Thư tình của kẻ lĩnh án chung thân
Phong thư vuông vức và đẹp đẽ được làm bởi phạm nhân Phạm Thị Quế
Có một kỉ vật mà khi tôi đi ra khỏi trại giam ấy tôi vẫn giữ bên mình như vật báu đó là những lá thư phô tô và hình ảnh những phong thư đẹp đẽ do những phạm nhân ở trại giam viết cho nhau và viết cho người thân ở bên ngoài. Những phạm nhân đã lỡ giết người, lỡ gùi những giỏ ma túy lệch vai khi họ phải sống trong quãng thời gian sám hối, họ yếu đuối và tội tình biết bao.
Tôi đến trại giam Ninh Khánh trong một ngày lạ lùng. Ở đó yên tĩnh khiến tôi có thể nghe được đủ thứ tiếng của đồng, rừng và những nỗi buồn cứ thấm “đắng” từng ý nghĩ khi bắt gặp thân phận biết yêu khi đã muộn màng.
Chung thân nhưng vẫn hi vọng vào tương lai…
Cả ngày miệt mài lao động với đủ nghề: Cói, thêu, dệt, mộc… khi về đêm các phạm nhân nữ thường trải lòng trên trang giấy. Có những lá thư được họ viết đi viết lại, gửi đi yêu thương rồi mang trăn trở, lo lắng. Chị Nguyễn Thị Hiệp (Cán bộ giáo dục tại Phân trại 3, trại giam Ninh Khánh) đã đặt vào tôi những bức thư rưng rưng của những phạm nhân đang cải tạo ở nơi này.
Bao thư đặc biệt của một nữ phạm nhân phải lĩnh án chung thân. Phong thư được làm từ giấy A4 dán vuông vức, trên nền phong thư thì dán những trái tim đỏ, hồng, xanh ngang dọc, ở giữa những trái tim đặt những viên đá bằng nhựa màu bạc và ở phần người gửi ghi nắn nót: Vợ phương xa. Người nhận ghi: Trần Tuấn Phong (đội 12, trại, 6 K1 Thanh Phong, Nghệ An).
Hỏi ra mới biết thư của phạm nhân Phạm Thị Quế viết cho người bạn cũng đang thụ án ở một trại giam khác. Họ cùng phải lĩnh án chung thân bởi những tội đặc biệt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Quế vào trại giam khi 19 tuổi, cái tuổi lẽ ra được thương yêu và nâng niu thì Quế lại phải lĩnh án chung thân và sống trong sám hối vì tội giết người và cướp tài sản. Những ngày đầu vào đây Quế hay buồn và tuyệt vọng, từ khi có thư làm quen của bạn tù ở trại Thanh Phong (Thanh Hóa) Quế lạc quan hơn và thường xuyên thư đi thư lại.
Quế viết để được chia sẻ và để được hi vọng vào tương lai như thế này: “Anh ạ, những gì trong quá khứ ta chẳng thế thay đổi được… Bây giờ em chỉ hi vọng vào tương lai. Khi hi vọng, em thấy bản thân mình có trách nhiệm cải tạo tốt trong trại để trở về cùng anh. Chúng mình sẽ nắm tay nhau đắp xây tổ ấm anh nhé! Và những ý nghĩ đó đang ùa về trong tâm trí em, em hi vọng và thấy mình hạnh phúc”.
Quế tâm sự rằng, thời gian đầu vào trại không ngày nào Quế nghĩ đến cái chết. Nhận được thư làm quen của Phong ban đầu Quế cũng nghi ngại. Sau những ngày dài dằng dặc nghĩ mình cần lạc quan, cần sống tiếp và có thể nghĩ đến ngày về dù mức án hiện tại là chung thân… Quế đã nhận thư và trả lời bằng cái tình của người sám hối. “Nó như tia nắng khi con người ta ở cuối đường hầm le lói…”
.
“Những ngày ở trại giam sao mà dài thế?”
Ở trại giam Ninh Khánh qua tìm hiểu tôi biết được rằng, có những vợ chồng, những cặp đôi yêu nhau cùng có chung quá trình phạm tội nhưng thụ án ở các trại giam khác nhau. Họ viết những lá thư để động viên nhau vượt qua khó khăn và cải tạo tốt để sớm trở về gia đình.
Những lá thư qua lại là nguồn động viên tinh thần của các phạm nhân.
Có một điều gì đó khắc khoải sau mỗi dòng chữ của những người vợ, người chồng lỡ sa chân vào tội lỗi. Giàng A Giàng và Giàng A Chu là một cặp vợ chồng như thế.
