Thụ tinh ống nghiệm có đau không? Khả năng thành công như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm có đau không? Khả năng thành công như thế nào? Và chọc hút trứng có gây tổn thương gì hay không là những câu hỏi rất nhiều chị em thắc mắc
Phụ nữ luôn khao khát có con và nhiều người chọn thụ tinh ống nghiệm để đạt được mong ước. Tuy nhiên, rào cản tâm lý như sợ bị đau, sợ không thành công khiến họ thấy e dè. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu xem thụ tinh ống nghiệm có đau không trong bài viết sau.
Tìm hiểu các phương pháp điều trị hiếm muộn
Có 2 phương pháp điều trị hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay đó là thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Các phương pháp điều trị hiếm muộnĐối với phương pháp IUI
IUI chỉ áp dụng trong các trường hợp nhẹ và tuổi đời của hai vợ chông còn trẻ. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém.
Phương pháp này được thực hiện như sau: Tinh trùng sau khi lọc rửa để đạt chất lượng tốt nhất, sẽ được cô đặc trong một thể tích nhỏ và bơm trực tiếp vào buồng tử cung để giảm những ảnh hưởng có hại lên tinh trùng như PH Acid của âm đạo, các bất thường tại cổ tử cung…Người vợ sẽ được theo dõi noãn trong chu kỳ tự nhiên hoặc được kích thích buồng trứng và gây phóng noãn. Tỷ lệ thành công đối với phương pháp này chỉ 15%.
Đối với phương pháp IVF
Phương pháp này sẽ áp dụng cho những trường hợp nặng, lớn tuổi, thất bại nhiều lần với IUI như tắc vòi trứng, tinh trùng yếu nặng, người vợ trên 38 tuổi, do nhiều nguyên nhân kết hợp. Tỷ lệ thành công có cao hơn khoảng 30 – 40%.
Tìm hiểu quy trình thụ tinh trong ống nghiệm
Quy trình điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm sẽ trải qua các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thực hiện các xét nghiệm, hoàn chỉnh hồ sơ để được chỉ định thụ tinh.Bước 2: Bác sĩ hẹn lịch làm việc với cả hai vợ chồng.Bước 3: Người vợ sẽ tiến hành các xét nghiệm tiền mê, khám và thực hiện kích thích buồng trứng.Bước 4: Chọc hút trứng, lấy tinh trùng và cấy trong môi trường nhân tạo để hình thành phôi.Bước 5: Chuyển phôi.Bước 6: Thử thai sau 2 tuần.
Tại các bệnh viện phụ sản lớn tại Việt Nam, tỉ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm có thể đạt 40% – 50%. Kết quả này phụ thuộc nhiều vào tuổi tác, cơ địa, sự tuân thủ chặt chẽ phác đồ và cách chăm sóc bản thân khi điều trị.
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm trải qua nhiều bước
Chọc hút trứng là một bước quan trọng của IVF, nhiều chị em cảm thấy lo sợ khi nghĩ rằng thao tác chọc hút sẽ gây ra những đau đớn nên nhiều khi từ bỏ ý định.
Chọc hút trứng khi thụ tinh trong ống nghiệm có đau không?
Chọc hút trứng khi thụ tinh ống nghiệm có đau không? Chắc chắn là có đau vì đây là một hoạt động xâm lấn cơ thể. Chọc hút trứng có sử dụng đầu dò càng khiến bạn khó chịu hơn. Nhưng nếu bạn quyết tâm làm mẹ thì chắc chắn sẽ phải thực hiện đầy đủ quy trình.
Công tác chuẩn bị cho ngày chọc hút trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm
Giai đoạn chọc hút trứng cực kỳ quan trọng, quyết định đáng kể vào thành công (có thai) của bất cứ chu kì thụ tinh ống nghiệm nào.
Bạn nên gạt bỏ tâm lý lo lắng không đáng có để thuận lợi hơn trong quá trình điều trị.
