Thủ thuật làm tăng nhạy cảm ‘điểm G’: Trả lại sự thăng hoa cho phái đẹp
Một trong những món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm trong quan hệ chăn gối.
Một trong những món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm trong quan hệ chăn gối. Thế nhưng không ít phụ nữ không có được điều này vì nhiều lý do. Một trong những lý do đó nằm tại “điểm G”. Thủ thuật giúp tăng nhạy cảm “điểm G” là một liệu pháp mới được trông đợi là có thể giúp trả lại niềm hạnh phúc này cho phái đẹp.
Món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm (Orgasme) trong quan hệ tình dục. Tuy vậy, thiên nhiên đã thực sự không công bằng với phái đẹp khi thiên về ban phát quà tặng này cho phái mạnh. Không ít chị em rất hiếm hoi có lần lên tới đỉnh, thậm chí chưa bao giờ! Đây phải chăng là lẽ tự nhiên mà phái đẹp buộc phải cam chịu? Câu trả lời của y học là “không”! Những tiến bộ của khoa học tình dục (Sexology) thế giới trong những năm gần đây đã góp phần trả lại sự thăng hoa cho phái đẹp.
“Điểm G” hay còn gọi là ” tuyến tiền liệt của phụ nữ” là gì?
Khoái cảm tình dục phụ nữ được chia làm 2 loại: Thứ nhất, là khoái cảm âm vật (Plaisire clitoridien) mà mọi người dễ biết đến, dễ tiếp cận. Thứ hai, là khoái cảm âm đạo (Plasire vaginal) mà không phải ai cũng biết đến nhưng nếu có lại rất mạnh mẽ, dạt dào.
Khoái cảm âm đạo đạt được khi có kích thích tình dục vào điểm G – còn gọi là “Tuyến tiền liệt của phụ nữ” (Prostate féminine), đã được Giáo sư De Graaf mô tả lần đầu tiên ở đầu thế kỷ thứ 17: “Đây là tổ chức tuyến quanh niệu đạo tiết ra chất dịch nhầy có mùi hắc, mặn tạo nên sự quyến rũ đặc biệt của phụ nữ”. Vào đầu thế kỷ 19, Sken – Giáo sư phụ khoa người Mỹ đã viết về các tuyến đặc biệt này, được đặt tên là tuyến Sken. Và cuối cùng, năm 1950 “điểm G”, hay còn gọi là “Điểm Grafenberg” được mang tên Giáo sư tình dục học Ernest Grafenberg, người đầu tiên công bố nghiên cứu khoa học về khoái cảm tình dục phụ nữ đăng trên tạp chí Tình dục học thế giới. Năm 1999, GS. Milan Zaviavic công bố kết quả nghiên cứu trên 200 tiêu bản âm đạo phụ nữ và xác định hơn 80% phụ nữ có tổ chức tuyến của điểm G trong âm đạo.
Xác định “điểm G” như thế nào?
Ở phụ nữ có khoái cảm âm đạo luôn có thể xác định được “điểm G” bằng ngón tay, đó là môt vùng nhay cảm tình dục, có nhiều thần kinh cảm giác và tổ chức gây cương, nổi gờ lên, dọc theo niệu đạo, ở thành trước âm đạo, cách lỗ ngoài âm đạo khoảng 3-5cm, khi kích thích vào vùng này sẽ tạo nên khoái cảm, thậm chí lên đỉnh. “Điểm G” còn được coi là tuyến tiền liệt của phụ nữ vì có đóng góp trong hoạt động tình dục và được xác định bằng PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt ở đàn ông) hoặc qua siêu âm. Vùng này tương ứng với tuyến Skene có khả năng tăng tiết ra dịch âm đạo khi đạt được khoái cảm, còn gọi là sự xuất tinh ở phụ nữ (Ejacuation féminine).
