiểu, anh ta hẹn gặp chúng tôi vào ngày hôm sau. Qua điện thoại, người xưng tên Hà cho biết, không chỉ ở huyện Quế Phong mà việc thu mua đỉa của anh còn diễn ra tại một số huyện miền núi khác như Quỳ Châu, Tân Kỳ. Nhưng gặp chúng tôi lại là một người phụ nữ, tên là Nguyễn Thị Bàn, trạc ngoài 40 tuổi, người gốc Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống tại Hà Nội
Tình trạng thu mua đỉa diễn ra đã 3 - 4 năm nay
Bà Bàn cho hay, bà cùng người em trai tên Hùng làm nghề thu gom đỉa đã 3-4 năm nay. Ngoài đỉa, bà Bàn còn thu mua một số mặt hàng lâm sản khác không nằm trong danh mục hàng quốc cấm. Theo bà Bàn, đúng là toàn bộ số đỉa thu mua được sẽ được chuyển ra Móng Cái (Quảng Ninh) trước khi được đưa sang Trung Quốc, bán với giá 600 nghìn đồng/kg.
"Tôi đã sang tận Trung Quốc và chứng kiến việc sơ chế đỉa. Tại các điểm sơ chế, đỉa được sấy khô. Nghe nói, sau đó, đỉa sẽ được chế biến và trở thành một sản phẩm phục vụ ngành y trong việc nối khớp, gân xương chứ không phải sử dụng để sản xuất mì tôm hay bim bim sau đó xuất sang Việt Nam như dư luận lâu nay đồn thổi (?)".
Đem câu chuyện này trao đổi với ông Võ Khánh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, được biết, tình trạng thu mua đỉa đã diễn ra từ 3-4 năm trước, năm nay, tình trạng này lại tiếp diễn. Theo ông Toàn, việc thu mua đỉa diễn ra trên địa bàn nhưng hiện chưa có văn bản nào cấm việc thu gom đỉa vì đỉa không phải là loài động vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ.
"Chúng tôi kiểm tra hành chính thì không có người nào tên Hùng tạm trú trên địa bàn để thu mua đỉa. Về luật, chưa có văn bản nào cấm việc thu mua đỉa, chính quyền địa phương cũng không biết rõ mục đích của việc thu mua đỉa, tác hại thế nào nhưng đã nhiều lần tuyên truyền để đồng bào không đi bắt đỉa, không nuôi đỉa vì sợ mất cân bằng sinh thái. Chúng tôi cho rằng, cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học để xác định rõ giá trị của con đỉa trong y học. Nếu nước ngoài thu mua phục vụ y học tại sao Việt Nam lại không thu mua? Việc làm này sẽ giúp người dân ý thức rõ hơn việc mình làm và tránh gây hoang mang dư luận" , ông Toàn cho hay.
Theo Văn Dũng (NNVN)
Thương lái Trung Quốc đang mua lợn trở lại Những ngày qua, đa co không it thương lái trơ lai cac vưa chăn nuôi đê thu mua lơn hơi bán sang Trung Quốc. Vơi sư xuât hiên cua thương lai, viêc tiêu thu lơn cua nông dân đa bắt đầu "dê thơ" hơn. Ngươi dân Quang Tri cân lơn hơi đưa đi tiêu thu. Anh: T.L Theo khao sat cua phong viên...