Để chuẩn bị tốt cho ngày chọc hút trứng, bạn cần chú ý một số điều chú ý sau:
Không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì vào ngày chọc hút trứng.Nên có mặt đúng giờ cùng chồng.Mang thuốc kháng sinh và thuốc đặt nhằm phục vụ cho trong và sau khi làm thủ thuật chọc hút trứng.Không dùng mỹ phẩm, xịt nước hoa, nhuộm tóc, uốn tóc vào ngày chọc hút trứng.Nếu đã sơn móng tay, móng chân thì cũng nên tẩy sạch vào ngày chọc hút trứng.Người chồng phải mang theo chứng minh nhân dân bản chính hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh để xuất trình khi lấy mẫu tinh trùng.Nếu gặp khó khăn khi lấy mẫu tinh trùng, cần thông báo sớm cho nhân viên phụ trách tại phòng tinh trùng đồ sớm nhất có thể.Mang đủ tiền viện phí.Quy trình cụ thể một lần chọc hút trứng
Một lần chọc hút trứng sẽ trải qua các bước cụ thể như sau:
- Dựa vào các chỉ số hormone, chiều cao, cân nặng, số nang thứ cấp của từng mẹ mà bác sĩ chỉ định thuốc kích trứng.
- Thời gian tiêm thuốc kích thích buồng trứng là 10 – 14 ngày.
- Vợ sẽ được siêu âm nang noãn và thử máu từ 3 – 4 lần để đánh giá sự đáp ứng của buồng trứng và điều chỉnh liều thuốc.
- Tiêm thuốc để chọc hút trứng (hCG) khi nang noãn đã trưởng thành. Sẽ tiến hành chọc hút trứng khoảng 36-40 giờ sau khi tiêm hCG.
- Khi chọc hút trứng, bạn sẽ được gây mê tại chỗ.
- Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm vào âm đạo để quan sát các nang và khi nang noãn đã được trưởng thành, chúng sẽ được hút ra.
- Trứng sẽ được đặt vào môi trường nuôi cấy phù hợp. Các phôi chất lượng phù hợp không được sử dụng hết có thể được trữ đông để sử dụng trong tương lai.
- Nếu bác sĩ thông báo điều trị của vợ chồng bạn không thành công thì cần đợi thêm thời gian mới thực hiện lại từng bước.
Vậy là các chị em đã biết thụ tinh ống nghiệm có đau không rồi phải không nào? Thực tế là có đau dù đã được gây mê, nhưng cũng không nên vì thế mà chị em bị đè nặng tâm lý, cần hết sức thoải mái mới góp phần vào thành công của việc thụ tinh này.
Theo Viknews
Ngăn ngừa lây nhiễm HIV với PrEP
Tối ngày 9-9, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM tổ chức hoạt động "Tôi đi tìm PrEP", (PrEP đọc là Rép) tại TP.HCM nhằm giới thiệu phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.
Việt Nam có khoảng 6.500 người bị nhiễm HIV mỗi năm. Con số này có xu hướng gia tăng hàng năm. Sự kiện "Tôi đi tìm PrEP" giúp người dân hiểu rõ hơn về thuốc PrEP, giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV nếu bị phơi nhiễm. Đây là loại thuốc tương tự được sử dụng để ngăn chặn vi rút phát triển ở những người đã bị nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia y tế, qua một số nghiên cứu ở nhóm nam quan hệ với người đồng giới, PrEP giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV từ 73%, thậm chí lên đến 92% đối với một người uống hầu hết liều hàng ngày. Ở các cặp đôi mà một người nhiễm HIV và người kia ban đầu không nhiễm với cả nam giới và phụ nữ dùng thuốc PrEP, đã giảm nguy cơ lây nhiễm lên đến 90%. Tuy nhiên, việc dùng thuốc PrEP cần có sự tư vấn của bác sĩ và đòi hỏi phải thường xuyên tái khám. Hoạt động này giúp mọi người nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.
Theo Báo Tuổi Trẻ
Cụ bà 74 tuổi sinh đôi hai con đầu lòng Một cụ bà 74 tuổi ở Ấn Độ được cho là người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới từng sinh con khi vừa hạ sinh 2 bé gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Bà Erramatti Mangayamma sinh 2 con gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Bà Erramatti Mangayamma, đến từ Ấn Độ, hạ sinh hai bé...