Kích thước cũng như độ nhạy cảm của “điểm G” ơ mỗi phụ nữ không giống nhau, do vậy đáp ứng hoạt động của cơ quan sinh dục và sự tiết dịch âm đạo khi có kích thích tình dục của mỗi người cũng khác nhau.
Vì sao “điểm G” bị mất nhạy cảm?
Ở đa số chị em, cùng với thời gian, đặc biệt là sau sinh đẻ, do suy giảm nội tiết tố đã kéo theo những thay đổi hình thể theo xu hướng khô và teo nhỏ đi của bộ phận sinh dục, đặc biệt là sự teo nhỏ đi của “điểm G” dẫn đến những rối loạn tình dục như ham muốn tình dục giảm đi hoặc mất hẳn, khoái cảm tình dục không còn, khả năng tiết ra dịch âm đạo giảm nặng và đặc biệt là không thể hoặc rất hiếm khi có thể lên đỉnh để đạt được khoái cảm. Ngay cả với một số phụ nữ rất trẻ, do cấu tạo bẩm sinh của “điểm G” quá nhỏ hoặc mỏng, việc kích thích “điểm G” trở nên khó khăn dẫn đến hậu quả không bao giờ đạt được khoái cực (Anorgasme).
Video đang HOT
Thủ thuật làm tăng nhạy cảm “điểm G” được thực hiện thế nào?
Với gây tê tại chỗ, bác sĩ bơm 2-3ml chất keo đặc biệt (Acide hyaluronique) vào dưới niêm mạc “điểm G” nhằm tạo lại kích thước và độ dày cần thiết của “điểm G” giúp việc dễ dàng tiếp xúc, tăng độ nhạy cảm với kích thích tình dục nhờ đó tăng khoái cảm, tăng tiết dịch âm đạo, dễ xuất tinh và dễ dàng thăng hoa để đạt được cực khoái âm đạo.
Acide hyaluronique là loại chất đã được sử dụng rất phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ, và gần đây, chất này còn được sử dụng bơm vào thành niệu đạo để điều trị són tiểu gắng sức ở phụ nữ. Đây là chất tự nhiên, có khả năng giữ nước trong tổ chức. Do đây là chất có khả năng tự tiêu nên hiệu quả tăng nhạy cảm “điểm G” chỉ kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm, thế nhưng bù lại đây là môt thủ thuật nhẹ nhàng, không đau, thời gian làm thủ thuật khoảng 20 phút, không phải nằm viện, ít biến chứng.
Theo Phununews
Bị nghiện 'chuyện ấy' liệu có nguy hại?
Bạn thường có ham muốn "mạnh" khác thường, khát khao được thỏa mãn bằng nhiều cách khác nhau, có khi không kiềm chế được bản thân dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc...
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiểu một cách nôm na, nghiện "chuyện ấy" là hành vi chỉ bạn luôn bị ám ảnh bởi "chuyện ấy".
Tại sao lại bị... "nghiện chuyện ấy"?
Những nguyên nhân khiến bạn dễ bị nghiện "chuyện ấy":
- Bước vào tuổi dậy thì, khi cơ thể phát triển và các bạn bắt đầu có những "tò mò" giới tính, tập tành vào các trang web xấu, xem phim ảnh nhạy cảm, các bạn bị ảnh hưởng và bắt chước theo. Lâu ngày trở thành thói quen, đến mức các bạn không thể làm chủ được bản thân, cứ bị "chuyện ấy" ám ảnh và... phải làm theo!
- Những bạn "nghiện chuyện ấy" thường có căn nguyên từ nhỏ và giai đoạn dậy thì, khi các bạn lớn lên trong môi trường gia đình bất hòa hoặc thiếu quan tâm chăm sóc. Một cách tình cờ, "thẩm du" trở thành "chiêu" để các bạn tự thỏa mãn và vượt qua những khó chịu. Và rồi "thẩm du" cũng không "đủ liều", các bạn ngày càng cần "chuyện ấy" thực sự và thường xuyên hơn.
