Thụ tinh nhân tạo IVF tại Thái Nguyên
Với sự hướng dẫn, chuyển giao công nghệ kỹ thuật của chuyên gia Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia- BV Phụ sản Trung Ương, Khoa Hỗ trợ sinh sản, BV A Thái Nguyên đã làm chủ được kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Hơn 3.000 bé được chào đời cùng với đó là hàng nghìn niềm vui của các gia đình hiếm muộn.
BSCKII Hứa Minh Tuân, Trưởng Khoa Hỗ trợ sinh sản, BV A Thái Nguyên tâm tình: Hỗ trợ sinh sản tại BV tỉnh miền núi phía Bắc là bước tiến rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc mang lại hạnh phúc, đảm bảo quyền làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng.
Không những thế còn mang lại rất nhiều lợi ích, tiết kiệm cả về chi phí điều trị, thời gian điều trị của các cặp vợ chồng, giảm bớt áp lực khi di chuyển đến các trung tâm lớn, thậm chí có những người phải sang nước ngoài chữa vô sinh, hiếm muộn.
BSCKII Hứa Minh Tuân, Trưởng Khoa Hỗ trợ sinh sản, BV A Thái Nguyên cùng gia đình đón bé.
Khoa Hỗ trợ sinh sản – BV A Thái Nguyên được thành lập từ ngày 15/8/2015 dưới sự hướng dẫn, chuyển giao công nghệ kỹ thuật của các chuyên gia Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia- BV Phụ sản Trung Ương.
Ngày 21/3/2016, ca chọc trứng đầu tiên được thực hiện thành công, đến ngày 4/12/2016 những em bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên của BV A ra đời, từ đó đến nay 3.000 bé đã được chào đời bằng phương pháp này.
Video đang HOT
Hiện nay, tất các các kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đều đã được thực hiện thường quy, đạt hiệu quả cao tại Khoa Hỗ trợ sinh sản.
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV A được đánh giá là một trong những cơ sở y tế khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn hàng đầu tại Thái Nguyên và khu vực lân cận các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tỷ lệ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện A đạt từ 60 – 70%; tỷ lệ có thai lâm sàng (có tim thai) đạt khoảng 55% và thai diễn tiến (có thai trên 12 tuần) là hơn 50%.
Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện thành công nhiều ca IVF khó như: người bệnh lớn tuổi, người bệnh có tinh trùng bất động 100%, người bệnh phải phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn, người mắc các bệnh lý về di truyền… mang đến niềm hy vọng cho các gia đình vô sinh, hiếm muộn.
BSCKII Hà Hải Bằng – Giám đốc BV A Thái Nguyên nhớ lại, lựa chọn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thời điểm cách đây 7 năm, chúng tôi gặp nhiều khó khăn. “Khó khăn lớn nhất là nhiều người nghĩ rằng chúng tôi không làm được vì đây là một kỹ thuật khó, kỹ thuật cao. Nhờ giúp đỡ của thầy thuốc tuyến Trung ương và nỗ lực của bác sĩ bệnh viện, chúng tôi đã làm được và thành công”.
Chuyên gia từ BV Phụ Sản Trung ương (hàng đầu bên phải ảnh) lên đào tạo, nghiệm thu kỹ thuật nội soi phụ khoa nâng cao cho bác sĩ Khoa Phụ, BV A Thái Nguyên
Hiện nay, BV A Thái Nguyên thường xuyên đón các chuyên gia từ BV Phụ Sản Trung ương lên đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nhờ đó bệnh nhân đến khám, điều trị tại Khoa Phụ, Khoa Sản, Khoa Hỗ trợ sinh sản ngày càng đông.
Không chỉ đến từ Thái Nguyên mà còn từ nhiều tỉnh trong khu vực. Nhiều bệnh nhân đã đi điều trị ở nhiều nơi không có kết quả, sau khi điều trị tại bệnh viện A đã có thai, sinh con khỏe mạnh.
Thời gian tới, BV A Thái Nguyên tiếp tục tạo điều kiện để đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên được đi đào tạo, lĩnh hội kiến thức, phương pháp mới trong điều trị vô sinh hiếm muộn; tiếp tục cố gắng nỗ lực hơn nữa để trao hy vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn ở địa phương và các tỉnh, thành phố lân cận.
Kết quả đó đã minh chứng cho một hướng đi đúng đắn của BV và mở ra nhiều hy vọng lớn, mang lại niềm hạnh phúc vô bờ cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung, đồng thời đánh dấu một bước phát triển mới về khoa học kỹ thuật của Bệnh viện trong việc thực hiện sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại tại bệnh viện vệ tinh đã góp phần chăm sóc và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân sản phụ khoa.
