Thu thuế vẫn chủ yếu từ tài nguyên
Dù vượt chỉ tiêu được giao hơn 4% trong 2012, nhưng nhìn lại cơ cấu nguồn thu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vẫn cảm thấy buồn và nhiều lo âu.
Thu thuế vượt chỉ tiêu nhưng chủ yếu nhờ vào khai thác tài nguyên – Ảnh: Ngọc Thắng
Theo báo cáo của ngành thuế tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành thuế ngày 17.1, năm nay ngành thuế được giao chỉ tiêu 740.500 tỉ đồng, đạt 742.600 tỉ đồng, vượt hơn 4%. Ghi nhận nỗ lực của toàn ngành, nhưng ông Tuấn cũng thẳng thắn cho rằng, nhìn vào từng khoản thu vẫn còn rất nhiều điều đáng phải lo nghĩ. Thứ nhất, nguồn tăng thu chủ yếu từ tài nguyên, đó là dầu khí tăng 53.100 tỉ đồng, thu từ sử dụng đất tăng 8.000 tỉ đồng, trong khi đó thu sản xuất kinh doanh bị âm 34.000 tỉ đồng, thuế của hải quan âm 26.000 tỉ đồng. “Thu tài nguyên khoáng sản, đất đai là thu vào đời sau, vào tương lai chứ không phải tích lũy từ bản thân nền kinh tế. Nó thể hiện khó khăn, thách thức, và có nhiều yếu tố thiếu bền vững”, ông Tuấn nói.
Tổng cục Thuế cho biết năm 2012 đã thanh tra, kiểm tra 55.849 doanh nghiệp (DN), xử lý truy thu và phạt 12.541 tỉ đồng, giảm lỗ 12.650 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 6.500 tỉ đồng. Các cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 2.027 DN có dấu hiệu chuyển giá, DN có hoạt động giao dịch liên kết. Cơ quan thuế đã kiến nghị xử lý truy thu và phạt 683,5 tỉ đồng, giảm lỗ 3.703,6 tỉ đồng, giảm khấu trừ 201,8 tỉ đồng. Riêng tại Tập đoàn cao su và Tập đoàn than – khoáng sản, ngành thuế yêu cầu DN tự điều chỉnh kê khai nộp NSNN số tiền 725 tỉ đồng. Kiểm tra tại 97 tập đoàn, tổng công ty, ngành thuế cũng đã kiến nghị xử lý truy thu và đôn đốc nợ đọng vào ngân sách nhà nước số tiền 2.207 tỉ đồng (trong đó số tiền thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra là 861,7 tỉ đồng, đôn đốc thu số thuế nợ đọng là 1.345,7 tỉ đồng. Dự kiến trong năm 2013, sẽ thực hiện thanh tra 8.747 DN, kiểm tra 63.239 DN, tập trung vào DN có dấu hiệu chuyển giá và được ưu đãi miễn, giảm thuế, hoàn thuế.
Video đang HOT
Theo TNO
'Năm 2013 cần giải quyết triệt để nạn chèo kéo du khách'
Dịch vụ, môi trường du lịch, giải quyết tình trạng chèo kéo, lừa đảo khách và xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn... là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong năm 2013.
Hội nghị trực tuyến diễn ra tại các điểm cầu Hà Nội, Phú Thọ, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Gia Lai. Ảnh: Cinet.
Tại hội nghị triển khai công tác năm 2013 ngày 10/1, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, trong bối cảnh chịu tác động của suy thoái kinh tế năm 2012, du lịch Việt Nam thu hút hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ hơn 32,5 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt khoảng 160 tỷ đồng. Cùng với việc vịnh Hạ Long đón nhận danh hiệu kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và triển khai tốt các hoạt động năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012, Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch hấp dẫn và giàu bản sắc văn hóa.
Bên cạnh kết quả đạt được, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cũng chỉ ra những hạn chế. Đó là Việt Nam chưa có những sản phẩn du lịch đặc thù, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, nhiều chương trình còn đơn điệu, trùng lặp chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Chất lượng dịch vụ thấp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với một số nước trong khu vực.
Đại biểu tham gia báo cáo tại hội nghị. Ảnh: B.M.
"Sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang đậm bản sắc dân tộc còn thiếu, chưa xây dựng được thương hiệu du lịch quốc gia có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tình trạng lừa đảo, nâng giá, ép giá dịch vụ, cướp giật của khách du lịch tại một số địa bàn trọng điểm chưa được khắc phục, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam", Thứ Trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh.
Để tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch, một số đại biểu cho rằng mỗi địa phương cần có một sản phẩm riêng, đặc trưng cho vùng đó. Được xem là thị trường du lịch lớn ở phía Nam, TP HCM triển khai triển lãm ảnh chợ Sài Gòn - hoa Đà Lạt và biển Mũi Né. Theo Phó giám đốc Sở Văn hóa TP HCM, ông Lã Quốc Khánh, ngoài liên kết TP HCM - Lâm Đồng - Bình Thuận, TP HCM còn mở rộng hợp tác với nhiều địa phương trong cả nước. Biến sự kiện văn hóa Sài Gòn - 100 điều thú vị thành sản phẩm du lịch cũng là cách tạo sự khác biệt của TP HCM.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo các mục tiêu cần chú trọng trong năm 2013. Ảnh: B.M.
Sau khi lắng nghe các báo cáo và thảo luận của đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo đẩy mạnh du lịch vùng có sản phẩm du lịch đặc trưng, các địa phương cần liên kết chặt chẽ hơn nữa để có nhiều tour chung...
"Trong năm tới, tình trạng chèo kéo, chèn ép và lừa đảo khách du lịch phải được giải quyết triệt để. Đồng thời các điểm đến du lịch cần nâng cấp các nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách. Ngoài ra, ngành du lịch cũng cần phối hợp với các ngành khác như giao thông vận tải, công an hay công thương tốt hơn nữa để hỗ trợ khách về xuất, nhập cảnh, đi lại và lưu trú", Phó thủ tướng nói.
Trong năm 2013, mục tiêu của du lịch Việt Nam là đón 7,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng 5% so với năm 2012), phục vụ 35 triệu lượt khách nội địa (tăng 7% so với năm 2012), thu nhập du lịch đạt 170 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với năm 2012)
Theo VNE
Tập đoàn Dầu khí vượt chỉ tiêu, tăng trưởng cao Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), năm 2012, PVN đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với năm 2011. Nhà máy Đạm Cà Mau, một trong 3 công trình thuộc Cụm công trình trọng điểm Quốc gia Khí - Điện - Đạm Cà Mau do PVN làm chủ đầu...