Thư tình của cặp đôi Trung Quốc trôi đến Scotland
Câu chuyện tình yêu lãng mạn đã được nhắn gửi trong một chiếc chai thủy tinh trôi dạt hơn 5.000 dặm.
Cô Nicola MacFarlane, 41 tuổi và con gái Lucy, 4 tuổi đã tìm thấy một chai thủy tinh trôi dạt vào bờ biển Scotland, nhô lên khỏi mặt cát khi đang làm vệ sinh bờ biển này. Ban đầu, cả hai nghĩ rằng, đó là rác mà một người nào đó đã vứt lại. Tuy nhiên, điều đặc biệt là bên trong chai thủy tinh này có một tin nhắn tình yêu lãng mạn được viết bằng chữ Hán trên một mảnh giấy màu nâu. Ngay lập tức, họ đã đem chiếc chai về nhà, cẩn thận mở nó ra và dùng nhíp để lấy bức thư.
Cô Nicola MacFarlane và con gái Lucy đã tình cờ nhặt được chiếc chai thủy tinh trôi dạt.
Tất cả mọi người đều đang cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc chai thủy tinh này. Liệu có phải lá thư này xuất phát từ Trung Quốc và đã trải qua một cuộc hành trình phi thường kéo dài 5.000 dặm, qua biển Philippine, vào Ấn Độ Dương, thông qua Nam Đại Tây Dương, Bắc Đại Tây Dương trước khi dừng lại trên bờ biển của Vương Quốc Anh? Liệu có phải bức thư này được gửi đi vào đúng ngày lễ tình yêu Ngưu Lang – Chức Nữ? Điều đó vẫn thực sự là một bí ấn.
Video đang HOT
Bản đồ dự đoán hành trình kỳ diệu của chiếc chai và thông điệp tình yêu.
Tuy nhiên, đối với cô Nicola, điều đó không quan trọng. Cô ấy vẫn thực sự cảm thấy tò mò và thích thú. Cô nói: “Tôi thực sự hy vọng rằng, bức thư này đến từ Trung Quốc nhưng ngay cả khi nó được gửi đến từ gần đây, nó vẫn còn là một cử chỉ đáng yêu và một nguồn cảm hứng được tìm thấy. Đó là một câu chuyện tình yêu, bất kể nó đến từ đâu”.
Thông điệp trong bức thư rất ngọt ngào.
Bức thư chứa đựng những thông điệp rất lãng mạn: “Hôm nay là ngày Valentine phương Đông, chúng tôi cầu nguyện rằng mối quan hệ của chúng tôi sẽ kéo dài mãi mãi và chúng tôi sẽ có một cuộc sống lâu dài hạnh phúc bên nhau”.
Cô Nicola chia sẻ: “Có vẻ như cặp đôi này đang yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau. Vì vậy, họ đã gửi tin nhắn này để nói với thế giới về tình yêu của mình”.
Theo TTVN
Bí quyết học tiếng Nhật của thủ khoa khối D6 ĐH Ngoại thương
"Học tiếng Nhật có 2 điều khó nhất đó là học chữ Hán và Ngữ pháp. Chữ Hán thì phải luyện tập thường xuyên. Còn Ngữ pháp thì cần chia các vân đê ra để học. Và điều quan trọng nhất là phải cố gắng tập trung cao độ để ghi nhớ, áp dụng vào thực tế".
Đó là chia sẻ của bạn Hoàng An - tân thủ khoa khối D6 của Trường ĐH Ngoại thương khu vực phía Bắc về bí quyết học tiếng Nhật. Kỳ thi vào khoa Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương vừa qua An đạt 25,5 điểm, cụ thể các môn Văn: 7,5 đ Toán: 8,75 điểm và Tiếng Nhật 9 điểm. Cậu bạn cựu học sinh trường chuyên ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết 6 năm trước, do một lần tình cờ được xếp vào lớp học tiếng Nhật rồi An như bén duyên với môn ngoại ngữ này và trở nên đam mê thực sự.