- Một dạng khác có thể là các bạn từng bị lạm dụng tình dục hoặc có trải nghiệm tình dục lần đầu không do tình cảm lứa đôi. Trong hoàn cảnh ấy, ngoài sự tò mò tự nhiên, các bạn còn có mặc cảm sợ hãi và tội lỗi. Tuy nhiên lại không thể vượt qua được. Những nghiên cứu gần đây cho thấy gần 60% những người nghiện tình dục bị lạm dụng tình dục lúc nhỏ.
- Cuộc sống quá đầy đủ về vật chất nhưng bản thân lại thiếu nghị lực, không có lý tưởng đã đẩy nhiều bạn trẻ vào con đường ăn chơi vô bổ. Nhiều bạn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, không có mục đích sống nên loay hoay tìm đến sex như một giải pháp để quên, để tìm cảm giác mạnh..., đến khi muốn thoát ra thì... lực bất tòng tâm!
Tớ hay "một mình" đấy, nhưng làm sao tớ biết mình có đang bị nghiện "chuyện ấy" không?
"Một mình" thái quá cũng là biểu hiện của chứng "nghiện chuyện ấy", tuy nhiên, để có thể tự đánh giá một cách chính xác hơn, bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện dưới đây:
- Bạn nghi đên "chuyện ấy" thương xuyên. Trong đâu luc nao cung liên tưởng đến "chuyện ấy", nhất là khi găp môt ngươi khac giơi. Bạn luôn thây khao khat, kho chiu va mong muốn được thỏa mãn.
- Bạn la "tin đô" cua nhưng website "đen". Gần như bạn không thê không xem phim nong, anh mat me trong môt ngay, thậm chí "nghiên cưu" kỹ tưng hanh đông cua ho trong phim, anh va tương tương minh cung se như thê.
- Bạn hay che giấu người thân về những bí mật yêu đương hay tình dục của mình. Tuy "thẩm du" không hoan toan xâu, nhưng bạn đã quá lệ thuộc vào nó, co ngay bạn còn thực hiện nhiều lần.
- Bạn hay tranh nhưng chô đông ngươi, không thich tham gia cac hoat đông vui chơi giai tri, thê thao, chi muôn ở môt minh đê "tơ tưởng" đến "chuyện ấy".
- Bạn luôn muốn gần gủi người yêu, thậm chí có lúc còn cố ép họ làm "chuyện ấy" với mình cho bằng được.
- Bạn có nhiêu ban tinh va không bao giơ co y đinh dưng lai sô ngươi trong danh sach đo. Luc nao bạn cung co thê làm "chuyện ấy" vơi môt trong sô ho.
- Bạn thường xuyên co nhiêu y nghi tôi lôi, kể cả nếu không được thỏa mãn, bạn có thể thực hiện những hành vi sai trái vì không thể kiềm chế bản thân. Đây là mức độ rất nguy hiểm.
Nghiện "chuyện ấy" nếu có, chỉ là việc riêng của tớ, can dự gì đến ai chứ!
Đúng là "nghiện chuyện ấy" chỉ là việc thầm kín của mỗi người, tuy nhiên hành vi cá nhân ấy có thể gây khó chịu, phản cảm, thậm chí hậu quả nghiêm trọng cho người khác nếu chẳng may các bạn không làm chủ được mình. Bởi khi bị "nghiện", các bạn thường dễ có những hành vi không được pháp luật cho phép, như... phô bày "vùng kín" nơi công cộng, thích nhìn trộm người khác, nói chuyện nhạy cảm trên điện thoại hay gạ gẫm "chuyện ấy" với họ.
Tệ hơn, vì thiếu kiềm chế các bạn có thể cưỡng ép người khác làm "chuyện ấy" với mình, bất chấp những hậu quả xấu tiềm ẩn. Ngoài việc gây tổn thương cho các mối quan hệ và ảnh hưởng xấu đến công việc, đời sống của họ, bạn còn tự làm mình tổn thương.