Đây là yếu tố quan trọng giúp thu hẹp khoảng cách về trình độ chuyên môn giữa đội ngũ y, bác sĩ tuyến tỉnh với tuyến trung ương, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân tại các địa phương, tạo dựng được thương hiệu uy tín trong người dân, xứng tầm Bệnh viện hạng I, tuyến cuối của tỉnh Thái Nguyên trong lĩnh vực Sản – Phụ khoa.
Y tá cắm nhầm ống thông tiểu, bệnh nhân sẩy thai
Y tá cắm ống thông tiểu nhầm vị trí khiến sản phụ ở Trùng Khánh, Trung Quốc sẩy thai; đây là đứa con mà cô vất vả lắm mới có được nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.
Bà Trương ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc cho biết, con dâu của bà 31 tuổi, kết hôn đã nhiều năm vẫn không thụ thai. Vì thế, gia đình đã chi 160.000 nhân dân tệ (khoảng 540 triệu đồng) để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Cả nhà vui mừng khôn xiết khi cuối cùng cô cũng mang bầu.
Để đảm bảo không có gì xảy ra cho sản phụ và đứa trẻ, ngày 8/12, con dâu bà Trương được đưa vào Bệnh viện Y học cổ truyền Trung, Tây y kết hợp Trùng Khánh - Âu Châu để chăm sóc, dưỡng thai. Sự cố đau lòng xảy ra một ngày sau đó. Cô đang nằm nghỉ trên giường thì y tá tới đặt ống thông tiểu, nhưng lại đưa ống vào â.m đạo thay vì niệu đạo. Một y tá khác thốt lên: "Cô cắm nhầm rồi", và rút ống ra. Lúc này, ống thông đầy m.áu.
Con dâu của bà Trương được đưa vào Bệnh viện Y học cổ truyền Trung - Tây y kết hợp Trùng Khánh - Âu Châu vào ngày 8/12; sự cố đã xảy ra hôm sau.
Sau đó, con dâu bà Trương bị sẩy thai. Đây là một tai họa đau đớn đối với cô và cả gia đình đang mong chờ sự ra đời của một sinh linh bé nhỏ. Trả lời về sự cố này, ông Lý, lãnh đạo bệnh viện, chỉ nói: " Việc này liên quan đến năng lực chuyên môn của chính chúng tôi. Y tá đã không làm việc trong một thời gian dài. Chúng tôi sẽ trừng phạt nội bộ đối với y tá và tăng cường đào tạo kỹ năng. Y tá sẽ bị xử lý vì việc này, thậm chí sa thải".
Mặc dù hứa chịu một số trách nhiệm trong trường hợp này, phía bệnh viện vẫn tuyên bố không có mối liên hệ mật thiết giữa việc y tá vô tình đưa ống thông tiểu vào âm đạo sản phụ và tình trạng sẩy thai.
Chuyện sản phụ mất con sau nhiều năm vất vả chữa hiếm muộn sau hành vi tắc trách của y tá khiến cư dân mạng Trung Quốc không khỏi đau lòng, xót xa thay cho gia đình. Nhiều người nói, họ có thể hiểu được cảm giác của gia đình bà Trương. Để có đứa con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm, nhiều cặp vợ chồng đã phải nỗ lực, làm việc chăm chỉ. Quá trình chữa hiếm muộn cũng phải trải qua đủ loại thăng trầm, việc mang thai cũng rất mệt mỏi gian nan, vậy mà giờ tất cả trở thành công dã tràng.
Nhiều cư dân mạng cũng bức xúc khi bệnh viện tuyên bố chịu một số trách nhiệm nhưng lại phủ nhận mối liên hệ nhân quả giữa sai lầm của y tá và chuyện sẩy thai. Họ bình luận: "Vấn đề có thể được giải quyết đơn giản bằng cách sa thải y tá không? Đứa trẻ có thể trở lại sao?"; "Bệnh viện là nơi cứu người, đừng giao sự an toàn của bệnh nhân vào tay những nhân viên y tế kém chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp"...
Trước tranh chấp y tế này, một số luật sư đề xuất, trên cơ sở tham vấn, hai bên có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền hoặc tìm giải pháp thông qua các kênh pháp lý.
Hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng khó khăn Đây là chương trình dành riêng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện chữa trị. Chương trình thụ tinh trong ống nghiệm này có sự chung tay của GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ) cùng các bác sĩ...