Giàng đang ở trại Ninh Khánh (Ninh Bình) có lẽ cũng được học ít nên nét chữ thô và vụng. Trong thư Giàng gửi Chu có đoạn viết: “Anh Chu ơi, em trả án được một tháng rồi. Những ngày ở trại giam sao mà dài thế…Anh có khỏe không? anh như thế nào rồi? Nếu anh khỏe và tấm lòng với em không thay đổi thì em rất mừng. Anh Chu ơi, vợ chồng mình đều vào đây rồi! Em rất thương anh nhưng em không biết làm sao để lo cho anh được. Giờ đây em chỉ mong em và anh cải tạo cho thật tốt để chúng ta sớm trở về với các con thôi. Còn về phần em, em vẫn bình thường, em vẫn khỏe, bây giờ em đi làm cói ở đội 6 và công việc không vất vả anh ạ…
Anh đừng lo cho em nhiều nhé, anh ơi nếu các con xuống thăm anh thì anh bảo các con gửi cho em ít tiền chứ đừng đi xuống thăm em nhé! Đường xa lắm! Nếu các con xuống thế phải mất nhiều tiền mới xuống được…”
Khi đọc những bức thư chan chứa này, tôi nhận ra rằng trong lúc quay quắt nhất, ân hận nhất, sự tự do còn khá xa vời thì vẫn có những ý nghĩ lạc quan ở trong lòng những phạm nhân và những lá thư chấp cánh cho những lạc quan ấy.
Theo VNN
Bức thư cầu cứu chữa bệnh cảm động cho bố của HS lớp 4
Để rộng đường dư luận về gia cảnh đầy đáng thương của gia đình em, chúng tôi xin đăng nguyên nội dung bức thư của em.
Hà Tĩnh, ngày 8 tháng 1 năm 2011
Kính gửi các nhà hảo tâm
Cháu tên là Trần Như Ý. Cháu viết lá thư này để mong các nhà hảo tâm cùng chia sẻ hoàn cảnh của gia đình cháu. Năm nay cháu học lớp bốn, trường tiểu học Nam Hà. Ở lớp, cháu rất hăng say phát biểu, luôn dành được nhiều điểm mười và vinh dự hơn nữa là cháu được vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Cháu rất vui nhưng cũng rất buồn khi nghĩ đến hoàn cảnh của gia đình mình.
Mỗi khi có rảnh rỗi, bé Như Ý lại chạy về nhà đốt lửa sưởi ấm cho người bố trọng bệnh
Bức thư đầy cảm động của em Ý gửi cho một nhà tài trợ mong nhận được sự giúp đỡ kịp thời
Bố cháu bị bệnh nặng mấy năm nay, mẹ cháu hai lần bị tai nạn giao thông nên hiện nay sức khỏe bị giảm sút. Nhà cháu vừa bị cơn lũ lịch sử cuốn trôi những đồ đạc cần thiết trong gia đình làm cho cuộc sống gia đình cháu đã thiếu thốn nay lại càng thiếu thốn hơn.
Cháu có 2 anh em trai. Anh cả tên là Trần Danh Trung. Tháng 5 năm 2009, trong lúc bố cháu đang nằm viện thì anh cháu ngã từ tầng 3 xuống. Khó khăn lại càng thêm chồng chất, mẹ cháu phải chạy vạy khắp nơi để kiếm tiền lo viện phí cho anh và bố, vì thế hiện nay mẹ cháu nợ rất nhiều nơi. Anh trai cháu được sự động viên của thầy cô, bạn bè nên dù đang nằm trên xe lăn nhưng vẫn thi đỗ vào trường Đại học kinh tế Quốc dân - Hà Nội, dành được 27 điểm.
Em Ý mới chỉ là học sinh lớp 4
Anh thứ hai trên là Trần Danh Thành, học lớp 11A6, trường Phan Đình Phùng. Nhiều năm liền anh cháu đều đạt học sinh giỏi. Cuộc sống của gia đình cháu hiện nay vô cùng khó khăn, không biết rồi đây anh em cháu có được tiếp tục học hành nữa không.
Cháu còn nhỏ nên không làm được gì để giúp đỡ mẹ trong hoàn cảnh éo le này. Cháu chỉ biết viết lá thư này để mong các nhà hảo tâm hiểu và giúp đỡ gia đình cháu phần nào để anh em cháu được tiếp tục đi học và có tiền chữa bệnh cho bố và anh cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn.
Cháu
Trần Thị Như Ý
Ngày 14/1, cô Hồ Thị Thu Hiền - Giáo viên chủ nhiệm lớp 4B trường tiểu học Nam Hà, TP. Hà Tĩnh, lớp học của cháu Như Ý cho biết: "Học sinh Trần Thị Như Ý là một học sinh giỏi toàn diện và năng nổ của lớp 4B. Tuy nhiên do điều kiện gia đình em hết sức khó khăn, vì bố mẹ đều trọng bệnh, trong khi đó anh trai là Trần Danh Trung của em Ý cũng bị tàn tật, vì thế nhà trường ngoài sự động viên, giúp đỡ ra thì cũng không biết làm sao để gia đình em vượt qua hoạn nạn".
Theo Bee
Những ước nguyện Giáng sinh buồn cười nhất "Ông già Noel yêu quý, xin hãy làm cho cháu xinh hơn người bạn thân nhất của cháu", những bức thư tức cười, thẳng thắn đã được gửi tới ông già Noel. Mỗi năm, bưu chính Na Uy nhận được hơn 30.000 lá thư và bưu thiếp gửi tới cho ông già Noel. Một số bức rất buồn cười, một số khác buồn...