Bạn cũng có thể có nhiều cuộc phiêu lưu tình ái nguy hiểm, nhiều bạn tình "một đêm", có hành vi tình dục không an toàn hay cố tình "truyền bá" phim ảnh nhạy cảm cho người khác cùng xem... Tất cả những việc đó chứng tỏ "nghiện chuyện ấy" không thể chỉ là chuyện thầm kín cá nhân, mà thực sự có thể gây hại cho chính bản thân người nghiện lẫn những người xung quanh.
Nếu lỡ bị nghiện "chuyện ấy" thật thì... hậu quả sẽ thế nào?
Về mặt sức khỏe, nếu không may bị "nghiện chuyện ấy" nặng, bạn có thể gặp phải nhiều hậu quả khác nhau. Nỗi ám ảnh tình dục khiến các bạn sa vào những hệ luỵ thái quá như "thẩm du" nhiều, nghiện xem phim cấm, bị ám ảnh tình dục và cơ thể luôn đòi hỏi được thỏa mãn... dẫn đến tình trạng suy kiệt, tinh thần thiếu lành mạnh, trong sáng.
Bạn cũng có thể có nguy cơ quan hệ tình dục bừa bãi, loạn d*m đồng giới, bạo hành tình dục, có thể có hành vi tình dục không an toàn dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dẫn đến vô sinh hay nhiễm HIV, viêm gan B, C...
Còn về mặt xã hội, bạn cũng có thể bị mất uy tín, chán ghét bản thân, tâm trạng đầy mâu thuẫn và bế tắc, đánh mất sự tôn trọng của mọi người, mất danh dự và tiền của, có nguy cơ bị khiển trách và mất việc làm, dính dáng đến pháp luật... nếu không may có những hành vi không đứng đắn. Mặc dù xã hội có sự mở cửa, thông thoáng hơn trong quan điểm thì những quan hệ kiểu buông trôi như thế cũng rất khó chấp nhận.
Vậy "nghiện chuyện ấy" có chữa được không?
Có thực tế là, hầu hết những bạn "nghiện chuyện ấy" đều không chịu thừa nhận mình đang "bị" như vậy, trong khi việc điều trị chứng "nghiện" khá nhạy cảm này lại phụ thuộc vào việc người nghiện có thừa nhận hay không. Trong nhiều trường hợp, những bạn được đưa đi khám và điều trị không phải là do bạn ấy tự nhận thấy mình "có vấn đề" mà thường do gia đình, người thân hay kể cả... người yêu đưa đi. Đó là khi người trong cuộc để xảy ra sự cố như có những hành vi không đứng đắn, bị mất việc, bị bắt hay gặp khủng hoảng về sức khỏe, tinh thần chỉ vì... "nghiện".
Điều quan trọng là người bệnh cần ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, phải kiên trì, tự giác điều trị và yêu cầu được giúp đỡ về chuyên môn. Khi đã tự nhận ra vấn đề và xin được hỗ trợ thì có thể nói người ấy đã thành công 50%. Cần mạnh dạn thừa nhận vấn đề của mình khi mức độ "nghiện chuyện ấy" chỉ mới bắt đầu, bởi lúc đó khả năng tự kiểm soát còn tốt thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy có thể gặp phải một số khó khăn, song việc "cai nghiện" hoàn toàn có thể chữa khỏi. Cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tình dục học tại các bệnh viện và "khổ chủ" phải cùng tích cực hợp tác.
Theo T / h/Phununews
Khoái cảm hơn với tư thế 'cưỡi ngựa' Tư thế "cưỡi ngựa" - nàng ngồi trên và điều khiển cuộc "yêu" sẽ mang đến nhiều khoái cảm tuyệt vời nếu bạn biết tận dụng tư thế này. Tư thế "cưỡi ngựa" (girl on top hay cowgirl) là một trong những tư thế quan hệ phổ biến được nhiều cặp đôi ưa chuộng, chỉ sau tư thế truyền giáo (missionary). Dưới đây...