Thứ trưởng Bộ Công Thương muốn bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu để “cong ăn cong, thẳng ăn thẳng”
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khi nói về Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong cuộc họp báo thường kỳ của bộ chiều ngày 5-4.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định xăng dầu hiện đang được điều hành theo Nghị định 83, tiến dần theo cơ chế thị trường.
Theo ông Hải, hiện cả nước có 28 đầu mối kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, sắp tới sẽ tăng lên vì hiện đang xét thêm một số đầu mối. “Bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng Nghị định 83 đều được cấp phép hoạt động”- ông Hải nhấn mạnh.
Trước những băn khoăn về giá xăng “tăng sốc” trong kỳ điều hành vừa qua, ông Đỗ Thắng Hải cho biết Nghị định 83 đã có công thức tính, trong đó quy định rõ các thành phần từ thuế cho đến các thành phần cấu thành khác. Cùng với đó, giá xăng dầu bình quân 15 ngày được lấy theo giá Singapore, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lý giải về việc giá xăng tăng sốc vào ngày 2-4
Sau hai kỳ điều hành giá gần nhất đều xả mạnh Quỹ bình ổn giá xăng dầu, dẫn đến nhiều doanh nghiệp kêu lỗ, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay theo số liệu gần nhất được thống kê tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 2-4 chỉ có 9/28 doanh nghiệp đầu mối âm.
Ông Đỗ Thắng Hải đã dành thời gian phân tích khá kỹ về việc tăng giá xăng, dầu trong kỳ điều hành ngày 2-4 vừa qua, trong bối cảnh các mặt hàng dầu thành phẩm bình quân 15 ngày trên thị trường Singapore giảm, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền cũng giảm.
Video đang HOT
Đại diện cơ quan điều hành giá cho rằng phải xét cả kỳ điều hành trước đó vào ngày 18-3 để hiểu rõ hơn. Cụ thể, tại kỳ điều hành ngày 18-3, muốn giữ được giá xăng dầu, Liên bộ Công Thương – Tài chính phải báo cáo các cấp thẩm quyền để xin xả quỹ bình ổn tới 2.800 đồng cho 1 lít xăng E5RON92, 2.000 đối với RON95, dầu diesel và hoả đều phải xả quỹ hơn 1.000 đồng/lít để giữ giá.
Về nguyên nhân phải giữ giá, ông Hải cho biết là theo chỉ đạo của Chính phủ vì không muốn tác động chồng chéo do giá điện cũng sẽ tăng từ ngày 20-3.
Hiện nay chưa thể bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
“Nếu ngày 2-4 vừa rồi không tăng giá xăng dầu thì vẫn phải bù hơn 2.000-2.800 đồng/lít với các mặt hàng xăng và hơn 1.000 đồng/lít với dầu. Riêng dầu diesel dù giá thế giới giảm 0,17% nhưng nếu bỏ xả quỹ đi thì vẫn phải tăng bởi nếu tiếp tục bù thì lấy đâu ra nữa mà bù”- ông Hải lý giải.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, ngân sách không bỏ 1 đồng nào để can thiệp vào xăng dầu, không có quỹ này thì cứ “cong ăn cong thẳng ăn thẳng”, giá thế giới tăng thì tăng, giảm thì giảm.
Đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, ông Đỗ Thắng Hải cho biết theo ý kiến cá nhân thì ông mong muốn “bỏ càng sớm càng tốt”. Mặc dù vậy, ông Hải cho rằng việc bỏ Quỹ ở thời điểm hiện tại là chưa phù hợp với Việt Nam.
Tại kỳ điều hành ngày 2-4, giá xăng E5RON92 tăng 1.377 đồng/lít, lên mức 18.588 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.484 đông/lit với mức bán lẻ 20.033 đông/lit.
Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng giá từ 1.000 đồng/lít trở lên. Cụ thể, dầu diesel 0.05S tăng 1.219 đồng/lít với giá bán từ 17 giờ chiều nay là 17.087 đồng/lít; cầu hỏa tăng 1.086 đồng/lít lên mức 15.971 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 1.127 đồng/kg với giá bán lẻ không cao hơn 15.210 đồng/kg.
Mức chi Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu vẫn ở mức cao. Xăng E5RON92 chi 2.042 đồng/lít (kỳ trước chi 2.801 đồng/lít); xăng RON95 là 1.304 đồng/lít (kỳ trước chi 2.061 đồng/lít); dâu mazut: 362 đông/kg (kỳ trước chi 1.640 đồng/kg).
Minh Chiến
Theo Nguoilaodong
Không để thiếu điện trong năm 2019
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và lãnh đạo Bộ Công Thương đều khẳng định, không để xảy ra thiếu điện sản xuất, sinh hoạt trong năm 2019.
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng
Lãnh đạo EVN cảnh báo sau năm 2020 sẽ thiếu điện
Bộ Công Thương và EVN: Kêu gánh nặng bù lỗ, cảnh báo thiếu điện
Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 3/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu của Thủ tướng là không để xảy ra thiếu điện trong năm 2019, không để thiếu điện trong sản xuất và trong sinh hoạt.
Thủ tướng đã nhiều lần gửi thư, nhắc nhở Bộ Công Thương về việc này. Cùng với đó, phải làm sao tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực điện năng. Nếu không thực hiện tốt sẽ có trách nhiệm của cơ quan liên quan.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trước kia có tình trạng tồn đọng 12 triệu tấn than, trong khi đó giá than thế giới rẻ, nhưng giờ lại tăng vọt lên, chính vì thế không còn than tồn nữa. Nhu cầu than cho nhiệt điện, trong sản xuất tăng lên, và việc này phải chủ động phối hợp xử lý.
Liên quan đến việc thiếu than cho ngành điện, PV đặt câu hỏi, Bộ Công Thương có kịch bản đối phó với việc này?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp, có xem xét rất kỹ về kinh phí sản xuất kinh doanh của EVN. Tính đơn giản trừ chi phí và số tiền bán điện thu về, ông Hải khẳng định, kinh doanh điện 2017 đang bị lỗ. Cộng đầu thu chi, chênh lệch tỉ giá thì ngành điện lỗ 2,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2017 chứ không phải có lãi.
Về điều hành điện 2019, hiện đã đưa ra 4 kịch bản tương ứng. Bộ Công Thương sẽ xem xét kịch bản giá định và xem xét tác động trong việc tăng giá điện và sẽ có báo cáo trong tháng này.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thực tế nhiều hồ thủy điện xảy ra khô hạn những tháng cuối năm 2018, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện 2019. Tuy nhiên Bộ có yêu cầu cung cấp theo 4 kịch bản nêu trên và cả 4 phương án đều đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.
LUÂN DŨNG - VĂN KIÊN
Theo PLO
Kỷ luật 3 cá nhân liên quan đến vi phạm xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng Liên quan đến vi phạm xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng tận chân cầu thang máy bay, Bộ Công Thương xem xét kỷ luật 3 người, gồm nhân viên lễ tân, trưởng phòng lễ tân và lãnh đạo Văn phòng Bộ với hình thức khiển trách và kiểm điểm rút kinh nghiệm. Quang cảnh họp báo Chính phủ thường kỳ tháng...