Nhưng cũng chính cái sự tình cờ ấy đã khiến cho cậu bạn khám phá ra được nhiều điều thú vị ở bộ môn ngoại ngữ này. Không giống với tiếng Anh, tiếng Nhật có nét đặc thù riêng đó là phải học chữ Hán và cách ghép chữ phức tạp đôi khi cũng khiến cho An nản nhưng rồi mọi việc cũng qua bởi: "Em cứ rời không học một chút là lại thấy nhơ nhớ nó ngay nên lại phải học tiếp" - An cười chia sẻ.
Hoàng An (bên phải) - tân thủ khoa khối D6 Trường ĐH Ngoại thương khu vực phía Bắc.
Đã có 6 năm học thứ tiếng này nên An có nhiều lợi thế khi chọn thi khối D6 vào Trường ĐH Ngoại thương, ấy vậy mà khi biết kết quả đỗ thủ khoa, em khiêm tốn nói "Lúc đi thi em chỉ tự tin 60% là đỗ thôi ạ, 40% còn lại do may rủi còn việc đỗ thủ khoa thì em chưa bao giờ nghĩ đến bởi còn nhiều bạn học giỏi lắm".
Trong quá trình học tập của mình, An chia sẻ một kỉ niệm khiến em nhớ nhất đó là năm lớp 10 trường có tổ chức mỗi khối lớp phải dựng môt lêu trại liên quan tới khôi tiêng mình học và tạo được không khí của đât nước mình hướng tới. Lân đó An đã phải chuân bị rât công phu từ viêc lên ý tưởng cho tới thực hiên sao cho toát lên được văn hóa của đất nước Nhật Bản. Em cùng các bạn vẽ hình ảnh của ninja, chùa vàng Nhât Bản và cả núi Phú Sĩ lên những tấm xốp sau đó treo trang trí trong trại. Tất cả những điều đó khiến An nhớ và có ấn tượng mạnh về đất nước Nhật Bản nơi có những con người nghị lực và biết vươn lên.
Chia sẻ về bí quyết học tiếng Nhất, chàng tân thủ khoa cho biết: "Học tiếng Nhật có 2 điều khó nhất đó học chữ Hán và Ngữ pháp. Chữ Hán thì có rất nhiều nên phải luyện tập thường xuyên mới có kết quả. Còn Ngữ pháp trong tiếng Nhật thì nhiều cấu trúc tương đối giống nhau về nghĩa nhưng lại có cách dùng khác nhau nên rất hay nhầm lẫn. Để đạt hiệu quả cao nhất, ngày nào em cũng sử dụng phương pháp học từ mới bằng flashcard (mỗi ngày An viết và học thuộc từ 10 đến 15 từ mới) sau đó vận dụng vào câu, vấn đề nào không hiểu thì lên lớp trao đổi với thầy cô và các bạn ngay. Đồng thời em còn chia các vân đê ra để học như hôm thì luyên từ, hôm luyên chữ Hán, ngữ pháp và đọc hiêu. Và điều quan trọng nhất đó là phải luôn cố gắng tập trung cao độ để nhớ một cách chính xác tỉ mỉ thì mới áp dụng được vào thực tế".
Nói về ước mơ và dự dịnh trong tương lai, Hoàng An tâm sự sau này em muốn trở thành một doanh nhân thành đạt. An cũng cho biết sẽ cố gắng học tập thật tốt và tìm kiếm cơ hội đi du học ở Nhật để tìm hiểu thêm đất nước mà mình yêu quý.
Phạm Oanh
Theo dân trí
[Chế biến] - Món gỏi cua hoa thiên lý thật ngon Nguyên liệu Cua: 1 con Nụ hoa thiên lý: 100g 20g cà rốt, 10g thơm, 1 trái ớt sừng, 10g tỏi băm, 1 quả chanh, 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa cà phê đường Cách làm Cua rửa sạch, cho vào nồi hấp chín, tách mai, gỡ lấy thịt Nụ hoa thiên lý nhặt rửa sạch. Cho lên bếp luộc sơ qua,...