Thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản tăng hơn 96%
Tại báo cáo Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các vấn đề về thuế liên quan đến kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, tăng cường quản lý, chống thất thu thuế, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, quyền lợi chính đáng của người dân và sự phát triển của thị trường bất động sản.
Các tòa chung cư cao tầng dọc theo Xa lộ Hà Nội, thành phố Thủ Đức. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Theo Bộ trưởng, số thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản lũy kế 8 tháng 2022 đạt hơn 26,86 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 96,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Trên toàn quốc năm 2022, tính đến ngày 6/9, lượng hồ sơ khai giá chuyển nhượng cao hơn giá Ủy ban nhân dân chiếm 72%, trung bình 1 bộ hồ sơ khai giá cao hơn gần 3 lần so với giá Ủy ban nhân dân.
Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình thực hiện vẫn còn các tồn tại hạn chế một số hạn chế như ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân chưa cao, nhận thức chưa đầy đủ về chính sách pháp luật thuế và pháp luật có liên quan, chưa nhận thức được hậu quả khi khai thuế với giá không đúng với giá thực tế chuyển nhượng.
Theo quy định pháp luật về thuế, người nộp thuế kê khai, nộp thuế không đúng với giá thực tế chuyển nhượng thì cơ quan thuế có quyền ấn định thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế không có chức năng điều tra nên việc thu thập thông tin làm căn cứ ấn định thuế gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Bộ Tài chính cho biết, thực tế hiện nay, việc ấn định thuế được thực hiện có hiệu quả chỉ trong trường hợp cơ quan có liên quan (Công an điều tra, Thanh tra kiểm tra…) thu thập đủ chứng cứ chứng minh giao dịch mua bán thực tế, phát hiện kết luận hành vi gian lận, trốn thuế thì căn cứ để cơ quan thuế ấn định thuế mới hoàn toàn vững chắc.
Tổng cục Thuế cũng nhận được báo cáo của một số cơ quan thuế địa phương báo cáo việc đã chuyển hồ sơ qua cơ quan cảnh sát điều tra nhưng cơ quan điều tra chuyển lại cơ quan thuế để xử lý hành chính vì không đủ căn cứ xác định hành vi trốn thuế.
Bên cạnh đó, liên quan đến đất đai có nhiều cơ quan quản lý như Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Xây dựng.., văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành hiện nay cũng chưa đồng bộ, mặt khác dữ liệu về đất đai của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa được xây dựng đồng bộ, liên thông để trao đổi phục vụ quản lý thông tin liên quan đến đất.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí triển khai tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến chính sách thuế.
Ngoài ra, tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan nhằm hoàn thiện, đồng bộ các quy định của pháp luật, xây dựng Bộ tiêu chí rủi ro đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Cán bộ thuế lúng túng việc 'xác định giá đúng' thuế chuyển nhượng bất động sản
Chiều 4/6, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Thời gian gần đây, việc thu thuế chuyển nhượng bất động sản (BĐS) nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như: Lúng túng với việc "xác định giá đúng", thất thu thuế chuyển nhượng BĐS...
Bộ Tài chính chỉ đạo quán triệt các phòng, đội tham gia công tác xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ. Ảnh: Văn Sơn/Báo Tin tức.
Một trong những giải pháp đáng chú ý được Bộ Tài chính đưa ra là cần bổ sung quy định giao dịch chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ công tác quản lý giao dịch tài sản, bất động sản của các chủ thể trong xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng.
Trong thời gian tới Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) sẽ chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích trong việc thực hiện nộp thuế chuyển nhượng BĐS; những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng; đồng thời tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Về lâu dài, Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền trong thời gian tới tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ; cấp thẩm quyền cần bổ sung quy định giao dịch chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ công tác quản lý giao dịch tài sản, BĐS của các chủ thể trong xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng
Đề cập về việc kinh doanh, chuyển nhượng BĐS luôn tồn tại 2 giá nhằm trốn thuế, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước (NSNN), chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho biết: Cơ quan Nhà nước hiện chưa đưa ra được khung giá chuẩn nào để định giá hoặc làm căn cứ để xác định giá của BĐS đó là cao hay thấp. Do đó, việc khai 2 giá này đã tồn tại như một thực tế, giá của Nhà nước.
"Đặc biệt, hiện nay chúng ta chưa định ra được một khung chế tài đủ răn đe cho việc khai giá không trung thực. Chưa có cơ chế kiểm tra, đấu tranh để người mua, người bán BĐS thấy được việc khai 2 giá là sai và việc gian lận này cần phải được lên án, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó, trách nhiệm, năng lực về mặt pháp lý của cơ quan chức năng còn mờ nhạt", TS Nguyễn Minh Phong cho biết. Nếu như đứng trước hiện tượng mua, bán BĐS với giá thấp như vậy, các cơ quan thẩm định giá, điều tra giá, kiểm tra giá độc lập của Nhà nước sẽ vào cuộc để tìm ra nguyên nhân và đấu tranh với các hành vi gian lận này.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, việc đưa các cơ quan thẩm định giá, kiểm tra giá độc lập vào cuộc là rất quan trọng và phải được sử dụng như là bên có liên quan trong hoạt động mua, bán. Trừ trường hợp mua bán nội bộ gia đình thì không cần, còn đã là mua bán trên thị trường thì bắt buộc phải có một cơ quan thẩm định giá độc lập để đảm bảo tính khách quan cho BĐS đó.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các quy định bổ sung như nghiêm cấm các trường hợp khai giá chênh lệch. Việc chênh lệch giá quá cao phải có chế tài mạnh xử lý (cả về mặt hành chính và mặt tài chính), để cho các bên cảm thấy đủ sức răn đe khiến giảm bớt việc kê khai giá sai, tiến tới chấm dứt hẳn hiện tượng này.
Trước đó, một số chi cục thuế tại Hà Nội đề nghị cơ sở dữ liệu giá giao dịch chuyển nhượng BĐS cần cập nhật liên tục mới đảm bảo bám sát theo giá thị trường do giá nhà đất biến động liên tục. "Hà Nội vẫn tồn tại tình trạng người nộp thuế kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng chuyển nhượng hay trên các tờ khai xác định nghĩa vụ thuế không phù hợp với thực tế giao dịch nhằm trốn thuế", đại diện Cục thuế Hà Nội cho biết. Do đó cơ quan này đã yêu cầu người dân và doanh nghiệp phải kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ giá thực tế chuyển nhượng trên hợp đồng chuyển nhượng cũng như trên hồ sơ khai thuế, phí... khi phát sinh các giao dịch chuyển nhượng.
Trường hợp kê khai không đúng thực tế giá giao dịch, bên mua và bên bán cần lập lại hồ sơ công chứng mới với đúng giá trị giao dịch. Nếu không điều chỉnh được giá, người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế trên địa bàn nơi có bất động sản chuyển nhượng để kê khai điều chỉnh bổ sung nghĩa vụ thuế, phí có liên quan. Đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các cơ quan điều tra để xử lý hình sự.
Ngoài ra, để tránh thất thu thuế, Cục Thuế thành phố Hà Nội đang phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, báo cáo UBND TP xây dựng bảng giá đất sát với giá đất phổ biến trên thị trường.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Có trường hợp mua bán đất ban đầu kê khai 500 triệu đồng, sau đó kê khai lại lên tới 10 tỷ đồng Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, có trường hợp ban đầu chỉ kê khai 500 triệu đồng, sau đó được giải thích thì kê khai lại 10 tỷ đồng, có nghĩa gấp đến 20 lần. Thậm chí có trường hợp gấp đến 40 lần. Đây là một vấn đề cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật....